MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của TRỢ cấp đến TRÌNH độ học vấn của NGƯỜI dân ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 64 - 67)

Kết quả nghiên cứu cho thấy trợ cấp có tác động đến trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL nhưng là kết quả tương quan âm. Nhưng tỉ lệ người nhận được trợ cấp còn thấp (4%) so với tỉ lệ người không nhận được trợ cấp (96%), số người nhận được trợ cấp chủ yếu là những người nghèo, dân tộc tiểu số và vùng sâu vùng xa nên kinh tế gia đình khó khăn. Trong các đối tượng nhận trợ cấp, thì cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở được nhận nhiều nhất. Mặc dù nhận được trợ cấp nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên họ cũng phải bỏ học sớm. Vì thế dù có nhận được trợ cấp giáo dục của Chính phủ nhưng trìnhđộ học vấn của những người này vẫn ở mức thấp. Khi trình độ càng cao hơn thì số người được nhận trợ cấp càng ít. Những cá nhân này không đủ khả năng đi học nên họ phải ngưng việc học để ở nhà phụ giúp gia đình hoặc lập gia đình sớm. Sau khi ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến trìnhđộ học vấn, ta thấy không phải trợ cấp là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến trìnhđộ học vấn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trình độ học vấn của người dân ĐBSCL như khu vực sống, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của người học …

Việc phân tích thực trạng về trợ cấp và trình độ học vấn của người dân ở ĐBSCL cho thấy trìnhđộ học vấn của người dân còn thấp trong khi chi phí trợ cấp cho giáo dục hàng năm của chính phủ ngày càng tăng (tăng 10%/năm). Người dân có trình độ từ cấp trung học phổ thông trở xuống chiếm tỷ trọng rất cao (gần 70%). Trình độ thấp và chưa qua đào tạo chuyên môn sẽ làm cho năng suất lao động thấp và dẫn tới mức sống không cao. Do đó, nâng cao trình độ học vấn cho người dân sẽ là một biện pháp thiết thực để nâng cao đời sống của họ và phát triển đất nước đi lên thì cần có những con người có trí thức và học vấn cao.

Để làm được điều này các chính sách của Nhà nước và địa phương cần hướngđến việc nâng cao khảnăng tiếp cận dịch vụ trợ cấp giáo dục cho học sinh - sinh viên trong từng vùng, từng địa phương. Đi đôi với trợ cấp là tạo điều kiện thuận lợi học sinh– sinh viên đi học không bỏ học giữa chừng. Các chính sách như

vậy vừa tạo ra động lực để người học cố gắng học nhằm nâng cao trình đ ộ học vấn của bản thân và để phục vụ phát triển ĐBSCL trong những năm tới vừa có thể nâng cao đ ời sốn g cho mình và cho xã hội trong tương lai.

Chính sách học phí của chính phủ đối với học sinh vùng sâu vùng xa cần được minh bạch rõ ràng vì học phí luôn là vấn đề nhạy cảm. Nó không những liên quan đến đời sống trước mắt của người dân mà về lâu dài, nó có ảnh hưởng hết sức to lớn đến sự phát triển của nền giáo dục cũng như trìnhđ ộ học vấn trong tương lai của nước nhà.

Miễn giảm học phí cho con em các gia đình khó khăn và giúp những gia đình khó khăn ti ếp cận với trợ cấp giáo dục dễ dàng hơn thông qua chính quyền địa phương và tạo điều kiện thuận lợi nhất để những cá nhân này được đi học và có động lực học tập.

Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến công tác trợ cấp cho sinh viên ĐH – CĐ và sau đại học. Vìđây là đội ngũ lao động có tri thức cao sẽ đóng góp rất lớn vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nói chung và sự phát triển của nói riêng.

Nhà trường và chính quyền địa phương cần có sự phối hợp nhiều hơn nữa trong việc thu hút các nguồn học bổng, tài trợ từ các phía các DN, các nhà đầu tư, góp phần giúp giảm bớt gánh nặng về học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên. Tuy nhiên, nhà trường cần lựa chọn, sàng lọc kỹ càng đối với những sinh viên được nhận học bổng trợ cấp sao cho đó là những đối tượng xứng đáng.

Tránh trường hợp học bổng, trợ cấpđược trao đại trà, rộng rãi. Vì điều này sẽ làm giảm nổ lực của sinh viên, gâyảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sự phát triển nước nhà trong tương lai.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên cho sinh viên vay vốn học tập với lãi suất thấp hay không lãi suất, giảm bớt những thủ tục, quy định không cần thiết trong việc vay vốn, tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay này để sinh viên an tâm hơn trong quá trình học tập.

Để giáo dục - đào tạo ĐBSCL phát triển, cần tập trung xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực và tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục. Xây dựng mạng lưới trường học, cơ sở đào tạo, nhằm tạo điều kiện cho người dân

có cơ hội tiếp cận giáo dục một cách tốt nhất. Các địa phương cần đặc biệt quan tâm đầu tư nguồn lực tài chính cho giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học. Song song đó, các địa phương có thể kiến nghị Chính phủ hỗ trợ và tăng kinh phí đầu tư cho các dự án trong lĩnh vực giáo dục, khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bằng các hình thức trường dân lập, bán công, hỗ trợquốc tế,…

Chính sách hỗ trợ sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo như: cho sinh viên vay vốn để học tập, cấp học bổng vượt khó,… cũng rất cần thiết nhằm giúp sinh viên giải quyết những khó khăn về tài chính trong quá trình học tập.

Từ đó, nâng cao khả năng hoàn thành các khóa đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Một điều đáng lưu ý là người học đạt được những cấp học cao khi còn trẻ sẽ thu lợi được càng nhiều từ việc học và lợi ích đó sẽ tăng gấp bội cùng với sự tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong công việc.

Do vậy, mọi người nên tập trung vào việc học khi còn trẻ và sẽ tận dụng được lợi ích của nó lâu dài hơn.

Việc tuyên truyền về ích lợi của giáo dục và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ giáo dục đối với mọi người cũng là một biện pháp quan trọng, đặc biệt đối với người dân ở các vùng khó khăn, có điều kiện học tập không thuận lợi. Học tập mang lại lợi ích dài hạn cho người học cũng như cho xã hội nhưng lại khó nhận thấy và ít có tác động trong ngắn hạn nên việc thuyết phục những người cóđiều kiện sống khó khăn đầu tư nhiều hơn cho việc học là một việc làm khó khăn.

Vì thế, Chính phủ càng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động ý thức người dân cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng về lợi ích do giáo dục mang lại. Nhà nước và chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa đến công tác phổ cập giáo dục mang tính chất đại trà, rộng rãi và có thêm nhiều những chính sách khuyến khích người dân học nhiều hơn như trợ cấp, học bổng, miễn giảm học phí,… để có thể từng bước nâng cao trình độ học vấn cho người dân.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của TRỢ cấp đến TRÌNH độ học vấn của NGƯỜI dân ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)