Phân tích chung tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại bưu điện THÀNH PHỐ cần THƠ TRẦN THỊ KIM HUỆ (Trang 52 - 63)

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2012

4.1.1. Phân tích chung tình hình doanh thu

Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH THU BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2009 – 2011

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu doanh thu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010 so với 2009

Chênh lệch 2011 so với 2010

Số tiền Tỷ lệ (%)

Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu

phát sinh

121.172.865 .441

139.707.969 .635

106.038.959 .880

18.535.104.

194

15,30 -

33.669.009.

755

-24,10

Doanh thu phân chia

392.796.500 787.022.792 1.108.820.7 58

394.226.292 100,36 321.797.966 40,89

52

KDDV BCVT Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT

121.565.661 .941

140.494.992 .427

107.147.780 .638

18.929.330.

504

15,57 -

33.347.211.

789

-23,74

Doanh thu thuần KDDV BCVT

121.565.661 .941

140.494.992 .445

107.147.780 .638

18.929.330.

504

15,57 -

33.347.211.

807

-23,74

Doanh thu hoạt động tài chính

392.207.825 606.010.033 272.253.906 213.802.208 54,51 -

333.756.127

-55,07

Thu nhập khác

141.738.911 551.919.448 668.258.050 410.180.537 289,39 116.338.602 21,08

Tổng doanh thu

122.099.608 .677

141.652.921 .926

108.088.292 .594

19.553.313.

249

16,01 -

33.564.629.

332

-23,69

Doanh thu được điều tiết

28.418.256.

195

23.681.616.

580

14.416.216.

958

- 4.736.639.6 15

-16,67 -

9.265.399.6 22

-39,12

Doanh thu được hưởng

150.517.864 .872

165.334.538 .506

122.504.509 .552

14.816.673.

634

9,84 -

42.830.028.

954

-25,91

53

(Nguồn : Phòng kế toán thống kê – tài chính Bưu điện thành phố Cần Thơ)

Năm 2010, tổng doanh thu của Bưu điện thành phố Cần Thơ là 141.652.921.926 đồng, tăng 19.553.313.249 đồng (tỷ lệ tăng 16,01%) so với năm 2009. Sang năm 2011, tổng doanh thu của đơn vị giảm xuống còn 108.088.292.594 đồng, với tỷ lệ giảm 23,69% so với năm 2010. Cụ thể là sự tăng giảm của các khoản mục:

- Doanh thu phát sinh là khoản thu được từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông tại đơn vị. Dịch vụ Bưu chính Viễn bao gồm: dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, phát hành báo chí, Datapost, chuyển phát nhanh, tài chính bưu chính, đại lý viễn thông. Năm 2009, doanh thu phát sinh của đơn vị là 121.172.865.441 đồng, đã tăng lên 139.707.969.635 đồng trong năm 2010 (tăng thêm 18.535.104.194 đồng, chiếm tỷ lệ 15,30% so với năm 2009). Năm 2011, doanh thu phát sinh bị sụt giảm 25,91% so với năm 2010, xuống còn 106.038.959.880 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của doanh thu dịch vụ đại lý Viễn thông. Từ khi chia tách Bưu chính ra khỏi Viễn thông, hoạt động kinh doanh của Bưu điện chủ yếu là Bưu chính công ích, Bưu chính kinh doanh, đại lý Viễn thông và hợp tác với các công ty vận chuyển, bảo hiểm, ngân hàng…nhưng khoản mục doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu phát sinh là Đại lý Viễn thông. Tuy đơn vị làm đại lý cho Mobiphone và Vinaphone là hai nhà mạng chiếm thị phần lớn nhất trong mạng lưới Viễn thông Việt Nam, doanh thu Đại lý Viễn thông của đơn vị vẫn tăng qua các năm;

nhưng do sự lớn mạnh và cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Viễn thông khác, các chính sách, quy định của Nhà nước về cấm khuyến mãi quá 50% đối với các mạng di động và đăng ký thông tin cá nhân khi hòa mạng thuê bao vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 làm sụt giảm thuê bao di động hòa mạng và doanh thu thẻ trả trước của đơn vị.

