Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL
4.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
4.1.3. Trình độ học vấn phân theo tỉnh ở ĐBSCL
Để đánh giá lại trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL, hãy đi vào xem xét trìnhđộ học vấn theo các cấp họcở các tỉnh. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.3: Trìnhđộ học vấn phân theo các tỉnhở ĐBSCL
Đơn vị tính:Người Cấp 1 trở
xuống
THCS &
THPT CĐ & ĐH Sau ĐH Tỉnh
Tần suất
Tỉ lệ (%)
Tần suất
Tỉ lệ (%)
Tần suất
Tỉ lệ (%)
Tần suất
Tỉ lệ (%)
Tổng
Long An 279 8,52 105 8,47 11 5,76 0 0 395
Tiền Giang 302 9,22 122 9,85 13 6,81 0 0 437
Bến Tre 258 7,88 104 8,39 10 5,24 1 16,67 373
Trà Vinh 215 6,56 83 6,70 9 4,71 0 0 307
Vĩnh Long 223 6,81 97 7,83 16 8,38 1 16,67 337
Đồng Tháp 261 7,97 91 7,34 9 4,71 0 0 361
An Giang 320 9,77 119 9,60 16 8,38 0 0 455
Kiên Giang 281 8,58 81 6,54 18 9,42 1 16,67 381
TP Cần Thơ 216 6,59 98 7,91 31 16,23 3 50,00 348
Hậu Giang 204 6,23 72 5,81 11 5,76 0 0.00 287
Sóc Trăng 244 7,45 101 8,15 13 6,81 0 0.00 358
Bạc Liêu 227 6,93 71 5,73 16 8,38 0 0.00 314
Cà Mau 247 7,54 95 7,67 18 9,42 0 0.00 360
Tổng 3.276 100,00 1.239 100,00 191 100,00 6 100,00 4.713 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010
Nhìn chung, trìnhđộ học vấn của người dânở hầu hết các tỉnh ĐBSCL còn thấp. Số lượng người dân không có bằng cấp và đạt cấp tiểu học rất cao chiếm gần 70%. Một thực trạng đáng báo động ở ĐBSCL hiện nay là hầu như các bậc cha mẹ chỉ cho con mình học hết lớp 5 là cho nghỉ học, chỉ vì lý do nhà nghèo, lo cái ăn đã mệt nói chi đến chuyện cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Vì thế,
khi lớn lên thì họ cũng đi làm thuê, làm mư ớn giống cha mẹ họ. Có học cũng chẳng làm được gì, nghỉ học sớm để đỡ đần cho gia đình. Chính vì những quan điểm sai lầm đó mà nhiều người chỉ học một thời gian rồi phải nghỉ học, một số người còn học tiếp cũng không đạt kết quả cao do sự thiếu quan tâm, động viên của cha mẹ. Nhiều người cho con mình đi học nhưng lại thiếu sự quan tâm, bỏ mặt con em mình muốn học hay không tùy thích. Chính vì những điều này mà nhiều người chỉ đi học một khoảng thời gian rồi bỏ học.
Bảng số liệu cũng cho ta thấy trìnhđộ cao đẳng và đại học ở ĐBSCL còn thấp, tập trung nhiều nhất ở Thành phố Cần Thơ, chiếm tỉ lệ 16,23%. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì đây là nơi tập trung nhiều trường ĐH và CĐ trọng điểm của vùng ĐBSCL nên thu hút nhiều người về đây học tập. Bên cạnh đó, vì Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất và trọng điểm ở khu vực phía Nam nên cũng thu hút được nhiều người về đây làm việc. Hầu hết các sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các trường đã chọn nơi đây sống và làm việc nên trìnhđộ học vấn cấp ĐH & CĐ ở đây cao hơn những tỉnh khác. Hai tỉnh tiếp theo có trìnhđộ cao đẳng và đại học khá cao là tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau cùng chiếm mức tỉ lệ là 9,42%. Hai tỉnh có trình độ Cao đẳng và Đại học thấp nhất là tỉnh Trà Vinh và tỉnh Đồng Tháp với cùng mức tỉ lệ là 4,71%. Đối với tỉnh Trà Vinh là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, mà đặc trưng của đồng bào dân tộc nơi đây thường không cho con em mình học nhiều. Riêng người dân ở vùng Đồng Tháp Mười sống trong các vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện vật chất còn thiếu thốn nên công tác giáo dục cũng chưa th ể đi tới các vùng này. Vì thế, trình độ học vấn nói chung và trìnhđộ ĐH & CĐ nói riêng còn thấp so với các tỉnh thành khác trong khu vực.
