Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến trợ cấp

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của TRỢ cấp đến TRÌNH độ học vấn của NGƯỜI dân ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 61 - 64)

Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL

4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL

4.3.2. Kết quả ước lượng

4.3.2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến trợ cấp

Để hiểu rõ hơn tại sao những người nhận trợ cấp lại có trình độ thấp hơn những người không nhận trợ cấp, ta ước lượng mô hình với trợ cấp là biến phụ thuộc xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến trợ cấp, và xem những người nhận trợ cấp là những đối tượng nào? Mà tại sao khi nhận được trợ cấp thì trình độ học vấn lại thấp hơn những người không nhận trợ cấp.

Như đã trình bàyở trên bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và mô hình Probit để ước tính và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến trợ cấp của người dân ĐBSCL để xem nguyên nhân do đâu mà người nhận trợ cấp lại có trìnhđộ thấp hơn người không nhận trợ cấp. Mô hình Probit cũng tương t ự như mô hình OLS, tuy nhiên do trợ cấp là biến giả nên ta phải sử dụng mô hình Probit.

Kết quả ước lượng mô hình Probitđược trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mô hình trợ cấp Biến số Hệ số Sai số chuẩn Mức ý nghĩa

Giới tính 0,0016 0,0049 0,732

Khu vực sống -0,0021 0,0060 0,724

Hvấn chủ hộ -0,0003 0,0007 0,625

Giới tính chủ hộ 0,0000 0,0059 0,993

Nghèo 0,4906 0,0125 0,000

Dân tộc -0,0269 0,0092 0,004

Hằng số 0,0638 0,0116 0,000

Số quan sát 4.713

Prob > F = 0,000

Theo kết quả nghiên cứu, ta có mức ý nghĩa = 0,000 nhỏ rất nhiều so với mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình hồi quy trên có ít nhất một biến độc lập cóảnh hưởng đến trợ cấp.

Kết quả ước lượng đã phần nào nói lên nguyên nhân tại sao người nhận trợ cấp lại có trình độ học vấn thấp hơn người không nhận được trợ cấp. Ta thấy trong các biến trên thì chỉ có 2 biến có nghĩa đó là biến nghèo và biến dân tộc.

Như vậy rõ ràng những người nhận trợ cấp chủ yếu là những người nghèo và thuộc đồng bào các dân tộc tiểu số.

Sau đây ta sẽ đi vào phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến trợ cấp.

Ảnh hưởng ca sự nghèo đến tr cp

Theo kết quả ước lượng, ta thấy hệ số của biến này có ý nghĩa với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,0000). Khi ta cố định các yếu tố khác thì những người trong hộ gia đình thuộc diện nghèo có thể được nhận trợ cấp cao hơn những người trong hộ không thuộc diện nghèo là gần 50%. Điều này có thể được giải thích dễ dàng vì những người nghèo thường không có điều kiện học tập tốt như những người giàu, vì thế trợ cấp giáo dục thường hướng tới những đối tượng này để tạo điều kiện cho họ có thể tiếp tục học. Nhưng có thể vì họ quá nghèo nên dù nhận được trợ cấp nhưng họ vẫn phải nghỉ học sớm. Điều này là nguyên nhân dẫn tới trình độ của người dân ĐBSCL tương đối thấp, chủ yếu làở cấp tiểu học.

Ảnh hưởng ca biến s dân tc lên tr cp

Nhìn vào bảng kết quả ước lượng ta thấy biến này có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa tương đ ối thấp (0,004). Ta thấy hệ số của biến này là -0,0269, điều này có thể giải thích là khi cố định các yếu tố khác thì khi đối tượng là người thuộc dân tộc Kinh thì mức trợ cấp nhận được thấp hơn các dân tộc tiểu số khác là 2,69%. Điều này cũng có thể giải thích vì theo chính sách trợ cấp của Nhà nước thì có sự ưu tiên cho các đối tượng là con em của đồng bào các dân tộc tiểu số nên mức trợ cấp mà các đối tượng này nhận được cao hơn so với dân tộc Kinh. Thường thì người dân tộc tiểu số ít có thể biết được vai trò và lợi ích của việc đi học do họ thường sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh nên họ

khó tiếp cận với các phương tiện thông tin truyền thông. Chính vì thế mà họ cho con, em họ nghỉ học sớm dù nhận được trợ cấp.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trình độ học vấn của người dân ĐBSCL. Theo các kết quả ước lượng, ta thấy phần lớn các biến được đưa vào mô hình đều cóảnh hưởngđến trìnhđộ học vấn của người dân. Trong đó, biến trợ cấp cũng có ảnh hưởng đến trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL. Nhưng có hệ số tương quân âm. Điều đó có nghĩa trợ cấp là một trong những yếu tố có tác động tiêu cực đến trình đ ộ học vấn của người dân trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Với tỉ lệ nhận trợ cấp thấp và chủ yếu là ở cấp tiểu học thì đây có thể là nguyên nhân khiến cho trợ cấp có có tác động tiêu cực đến trình độ học vấn của cá nhân. Tuy nhiên, các yếu tốvề thu nhập bình quân và những yếu tố khác về đặc điểm của chủ hộ, cá nhân cũng rất quan trọng. Tác động của chúngđến trìnhđộ học vấn thậm chí còn lớnhơn trợ cấp rất nhiều.

Ta có thể thấy kết quả của hầu hết nghiên cứu khẳng định trợ cấp có tác động tiêu cực đối với trìnhđộ học vấn của cá nhân, những người có nhận trợ cấp thì học vấn trung bình của họ thấp hơn những người không nhận trợ cấp. Những cá nhân nhận được trợ cấp chủ yếu là những người nghèo, dân tộc tiểu số, vùng sâu, vùng xa. Điều này cho thấy trợ cấp giáo dục là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến trìnhđộ học vấn của người dân. Ta có thể thấy suất sinh lời từ giáo dục tăng dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của TRỢ cấp đến TRÌNH độ học vấn của NGƯỜI dân ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)