Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ TRỢ CẤP VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL
3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐBSCL
Vùng ĐBSCL có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
Về vị trí địa lý: ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bờ biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhấtở nước ta.
3.1.2. Dân sốvà sựphân bốdân cư
ĐBSCL là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng Sông Hồng, với diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.747 km2. Dân số toàn vùng năm 2010 là 17.272.200 người, chiếm 20% dân số sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong nội đồng như vùng U Minh, vùngĐồng Tháp Mười.
Bảng 3.1: Dân số trung bình, diện tích và mật độ dân số cụ thể ở ĐBSCL năm 2010
Tỉnh Dân số trung bình (nghìn người)
Diện tích (Km2)
Mật độ dân số (Người/km2)
Long An 1.446,2 4.493,8 322
Tiền Giang 1.677,0 2.484,2 675
Bến Tre 1.256,7 2.360,2 532
Trà Vinh 1.005,9 2.295,1 438
Vĩnh Long 1.026,5 1.479,1 694
Đồng Tháp 1.670,5 3.375,4 495
An Giang 2.149,5 3.536,8 608
Kiên Giang 1.703,5 6.346,3 268
Cần Thơ 1.197,1 1.401,6 854
Hậu Giang 758,6 1.601,1 474
Sóc Trăng 1.300,8 3.311,8 393
Bạc Liêu 867,8 2.501,5 347
Cà Mau 1.212,1 5.331,6 227
Tổng 17.272,2 40.518,5 426
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010
ĐBSCL là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng Sông Hồng. Dân số toàn vùng năm 2010 là 17.272,2 nghìn người, chiếm hơn 20% dân số cả nước. Mật độ cư trú là 426 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình quân cả nước. Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong nội đồng như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười.
Về quy mô dân số, tỉnh An Giang dẫn đầu khu vực với 2.149,5 nghìn người, thấp nhất là tỉnh Hậu Giang với 758,6 nghìnngười. Về mật độ, thành phố Cần Thơ có mức độ tập trung dân cư đông nhất với 854 người/km2, kế đến là các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre; thấp nhất là tỉnh Cà Mau , chỉ với 227 người/km2. Số dân thành thị năm 2010 là 3.717.000 người, chiếm khoảng 21,2% dân số toàn vùng, điều này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở
ĐBSCL.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 10.128,7 nghìn người; tỉ lệ lao động từ 15 tuổi đang làm việc trong nền kinh tế đã quađào t ạo là 7,9%; tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 4,08%; tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2010 lần lượt là 3,45% và 6,3%.
(Tổng cục thống kê, 2010).
3.1.3. Thành phần dân tộc
Dân cư sinh sống ở vùng ĐBSCL bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính chiếm nhiều nhất là: Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer.
Người Kinh chiếmđại đa số(chiếm hơn 80% dân số của cả vùng), sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang. Người Khmer có mặt đôngđúc ởcác tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang.
3.1.4. Mức sống người dân
Mặc dù ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, nhưng đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào nơi đây còn thấp, chưa bằng bình quân chung của cảnước. Cơ sở hạ tầng của vùng nhìn chung còn rất yếu kém. Theo kết quả Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2010, thu nhập bình quân đầu người là 1.247.000 đồng/tháng, trong khi mức bình quân của cả nước là h ơ n 1,4 triệu đồng. Chi tiêu bình quân đầu người chỉ có 1.058.000 đồng/tháng, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước là hơn 1.211.000 đồng. Tỉ lệ người dân sống trong các căn nhà tạm bợ của vùng là 36,7%. Mặt bằng dân trí cũng thấp hơn bình quân chung cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước tínhđạt 1.168 USD.
3.1.5. Tình hình kinh tế- xã hội
Trong những năm gần đây kinh tế ĐBSCL có những bước khởi sắc đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp và tăng ở khu vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ).
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
-Tổng giá trị GDP toàn vùng (theo giá cố định 1994) đạt 161.049,3 tỷ đồng.
-Cơ cấu GDP chuyển biến tích cực: khu vực I chiếm 34,45%, khu vực II chiếm 29,23% và khu vực III là 36,32%.
-Tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 11,93%.
-Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 94) 56.078,8 tỷ đồng, tăng 4,3%
so với năm 2009; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 94): 79.985,1 tỷ đồng, tăng 15,5%, so với năm 2009.
Sản lượng lúa đạt 21,6 triệu tấn, với năng suất 41,6 tạ/ha, tăng 6,1% về năng suất so với 2009.
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.940.181 tấn, cá nuôi 1.509.963 tấn chiếm 73,35 % sản lượng cá nuôi cả nước. Sản lượng tôm nuôi 341.117 tấn chiếm 75,74% so với cả nước.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn vùng đạt 277.487,9 tỷ đồng (giá thực tế);
chiếm 17,99% cả nước.
- Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng đạt 6.869,6 triệu USD, nhập khẩu 2.523,7 triệu USD (Sở công thương các tỉnh 2010).
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ 1.627,1 triệu tấn/km;
khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy 5.291,6 triệu tấn/km tính (đến 31.12.2009).
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2010) là 565 dự án với 9.439,9 triệu đôla Mỹ. Năm 2010, ĐBSCL cấp phép 98 dự án với 1.821,5 triệu đôla Mỹ.
- Tổng số Doanh nghiệp (DN) là 23.220 doanh nghiệp. Trong đó, số DN có lao động trên 200 người là 170 DN. Tổng số lao động tham gia đạt 667,3 nghìn người trong đó lao động nữ chiếm 281,8 nghìn người. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của DN là 281.873 tỷ đồng với giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 231.454 tỷ đồng (tính đến 31/12/2009).
- Số sinh viên đại học và cao đẳng (2010) là 139.042 sinh viên (6,4% cả nước) với tổng số giáo viên là 5.692 người (7,6% cả nước).
- Số cơ sở khám chữa bệnh của vùng là 1.811 cơ sở trong đó có 154 bệnh viện, 92 phòng khám đa khoa, 2 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.
Tóm lại, ĐBSCL là một trong những vùng trọng điểm của cả nước. Hằng
năm, các tỉnh ĐBSCL đãđóng góp 18% vào GDP c ả nước, hàng năm vùng sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp khoảng 90%
lượng gạo xuất khẩu và khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Đây là vùng kinh tế đầy tiềm năng, có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực vẫn chưa tương xứng với những lợi thế và tiềm năng sẵn có. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao, đã làm ảnh hưởng đến quá trình thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng.
3.1.6. Đặc trưng về văn hóa