Tình hình giáo dục

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của TRỢ cấp đến TRÌNH độ học vấn của NGƯỜI dân ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 36 - 46)

Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ TRỢ CẤP VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL

3.2. THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VÀ TRỢ CẤP

3.2.1. Tình hình giáo dục

Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được người dân tích lũy được trong quá trình học tập, đào tạo và cuộc sống làm việc, nguồn vốn này là một phần cấu thành tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Lý thuyết và thực nghiệm đều chứng tỏ giáo dụcđào tạo giữ vai trò quyết định trong việc hình thành và tích lũy vốn con người của nền kinh tế. Sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trò như “hệ thống tài chính” để thực

hiện tích lũy nguồn vốn này. Việt Nam cần thiết phải cải cách nâng cao chất lượng giáo dụcđào tạo trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong nền kinh tế. Phải thực sự coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển của nền kinh tế. Do đó, vấn đề quan tâm và chăm lo cho giáo dục vẫn luôn được xem là quốc sách hàng đầu. Trong những năm gầnđây giáo dục của Việt Nam có những khởi sắc mới, tuy vậy vẫn còn nhiều bất cập khó tránh khỏi. Điều đó được trình bày cụ thể trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tỷtrọng dân sốtừ 10 tuổi trởlên biết chữtrong cảnước Đơn vị tính: (%)

Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Vùng Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ

Đồng Bằng Sông Hồng 96,2 98,6 93,9 96,4 98,6 94,3 96,7 98,8 94,8 Đông Bắc 93,1 96,2 90,0 92,9 96,1 89,8 92,4 95,2 89,6 Tây Bắc 80,0 89,0 71,3 81,4 90,0 73,1 80,3 88,6 72,2 Bắc Trung Bộ 94,1 97,1 90,3 94,1 96,9 91,4 94,4 97,1 91,8 Duyên Hải Nam Trung

Bộ

93,4 96,5 90,4 94,0 97,1 91,1 93,5 96,6 90,5

Tây Nguyên 87,7 91,4 84,0 88,6 92,2 85,2 88,7 92,6 84,9 Đông Nam Bộ 94,5 96,4 92,8 94,5 96,4 92,8 94,6 96,2 93,0 ĐBSCL 90,6 93,6 87,8 90,8 93,7 88,1 90,8 93,9 87,8

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy qua 3 cuộc Khảo sát mức sống (KSMS) 2004, 2006 và 2008, tỉ lệ dân số biết chữ từ 10 tuổi trở lên trong cả nước cũng khá cao. Tuy nhiên,ở ĐBSCL tỉ lệngười biết chữchỉ đứng trên Tây Bắc và Tây Nguyên, trong khi hai vùng đất này điều kiện vật chất còn thiếu thốn cũng nhưtiềm lực về kinh tếcòn thấp.

Hầu hết những người không biết đọc, biết viết đều sống ở vùng sâu, vùng xa, nghèo túng, thiếu đường giao thông và phương tiện đi lại. Ánh sáng văn minh, hiện đại chưa soi đến nên công tác phổ cập cũng gặp không ít khó khăn. Mặt khác có nhiều người sống trên các ghe thương hồnay đây mai đó, đi làm ăn xa, nên vấn đề học hành của con em và ngay cả bản thân họ cũng không được chú trọng. Một sốngười vẫn còn mangtư tưởng chỉ cần kiếm sống

cho qua ngày thì học hành chỉ gây lãng phí. Nhất là đối với những người có cuộc sống cùng cực, không có nhà cửaổnđịnh, đời của bố mẹsinh ra đãđi làm thuê làm mướn, không đủ cơmăn áo mặc thì nói chi là lo cho con cái ăn học (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 2008).

Tỉ lệ không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất là 38,1%, cao hơn 4,6 lần so với nhóm hộ giàu nhất; của nữ giới là 24,6%, cao hơn 1,6 lần so với của nam giới. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cao đẳng trở lên của nhóm hộ giàu nhất gấp 121 lần nhóm hộ nghèo nhất (Tổng cục Thống kê, 2010).

Bảng 3.3: Tỉ lệ đi học theo cấp họcở ĐBSCL

Đơn vị tính: (%)