- Doanh thu Bưu chính Viễn thông phân chia là kết quả bù trừ giữa phần doanh thu Bưu chính Viễn thông phải trả và phần doanh thu Bưu chính Viễn thông được nhận về do thực hiện phân chia doanh thu thanh toán cước kết nối với các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty và phần doanh thu phân chia cho các đối tác theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Doanh thu phân chia giữa các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty được xác định theo tỷ lệ phần trăm do Tổng Công ty

54

quy định và được thực hiện theo phương pháp bù trừ. Doanh thu phân chia với các đối tác kinh doanh khác được xác định theo hợp đồng ký kết. Tại Bưu điện thành phố Cần Thơ, doanh thu phân chia là phần nhận (trả) tiết kiệm Bưu điện, nhận (trả) dịch vụ chuyển tiền, nhận (trả) dịch vụ bảo hiểm nhân thọ Prevoir, nhận (trả) các dịch vụ khác với Tổng công ty và khoản nhận (trả) với các đối tác kinh doanh. Trong 3 năm 2009 – 2011, đơn vị luôn nhận phần doanh thu phân chia, và phần nhận được tăng dần qua từng năm. Năm 2009, doanh thu phân chia tại đơn vị là 392.796.500 đồng, sang năm 2010 tăng thêm 394.226.292 đồng (tương đương với tỷ lệ tăng 100,36% so với năm 2009). Đến năm 2011, doanh thu phân chia của đơn vị là 1.108.820.758 đồng (tỷ lệ tăng 40,89% so với năm 2010).

- Doanh thu hoạt động tài chính của đơn vị là nguồn thu nhập từ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cho thuê tài chính, đầu tư mua bán chứng khoán…Doanh thu từ hoạt động tài chính của đơn vị có sự gia tăng đáng kể trong năm 2010 (tăng thêm 213.802.208 đồng, chiếm đến 54,51% so với năm 2009). Do trong năm 2010, đơn vị có thêm khoản thu nhập đáng kể từ đầu tư mua bán chứng khoán. Năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính là 272.253.906 đồng, giảm 333.756.127 đồng so với năm 2010 (tỉ lệ giảm là 55,07%). Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động cho thuê tài chính và cho vay của đơn vị là nguồn thu chính chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hoạt động tài chính, nhưng trong năm 2011, hoạt động cho thuê tài chính và cho vay của đơn vị gặp khó khăn, bên cạnh đó, việc đầu tư mua bán chứng khoán của đơn vị không gặp thuận lợi như năm trước khiến doanh thu tài chính giảm đáng kể.

- Bên cạnh sự tăng, giảm của doanh thu phát sinh kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông, doanh thu Bưu chính Viễn thông phân chia và doanh thu hoạt động tài chính; nguồn thu nhập khác của Bưu điện thành phố Cần Thơ từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản và các khoản thu bất thường khác trong năm 2010 tăng vượt trội (tăng 2,89 lần so với năm 2009, tương đương với mức tăng 410.180.537 đồng). Trong năm 2011 tiếp tục tăng từ 551.919.448 đồng ở năm 2010 lên 668.258.050 đồng trong năm 2011 (tỉ lệ tăng 21,08% so với năm 2010)

55

- Doanh thu điều tiết là phần doanh thu được điều tiết từ Tổng công ty để đơn vị bù lỗ từ hoạt động kinh doanh.

Do từ khi chia tách Bưu chính và Viễn thông, hoạt động của các đơn vị thuộc ngành Bưu chính gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để bảo đảm hoạt động cho Tổng công ty Bưu chính, Chính phủ đã ban hành Quyết định 65/2008/QÐ-TTg, quy định về cơ chế tài chính đặc thù bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Cụ thể, Nhà nước khoán mức trợ cấp hằng năm cho Tổng công ty Bưu chính duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Hình thức trợ cấp này kéo dài chậm nhất là đến hết năm 2013, sau đó Tổng công ty Bưu chính phải tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Phần doanh thu điều tiết của đơn vị giảm dần qua các năm đã thể hiện được sự cố gắng của đơn vị trong việc giảm lỗ, cân bằng thu chi. Doanh thu điều tiết năm 2009 là 28.418.256.195 đồng, trong năm 2010 giảm 16,67% so với năm 2009 và tiếp tục giảm với tỷ lệ cao hơn trong năm 2011 (giảm 39,12% so với năm 2010).

- Doanh thu được hưởng chỉ thể hiện được toàn bộ phần thu nhập đơn vị thu được từ tất cả các hoạt động của đơn vị và phần điều tiết từ Tổng công ty mà không thể hiện chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Nhìn chung, tình hình doanh thu của đơn vị vẫn còn biến động tăng giảm qua các năm. Do những yếu tố tác động từ chính sách, tình hình tài chính trong nước, sự cạnh tranh của các đối thủ, hai khoản mục doanh thu chính là doanh thu thuần kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông và doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2011 giảm mạnh. Do đó, vấn đề phát triển mạng lưới, sản phẩm, dịch vụ, giữ vững thị phần là vấn để đơn vị cần quan tâm trong thời gian tới.

