Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.2. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy là tìm quan hệ phụ thuộc của một biến, được gọi là biến phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
Ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) là phương pháp ước lượng thường được dùng trong việc khảo sát các mô hình tuyến tính.
Hình 2.1: Các giá trị quan sát và đường hồi quy Mô hình hồi quy
Yi = β1 + β2X1i+ β3X2i + β4X3i + β5X4i + β6X5i + β7X6i + ui
Trong đó Y (biến phụ thuộc) là trìnhđộ học vấn của các cá nhân được đo lường bằng số năm học đã hoàn thành của cá nhân.
βk (k=1, ... ,6) là tham số của mô hình vàđược gọi là hệ số hồi quy.
X1 là trợ cấp.
X2 là giới tính của người học.
X3 là thu nhập bình quân (triệu đồng).
X4 là khu vực sống (thành thị hay nông thôn).
X5 là trìnhđộ học vấn của chủ hộ.
X6 là giới tính của chủ hộ.
ui là phần biến động mà mô hình không thể giải thích được nên được gọi là sai số ngẫu nhiên.
Ngoài ra đề tài con sử dụng mô hình Probit để đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến trợ cấp. Mô hình Probit tương tự như mô hình quy.
Do trợ cấp là biến giả nên phải sử dụng mô hình Probitđể đo lường và đánh giá các yếu ố ảnh hưởng đến trợ cấp. Ngoài các biến được nêu trong phương trình tuyến tính trên thì mô hình Probit có các biến khác được mô tả như sau:
Y (trợ cấp): Là biến phụ thuộc, biến này là biến giả nên phải sử dụng mô hình Probitđể đo lường và đánh giá.
X1: Là biến nghèo, để cho biến nghèo này chính xác thì emđã chọn các đối tượng nghèo liên tục trong 3 năm. Biến này là biến giả, nhận giá trị 1 nếu là hộ gia đình thuộc diện nghèo, nhận giá tri 0 nếu hộ gia đình không có nghèo.
X2: Là biến dân tộc, biến này là biến giả. Biến này nhận giá trị 1 nếu cá nhân là dân tộc Kinh, nhận giá trị 0 nếu cá nhân là các dân tộc khác (khmer, chăm, hoa … ).
Các biến còn lại (X3, X4, X5, X6) thì được trình bày như các biến ở mô hình hồi quy tuyến tính trên.
Các thông số cần quan tâm từ kết quả phân tích mô hình:
R2 (%): hệsố xác định, cho biết tỉ lệ phần trăm biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập xi.
Giá trị F, giá trị này là căn cứ để xác định mô hình có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó.
Giá trị P_value (mức ý nghĩa) của từng biến độc lập cho biết mỗi biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình hay không, mức ý nghĩa nhỏ hơn mức ý nghĩa α nàođó thì biến này có nghĩa.
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy
Tên biến Diễn giải
Trợ cấp giáo dục (X1)
Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu cá nhân có nhận trợ cấp, nhận giá trị 0 nếu cá nhân không có nhận trợ cấp.
Thu nhập bình quân của hộ gia đình (X2)
Là tổng số tiền thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình (Triệu đồng).
Giới tính người học (X3) Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 là nam và 0 là nữ.
Trìnhđộ học vấn của chủ hộ (X4)
Là số năm học của chủ hộ, được giả định như sau nếu là tiểu học thì 5 năm, trung học cơ sở thì 9 năm, trung học học phổ thông thì 12 năm, trung cấp thì 14 năm, cao đẳng là 15 năm, đại học là 16 năm, thạc sĩ là 18 năm và cuối cùng là tiến sĩ là 22 năm.
Giới tính của chủ hộ (X5)
Biến này là biến giả, nếu chủ hộ là nam thì nhận giá trị 1, nếu chủ hộ là nữ thì nhận giá trị 0.
Khu vực sống (X6)
Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu sống ở nông thôn và nhận giá trị 0 nếu sốngở thành thị.