Năm Tiểu học Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

2006 107,6 86,8 55,7

2008 102,8 89,1 58,6

2010 103,8 83,5 57,7

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy ở ĐBSCL tỉ lệ đi học chung có xu huớng giảm ở tất cả các cấp học. Nguyên nhân của cấp tiểu học lớn hơn 100% là vì số người ngoài độ tuổi đi học nhưng vẫn đi học ở cấp tiểu học khiến cho số lượng cấp tiểu học tăng cao. Cụ thể, cấp tiểu học năm 2008 là 107,6% thì sang năm 2008 đã giảm xuống còn 102,8% nhưng sang năm 2010 thì tỉ lệ đi học tăng lên 1% thành con số 103,8%. Cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông năm 2008 tăng nhẹ hơn so với năm 2006 đạt 89,1% và 58,6% nhưng sang năm 2010 tỉ lệ này lại giảm xuống còn 83,5% và 57,7%. Ngu yên nhân chủ yếu của việc giảm sút tỉ lệ đi học là do học sinh bỏ học ngày càng nhiều. Học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn gia đình không cóđủ chi phí để cho tiếp tục đi học hay con người dân tộc tiểu số do trình độ học vấn của cha mẹ và do họ ở vùng sâu, vùng xa nên họ không nhận thấy được vai trò và lợi ích của việc đi

học. Đa số những cá nhân nghỉ học họ đi làm phụ giúp gia đình, một số lập gia đình sớm. Thực tế cho thấy, việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã hội.

Bảng 3.4:Tỉ lệ đi học đúng tuổi chia theo cấp học

Đơn vị tính: (%)

Năm Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

2006 88,4 69,3 38,4

2008 86,7 71,5 40,4

2010 91,7 71,4 45,1

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010

Ngược lại với tỉ lệ đi học chung, tỉ lệ đi học đúng tuổi có xu huớng tăng ở tất cả các cấp học, ở thành thị và nông thôn, vùng và nam nữ. Hai xu huớng này cho thấy học sinh ngày càng đi học đúng các độ tuổi quy định của 3 cấp học phổ thông. Cụ thể, năm 2008 tỉ lệ đi học đúng độ tuổi của 3 cấp học đều tăng cao hơn so với năm 2006. Sang năm 2010 các con số này tiếp tục tăng cao với các con số cụ thể như cấp tiểu học năm 2008 là 86,7% thì sang năm 2010 với con số là 91,7%, cấp trung học cơ sở năm 2008 là 71,5% thì sang năm 2010 hầu như không tăng. Cấp trung học phổ thông năm 2008 là 40.4% thì sang năm 2010 là 45.1%.

Chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân 1 nguời 1 tháng đạt khoảng 68 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 6% trong chi tiêu cho đời sống. Chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân 1 nguời 1 tháng của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 5,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất, của hộ thành thị cao gấp 2,6 lần so với hộ nông thôn. Trung bình các hộ dân phải chi hơn 3 triệu đồng cho một thành viên đang đi học, tăng 64% so với năm 2008; nhóm hộ giàu nhất chi 6,8 triệu đồng, cao hơn nhóm hộ nghèo nhất 6,3 lần; hộ thành thị chi 5,3 triệu đồng, cao hơn hộ nông thôn 2,5 lần (Tổng cục Thống kê, 2010).

Bảng 3.5: Tỉ lệ học sinh– sinh viên đang học theo loại truờng

Đơn vị tính: (%) Năm Chung Công lập Bán công Dân lập và tư thục Khác

2006 100 95,6 2,6 1,3 0,5

2008 100 95,7 1,8 2,1 0,5

2010 100 97,8 - 1,8 0,4

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010

Đa số học sinh – sinh viên ở ĐBSCL tập trung học chủ yếu ở trường công lập chiếm trên 95% so với tổng số người đi học tại các trường, có xu hướng tăng lên qua các năm, nguyên nhân là vì mức sống của người dân còn hạn hẹp nên học tại trường công lập chi phí thấp hơn nhiều so với các trường khác cụ thể như sau.

Chi giáo dục, đào tạo bình quân 1 nguời đi học trong 12 tháng qua tại các truờng công lập khoảng 2,5 triệu đồng, thấp hơn so với các loại truờng dân lập (8,6 triệu đồng) và tư thục (12,3 triệu đồng). Trong cơ cấu chi cho giáo dục, khoản học phí (39,1%), học thêm (12,9%) và chi giáo dục khác (24,1%) là các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn. Tỉ lệ học sinh được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp là 38,6%, tăng so với các năm truớc. Có khoảng 93% số thành viên hộ đang đi học trong các trường công lập và có xu huớng tăng qua các năm. Tỉ lệ thành viên đang đi học trong truờng công lập tại khu vực thành thị thấp hơn ở khu vực nông thôn (89% so với 95%), của nhóm hộ giàu nhất thấp hơn của nhóm hộ nghèo nhất (88% so với 98%), ở vùng giàu thấp hơn ở vùng nghèo, của dân tộc Kinh thấp hơn của các nhóm dân tộc khác (Tổng cục Thống kê, 2010)

Điều này dẫnđến việc trìnhđộhọc vấn của người lao độngở ĐBSCL cũng chỉ ở mức độ trung bình. Người lao động có thể biết đọc biết viết nhưng họ lại không được đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ. Vì thế mà mức lương của họ tương đối thấp, mức sống trưa cao. Điều nàyảnh hưởng rất lớn khi cái ăn đã khó thì nói chi đến việc cho con cái của họ đi học.