Hình 4: TỔNG DOANH THU BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2009–2011

4.1.2. Phân tích doanh thu kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông

56

Bảng 5: DOANH THU KINH DOANH DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2009-2011

Đơn vị tính: ngàn đồng Dịch vụ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010

so với 2009

Chênh lệch 2011 so với 2010 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%)

Bưu phẩm 7.457.932 8.227.256 5.971.778 769.324 10,32 -2.255.478 -27,41

Bưu kiện 3.147.322 3.772.422 5.310.823 625.100 19,86 1.538.401 40,78

Bưu chính ủy thác

218.876 215.315 208.466 -3.561 -1,63 -6.849 -3,18

Chuyển phát nhanh

1.394.249 2.801.756 3.119.768 1.407.507 100,95 318.012 11,35

57

(Vexpress)

Đại lý bưu gửi

2.447.262 1.980.575 1.872.686 -466.687 -19,07 -107.889 -5,45

Phát hành báo chí

6.002.707 6.322.611 6.055.082 319.904 5,33 -267.529 -4,23

Tài chính bưu chính

2.509.517 2.824.350 2.477.020 314.833 12,55 -347.330 -12,30

Đại lý viễn thông

78.148.655 88.362.468 56.088.180 10.213.813 13,07 -32.274.288 -36,52

Datapost 10.179.512 12.481.489 13.528.872 2.301.977 22,61 1.047.383 8,39

Dịch vụ khác

10.059.630 13.506.750 12.550.024 3.447.120 34,27 -956.726 -7,08

(Nguồn : Phòng kế hoạch – kinh doanh Bưu điện Cần Thơ)

Qua bảng 5 cho ta thấy, các dịch vụ có doanh thu tăng liên tiếp qua 3 năm là dịch vụ Bưu kiện, dịch vụ chuyển phát nhanh (Vexpress) và dịch vụ Datapost

58

- Dịch vụ Bưu kiện trong nước và quốc tế là dịch vụ chuyển phát các kiện hàng nặng đựng vật phẩm, hàng hoá từ người gửi đến người nhận qua mạng lưới của Bưu điện. Trong đó, phân loại riêng loại Bưu kiện cồng kềnh có hình thức hay nội dung đặc biệt, không thể xếp chung với Bưu kiện khác hoặc đòi hỏi hình thức bảo vệ riêng. Tuy trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều công ty vận tải với giá rẻ và thời gian vận chuyển nhanh, nhưng dịch vụ Bưu kiện vẫn tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, doanh thu dịch vụ Bưu kiện tăng 19,86% so với năm 2009, sang năm 2011 tăng 40,78% so với năm 2010. Nguyên nhân là do mức độ an toàn khi gửi hàng ở Bưu điện cao hơn hẳn so với các hình thức gửi hàng khác, nhân viên Bưu điện phát hàng tận nhà cho người nhận. Ngoài ra, việc mua hàng trực tuyến, hàng hóa được vận chuyển đến tận tay người nhận cũng góp phần làm tăng doanh thu dịch vụ Bưu kiện

- Dịch vụ chuyển phát nhanh (Vexpress) là dịch vụ chuyển phát chất lượng cao thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa (gọi tắt là bưu gửi) theo thời gian khách hàng yêu cầu hoặc theo chỉ tiêu thời gian được Bưu điện công bố trước. Năm 2009, doanh thu của dịch vụ Vexpress là 1.394.249 ngàn đồng, tăng lên 2.801.756 ngàn đồng vào năm 2010 với tốc độ tăng 100,95% so với năm 2009. Sang năm 2011, doanh thu của dịch vụ này tăng nhẹ với tỉ lệ 11,35% so với năm 2010.

Nguyên nhân doanh thu dịch vụ Vexpress tăng cũng như phân tích ở dịch vụ Bưu kiện; hai dịch vụ Vexpress và Bưu kiện về bản chất tương tự nhau, chỉ khác nhau ở thời gian hàng hóa đến tay người nhận ở dịch vụ Vexpress nhanh hơn nên giá cước dịch vụ sẽ cao hơn. Khách hàng có thể lựa chọ một trong hai dịch vụ khi gửi hàng tùy theo nhu cầu của mình.