Mục tiêu của đề tài là đo lường ảnh hưởng của trợ cấp đến trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL. Trìnhđộ học vấn của người dân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: Trợ cấp, thu nhập gia đình, giới tính người học, trình độ học củavấn chủ hộ, khu vực sống … Mỗi biến độc lập sẽ ảnh hưởng đến biến phụ thuộcở mức độ khác nhau. Trước khi kiểm tra nghiên cứu,
sự lựa chọn các các biến độc lập dựa vào các bài nghiên cứu trước và được giải thích như sau:
Trợ cấp (X1): Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu cá nhân có nhận trợ cấp, nhận giá trị 0 nếu cá nhân không được nhận trợ cấp. Nếu những cá nhân nhận được trợ cấp thì họ sẽ có động lực học nhiều hơn vì có thể tiết kiệm chi phí của gia đình hơn so v ới những cá nhân không nhận trợ cấp, biến giả này được kỳ vọng có tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005), nếu cá nhân nhận được trợ cấp nhiều sẽ có trình độ học vấn cao hơn những cá nhân không nhận được trợ cấp. Tuy nhiên, ở ĐBSCL thì không hẳn là nhận được trợ cấp sẽ có trìnhđộ học vấn cao vì những cá nhân nhận được trợ cấp chủ yếu là những người nghèo, dân tộc tiểu số nên dù nhận được trợ cấp nhưng họ vẫn nghỉ học sớm vì khôngđủ chi phí để học tiếp nên có thể cá nhân nhận được trợ cấp có thể có trìnhđộ thấp hơn những cá nhân không nhận được trợ cấp.
Giới tính người học (X2): Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 là nam, 0 là nữ. Biến này được kỳ vọng là tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005). Theo quan điểm và phong tục thì nam sẽ đi học nhiều hơn nữ. Nguyên nhân là vì nam là trụ cột gia đình là người tạo ra thu nhập chính của gia đình nên nam sẽ được gia đình cho đi học nhiều hơn. Về mặt sinh học thì người nam có sức khỏe hơn người nữ, nên nam giới có thể chịu được áp lực của việc học tập tốt hơn nữ giới.
Thu nhập bình quân của gia đình (X3): Là tổng số tiền nhận được bình quân hàng tháng của hộ gia đình, và là chỉ tiêu để đo lường mức độ giàu nghèo của hộ gia đình. Nếu thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình cao thì hộ gia đình đó sẽ giàu có. Chính vì thế sẽ tạo điều kiện vật chất tốt cho việc đi học của các thành viên trong gia đình. Biến này kỳ vọng tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005), nếu thu nhập bình quân của gia đình cao sẽ làm tăng trìnhđộ học vấn của những thành viên trong gia đình.
Khu vực sống (X4): Là biến giả, nếu sống ở thành thị thì nhận giá trị 0, nếu sống ở nông thôn thì nhận giá trị 1. Biến này tương quan âm (Aysegul Sahin,
2004, Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005. Nếu sốngở thành thị thì các cá nhân có lợi thế hơn về điều kiện học tập và ý thức về vấn đề phát triển con người và xã hội tốt hơn các cá nhân ở nông thôn nên trìnhđộ học vấn của cá nhân sống ở thành thị sẽ cao hơn cá nhân sống ở nông thôn.
Trình độ học vấn của chủ hộ (X5): Là số năm học của chủ hộ. Biến này được kỳ vọng có tương quan dương (Aysegul Sahin, 2004). Nếu chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sẽ nhận thức được vai trò và lợi ích của giáo dục nên sẽ tạo điều kiện để các thành viên trong gia đìnhđư ợc học nhiều hơn. Vì thế khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao đồng nghĩa với trìnhđộ học vấn của những thành viên còn lại trong gia đình cũng cao.
Giới tính của chủ hộ (X6): Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, 0 nếu chủ hộ là nữ.
CHƯƠNG 3