Trình độ sau Đại học chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các cấp học và ở hầu hết các tỉnh thì trìnhđộ này cũng chiếm tỉ lệ rất thấp. Cụ thể tỉnh có trình độ sau đại học cao nhất là Thành phố Cần Thơ chiếm 50%. Tiếp theo là ba tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang với cùng tỉ lệ là 16,67%.
Tóm lại, mặt bằng dân trí ở ĐBSCL còn thấp, trình độ từ cấp 1 trở xuống chiếm tỉ lệ rất cao, trên 80%. Càng lên các cấp học cao hơnthì tỉ lệ lại càng giảm.
Thành phố Cần Thơ là tỉnh có trình độ học vấn Đại học và sau Đại học cao nhất
vìđây là trung tâm c ủa 13 tỉnh ĐBSCL là nơi tập trung học tập và nghiên cứu của đại bộ phận các bạn học sinh– sinh viênở các tỉnh ĐBSCL.
Để thấy rõhơn về thực trạng trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL, hãyđi vào phân tích bảng số liệu sau.
Bảng 4.4: Trìnhđộ học vấn trong mẫu điều tra của người dân ĐBSCL Đơn vị tính:Người
Nam Nữ Tổng
Cấp học cá nhân Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷtrọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Không có bằng cấp 643 27,39 871 36,83 1.514 32,12
Tiểu học 890 37,90 872 36,87 1.762 37,39
Trung học cơ sở 469 19,97 319 13,49 788 16,72
Trung học phổ thông 241 10,26 210 8,88 451 9,57
Cao đẳng 21 0,89 31 1,31 52 1,10
Đại học 79 3,36 60 2,54 139 2,95
Thạc sĩ 3 0,13 2 0,08 5 0,11
Tiến sĩ 1 0,04 0 0,00 1 0,02
Khác 1 0,04 0 0,00 1 0,02
Tổng 2.348 100,00 2.365 100,00 4.713 100,00
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010
Dựa vào bảng số liệu 4.7, ta thấy mặt bằng chung thì trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL còn quá thấp. Không có sự khác biệt đáng kể giữa số người nam và số người nữ ở các cấp học. Số người có bằng cấp cao rất thấp so với số người không có bằng cấp. Ta có thể thấy số người không có bằng cấp và cấp tiểu học chiếm gần 70% tỷ trọng bao gồm cả nam và nữ. Trong khi đó những người có bằng cấp từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm gần 5%.
Nhìn chung, trình độ của người dân ở ĐBSCL vẫn ở mức rất thấp.
Thực trạng này đã và đang là một vấn đề hiện nay xã hội đang rất quan tâm.
Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật không ngừng vươn
xa nhưng trình độ của người dân ĐBSCL chỉ ở mức sơ cấp thì sẽ hạn chế việc bắt kịp xu hướng của thời đại và phát triển đất nước đi lên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Do tỉ lệ người chưa đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học tại ĐBSCL còn cao dẫn đến lao động thiếu tay nghề chiếm tỉ lệ rất cao. Trình độ học vấn của người dân còn thấp nên rất dễ lý giải vì sao năng suất lao động và thu nhập đầu người của người dân ĐBSCL luôn thấp hơn các khu vực khác.
Thực tế thời gian qua cho thấy vẫn chưa có cơ chế tài chính đặc biệt và sự đầu tư có tính đột phá cho phát triển GD-ĐT và dạy nghề tại ĐBSCL. Hầu hết các tỉnh, thành ở ĐBSCL đều đề xuất Trung ương đầu tư mạnh hơn cho GD-ĐT và dạy nghề. Sự đầu tư này phải được tính toán một cách khoa học dựa trên cơ sở quy mô dân số cùng những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng; đồng thời, nên giao quyền chủ động cho các địa phương, đầu tư ít nhưng phải tập trung, đồng bộ và hiệu quả. Ngoài ra, phải có những chính sách đặc thù để phát triển kinh tế- xã hội làm nền tảng phát triển giáo dục ĐBSCL.