- Dịch vụ Datapost dịch vụ được thực hiện nhờ công nghệ lai ghép (kết hợp) Tin học - Viễn thong - Bưu chính đáp ứng nhu cầu chuẩn bị, hoàn tất bưu phẩm của người gửi bưu phẩm (khách hàng) một cách an toàn, nhanh chóng và bảo mật. Công việc chuẩn bị, hoàn tất bưu phẩm bao gồm: in, gấp lồng bản in vào phong bì. Khách hàng có thể uỷ thác cho Bưu điện thực hiện toàn bộ công đoạn (thiết kế, in ấn, lồng gấp và chuyển phát tới người nhận) hay từng phần (thiết kế/

in ấn/lồng gấp hoặc không chuyển phát…). Đây là dịch vụ mới, Bưu điện hợp tác với công ty VPS (cũng là một doanh

59

nghiệp Bưu chính thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thong Việt Nam) nhưng do lượng cầu luôn vượt quá cung nên dịch vụ này đã đem lại mức doanh thu khá cao cho Bưu điện. Năm 2009 doanh thu của dịch vụ này là 10.179.512 ngàn đồng, đến năm 2010 tăng lên 12.481.489 ngàn đồng (tăng với tốc độ 22,61% so với năm 2009), sang năm 2011 doanh thu tiếp tục tăng lên 13.528.872 (với tốc độ 8,39% so với năm 2010), tốc độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ này khá tốt, đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu chung của Bưu điện.

Một số dịch vụ khác có chiều hướng tăng giảm không ổn định như: dịch vụ bưu phẩm, phát hành báo chí, dịch vụ tài chính bưu chính, đại lý viễn thông và dịch vụ khác

- Dịch vụ bưu phẩm trong nước và quốc tế là dịch vụ chuyển phát các loại thư, bưu thiếp, ấn phẩm, hàng hóa…từ người gửi đến người nhận. Năm 2010 doanh thu dịch vụ bưu phẩm tăng 10,32% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 doanh thu giảm27,41% so với năm 2010. Do trong năm 2011, hình thức gửi thư quảng cáo không địa chỉ của các doanh nghiệp giảm đáng kể. Bên cạnh đó, sản lượng bưu phẩm Metro giảm cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu dịch vụ Bưu phẩm.

- Dịch vụ phát hành báo chí là dịch vụ nhận đặt mua, bán lẻ và chuyển, phát “báo chí in” xuất bản trong nước và báo chí nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam từ nơi cung cấp báo chí đến khách hàng. Đây là nhóm phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa nơi mà dịch vụ viễn thông chưa có hoặc chưa lành mạnh. Vì phát hành báo chí mang nặng tính chất phục vụ nên kết quả kinh doanh biến động không đều. Năm 2010 doanh thu dịch vụ này là 6.322.611 ngàn đồng tăng 319.904 ngàn đồng so với năm 2009 (với tốc độ tăng 5,33%). Năm 2011 doanh thu phát hành báo chí giảm 267.529 ngàn đồng với tốc độ giảm là 4,23% so với năm 2010.

- Dịch vụ tài chính bưu chính của Bưu điện bao gồm các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, thu hộ, chi hộ, điện hoa, tiết kiệm bưu điện, đại lý bảo hiểm nhân thọ (Prevoir), đại lý bảo hiểm bưu điện (PTI). Năm 2010 doanh

60

thu dịch vụ tài chính bưu chính tăng 12,55% so với năm 2009 và trong năm 2011 giảm 12,30% so với năm 2010.

Nguyên nhân do trong năm 2010, đơn vị ký hợp đồng bảo hiểm Bưu điện thành công với các trường học trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bên cạnh đó, đơn vị còn huy động được số lượng lớn cán bộ công nhân viên tham gia dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Đến năm 2011, việc ký kết bảo hiểm Bưu điện với các trường học gặp nhiều khó khăn do các công ty bảo hiểm cạnh tranh mạnh mẽ, họ đưa ra những chính sách có lợi hơn cho khách hàng; bên cạnh đó, dịch vụ chuyển tiền không hoạt động mạnh như trước do có mức cước phí cao và việc chuyển tiền qua thẻ ATM có nhiều thuận tiện hơn.

