2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn về lĩnh vực viễn thông nhƣ thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn về lĩnh vực viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?
- Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn tại tỉnh Bắc Kạn là gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Phương pháp tiếp cận
Để đánh giá khả năng cạnh tranh của chi nhánh Viettel Bắc Kạn luận văn sẽ tổng hợp cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, sau đó phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của Chi nhánh, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh và của đối thủ, và thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá để làm căn cứ so sánh. Từ hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đƣa ra, đề tài sẽ đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Ka ̣n với các đối thủ trên cùng thị trường để tìm ra điểm mạnh, yếu làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh Viettel Bắc Kạn.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Số liệu thứ cấp: là phương pháp khai thác thông qua những tài liệu có sẵn trong chứng từsổ sách, báo cáo của Chi nhánh cho các Sở, ban, ngành nhƣ: Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở Thông tin truyền thông tỉnh Bắc Kạn…
- Số liệu sơ cấp:là phương pháp khai thác thông tin qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng; tham khảo thêm ý kiến lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Chi nhánh...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập đƣợc thông tin, số liệu sẽ đƣợc cập nhật, tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, đồ thị, phân tổ thống kê … sử dụng Excel và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp loại trừ, mô hình toán phân tích hồi quy, phương pháp SWOT...
- Phương phá p thống kê : là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong môi trường quan hê ̣ mă ̣t thiết với mă ̣t chất của hiê ̣n tượng kinh tế , xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể . Phương pháp thống kê được sử du ̣ng trong tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc trên cơ sở đó phân tích tì m ra bản chất của vấn đề
nghiên cứu. Số liệu thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo, kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.
+ Điều tra chọn mẫu cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là điều không hiệu quả và không khả thi về tính kinh tế (chi phí, thời gian) và tính kịp thời. Do vậy để phân tích các số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của Luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên của các lớp khách hàng để suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.
+ Sử dụng công thức tính cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ƣớc lƣợng một tỷ lệ (cỡ quần thể không xác định)
2 2( . )
e q p
n z
Trong đó:
n: cỡ mẫu
z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)
p: ƣớc tính tỷ lệ % của tổng thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
q = 1-p
thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể.
e: sai số cho phép (thường lấy = 5%)
- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng trong kinh doanh đã đƣợc lƣợng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có đƣợc những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp loại trừ: Có nhiều phương pháp khác nhau phục vụ cho quá trình phân tích nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, trong đó phương pháp loại trừ được sử dụng khá phổ biến khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích. Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại bằng các đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên khảo: Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học , nhà nghiên cứu , giáo viên hướng dẫn , các cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nước, doanh nghiê ̣p nhằm thu thập ý kiến đóng góp , kinh nghiệm quý báu và thực tế trong phát triển kinh doanh, năng lƣ̣c ca ̣nh tranh.
- Phương pháp hồi quy: Đề tài sử dụng mô hình tương quan hồi quy để đo lường mối quan hệ kinh tế giữa các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh như : nguồn nhân lực, vốn đầu tư, công nghệ, phương pháp... Mục đích để chứng minh và lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực ca ̣nh tranh.
- Phương phá p SWOT: Phương pháp này nhằm xác định điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh di ̣ ch vu ̣ viễn thông . Đây là công cu ̣ kết hợp quan tro ̣ng giúp các nhà quản lý hình thành bốn chiến lược : Chiến lươ ̣c điểm ma ̣nh – cơ hô ̣i (S-O): phát huy điểm mạnh bên trong để đón nhận cơ hô ̣i bên ngoài ; Chiến lược điểm yếu – cơ hội (W-O): Khắc phu ̣c điểm yếu bên trong để nắm bắt cơ hô ̣i bên ngoài ; Chiến lược điểm ma ̣nh – nguy cơ (S-T): Sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
dụng điểm mạnh để hạn chế hay giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của các mối đe do ̣a từ bên ngoài ; Chiến lược điểm yếu - nguy cơ (W-T): chiến lược phòng thủ, khắc phu ̣c nhƣ̃ng điểm yếu bên trong để ha ̣n chế nhƣ̃ng tác đô ̣ng không tích cực từ môi trường bên ngoài.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh Gồm các hệ thống chỉ tiêu:
- Thị phần của doanh nghiệp, - Giá bán sản phẩm, dịch vụ;
- Chất lƣợng dịch vụ;
- Độ đa dạng dịch vụ;
- Vốn
- Độ hiện đại của công nghệ - Trình độ nhân lực
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá - Tiêu chuẩn của ngành:
- Tiêu chuẩn của Tập đoàn - Tiêu chuẩn nội bộ chi nhánh: 2.5. Mô hình nghiên cứu
Luận văn sử dụng mô hình đa giác cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh và của đối thủ.
Đứng trước một thị trường và các đối thủ cạnh tranh, Các doanh nghiệp cần thiết lập được một bản đánh giá tương đối về các điểm mạnh và các điểm yếu của mình. Điều này đặt ra hai vấn đề chính: Một mặt doanh nghiệp có những năng lực nào vƣợt trội và mặt khác, tình trạng hiện tại hoặc tiềm năng của các doanh nghiệp nhƣ thế nào. Phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tức là nghiên cứu những nguồn lực mà doanh nghiệp có từ môi trường khu vực và trong nước.
Phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh là dùng đồ thị dưới dạng đa giác cạnh tranh đa giác này mô tả khả năng của doanh nghiệp theo các yếu tố trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc một tập hợp các đối thủ cạnh tranh để xây dựng một phân tích về khả năng cạnh tranh của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
doanh nghiệp. Khi chồng sơ đồ này lên nhau ta có thể thu đƣợc nhanh chóng những ưu thế tương đối của doanh nghiệp.
Hình 2.1. Mô hình đa giác cạnh tranh- Bài giảng TS Phạm Văn Hạnh
Năng lực cung ứng
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.4 0.5 0.6
Giá dịch vụ
Chất lƣợng dịch vụ
Độ đa dạng dịch vụ
Năng lực quản lý
Năng lực công nghệ Hệ thống phân phối và bán hàng
Thông tin Năng lực tài chính
Năng lực cạnh tranh của đối thủ
Năng lực cạnh tranh của các Chi nhánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 3