- Đại lý viễn thông là dịch vụ có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của đơn vị. Tuy nhiên, dịch vụ này có giá vốn hàng bán cao, bưu điện chỉ được hưởng hoa hồng qua việc thu cước thuê bao điện thoại trả sau; bán sim, thẻ; đại lý hòa mạng và phát triển thuê bao; dịch vụ điện thoại công cộng và các dịch vụ khác; nên lợi nhuận thu được từ dịch vụ này không cao. Doanh thu dịch vụ đại lý viễn thông của đơn vị năm 2009 là 78.148.655 ngàn đồng, tăng lên 88.362.468 ngàn đồng trong năm 2010 (tỉ lệ tăng 13,07% so với năm 2009) và giảm xuống còn 56.088.180 ngàn đồng trong năm 2011 (tỉ lệ giảm 36,52% so với năm 2010). Doanh thu đại lý viễn thông của đơn vị luôn tăng qua các năm, tuy nhiên trong năm 2011, doanh thu đại lý viễn thông giảm mạnh do dịch vụ bán sim, thẻ viễn thông mang lại doanh thu cao nhất cho đơn vị, nhưng các chính sách, quy định của Nhà nước vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 làm sụt giảm thuê bao di động hòa mạng và doanh thu thẻ trả trước của đơn vị. Cụ thể là Thông tư 11/

2010/TT-BTTTT quy định về cấm khuyến mãi quá 50% đối với các mạng di động của Bộ thông tin và truyền thông và Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định việc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao viễn thông của Chính phủ, khách hàng dần không quan tâm nhiều đến việc nạp thẻ để được hưởng tiền khuyến mãi và mua sim điện thoại ở những đại lý sim, thẻ không chính thức để tránh việc đăng ký thông tin các nhân khi hòa mạng. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của các mạng mới ra đời như Vietnam Mobile, Beeline…, sự cạnh tranh gay gắt giữa các mạng di động và hòa mạng thuê

61

bao cố định giảm làm cho doanh thu đại lý viễn thông của đơn vị trong năm 2011 giảm.

- Các dịch vụ khác bao gồm kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, đất đai, tài sản, bán sản phẩm hàng hóa cũng có doanh thu tăng giảm không ổn định qua các năm do nhu cầu của khách hàng. Năm 2010 doanh thu dịch vụ khác tăng 34,27% so với năm 2009, sang năm 2011 giảm 7,08% so với năm 2010

Bên cạnh đó, có các dịch vụ Bưu chính Viễn thông có doanh thu giảm dần qua các năm như:

- Bưu chính ủy thác là dịch vụ khách hàng thỏa thuận và ủy quyền cho Bưu điện thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc nhận gửi, vận chuyển và phát các loại hàng hóa với các yêu cầu về địa điểm, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận và các yêu cầu đặc biệt khác của người gửi. Doanh thu của dịch vụ này giảm dần qua các năm với tỉ lệ giảm thấp.

Năm 2010 doanh thu giảm 1,63% so với năm 2010, năm 2011 giảm 3,18% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh của các hãng vận tải tư nhân đối với các khách hang là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc khách hàng phải xuất trình được hoá đơn mua hoặc bán hàng mới được nhận chuyển hàng cũng là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng đi tìm nhà cung cấp khác.

- Đại lý bưu gửi là dịch vụ chuyển phát nhanh EMS mà Bưu điện làm đại lý cho Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện. Năm 2010, doanh thu của dịch vụ này giảm 19,07% so với năm 2009 và trong năm 2011 tiếp tục giảm 5,45% so với năm 2010. Dịch vụ chuyển phát nhanh Vexpress và EMS là 2 dịch vụ có nhiều điểm tương đồng được cung cấp đồng thời trên mạng lưới của Bưu chính Việt Nam, trong đó EMS là sản phẩm ra đời trước nhưng có giá cước cao hơn, thời gian chuyển phát không nhanh hơn và khai thác cùng thị trường với Vexpress là nguyên nhân doanh thu của dịch vụ chuyển phát nhanh EMS giảm liên tục. Vào cuối năm 2011, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông đã có kế hoạch ghép 2 dịch vụ EMS và VEpxress làm một, Tổng công ty sẽ giữ lại thương hiệu dịch vụ chuyển phát EMS; toàn bộ hệ thống khai thác của dịch vụ VExpress cũ được kiện toàn lại và sử dụng để triển khai cung cấp các dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện ưu tiên.

62

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại bưu điện THÀNH PHỐ cần THƠ TRẦN THỊ KIM HUỆ (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)