Hình 3.1: Cơcấu dân sốtừ15 tuổi trởlên phân theo bằng cấp cao nhất năm 2010ở Đồng bằng sông Cửu Long (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2010

Số người chưa bao giờ tới lớp chiếm gần 8% cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên. Còn những người không có bằng cấp chiếm một tỷ trọng khá cao lên tới 26,6% cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong khi đó số dân tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dân số (32,1%). Tỉ lệ người có bằng cấp cao lại rất thấp như cao đẳng và đại học (2,5%) và trên đại học (0,1%).

Thực trạng n g uồn nhân lực yếu của ĐBSCL thể hiện ở việc lực lượng người dân chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệkhá cao. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, muốn phát triển bền vững nông nghiệp, một trong những yếu tố cần thiết là phải có lực lượng trí thức có năng lực và thực sự gắn bó với nông nghiệp, nông dân. Một nghịch lý rất dễ nhận thấyở ĐBSCL hiện nay đã có hệ thống đào tạo kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư thủy lợi, vừa do quy mô đào tạo không cao, lại vừa do mục tiêu đào tạo, nên các kỹ sư tốt nghiệp ra trường phần lớn không làm việc ở nông thôn, một số có làm việc cũng chuyển qua làm cán bộ quản lý nhà nước ở tỉnh, huyện. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, với thực trạng giáo dục đào tạo như trên, thì ĐBSCL đã tụt hậu ít nhất 5 năm so với mặt bằng chung của cả nước và ít nhất 10 năm so với đồng bằng sông Hồng vàĐông Nam bộ.

3.2.2. Thực trạng việc trợ cấp giáo dục đối với người dân ĐBSCL

Hằng năm chính phủ ta đã chi ra một số tiền rất lớn để đầu tư cho giáo nhưng thành quả mang lại chưa được như mong muốn mà nguyên nhân có thể là do nhận được trợ cấp có thể làm giảm động lực học tập của một người hay là trợ cấp chưa đếnđược tay người học … chính vì thế mà trìnhđộ học vấn của người dânở ĐBSCL chỉ ở mức trung bình và chỉ đứng trên Tây Bắc và Tây nguyên.

Tỉ lệ học sinh được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp năm 2010 là 38,6%, tăng so với các năm trước được thể hiện rõ qua bảng 3.7 sau đây:

Bảng 3.6: Tỉ lệ học sinh - sinh viên được miễn giảm qua các năm Đơn vị tính: (%)

Vùng Năm

2006 2008 2010

Chung 35,3 35,5 38,6

Đồng bằng Sông Hồng 24,4 24,5 29,4

Đông Bắc 43,0 42,8 47,1

Tây Bắc 68,6 72,1 64,0

Bắc Trung Bộ 38,0 38,4 39,0

Duyên Hải Nam Trung Bộ 35,8 33,8 37,7

Tây Nguyên 61,1 59,6 49,7

Đông Nam Bộ 21,1 22,,0 29,0

Đồng bắng sông Cửu Long 35,8 39,2 45,6

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010

Năm 2006 tỉ lệ người được miễn giảm là 35.3% thì năm 2008 đã tăng lên 35.5% nhưng sang năm 2010 thì tỉ lệ trợ cấp của chính phủ đã tăng lên 38.6%.

Điều này cho thấy chính phủ ngày càng quan tâm đến người dân. Ta thấy tỉ lệ nhận trợ ở ĐBSCL ngày càng tăng qua các năm nhưng trưa cao lắm. Cụ thể năm 2006 tỉ lệ nhận trợ cấp là 35,8% thì sang năm 2008 đã tăng lên 39,2% và tăng v ọt ở năm 2010 là 45,6%. Điều này chứng tỏ ĐBSCL ngày càng được chính phủ quan tâm. Tỉ lệ nhận trợ cấp của ĐBSCL chỉ đứng trên Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.

Tóm lại tỉ lệ nhận trợ cấpở 8 vùng hầu như đều tăng qua các năm, trong đó Tây Bắc nhận được trợ cấp nhiều nhất trong 8 vùng, thấp nhất là Đông Nam Bộ.

ĐBSCL có tỉ lệ nhận trợ cấp đều tăng qua các năm. Nhưng hầu như người dân chưa tận dụng được nguồn trợ cấp của chính phủ, vì thế mà trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL chỉ ở mức trung bình.

Bảng 3.7: Tỉ lệ nguời đi học trong 12 tháng qua đuợc miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp của người dân ĐBSCL

Đơn vị tính : (%)

Chung Hộ nghèo Dân tộc thiểu số

Gia đình liệt sĩ

Vùng sâu, vùng xa

Gia đình khó khăn

Học sinh

tiểu học Khác

2006 35,8 23,4 5,1 2,9 5,9 6,4 57,7 5,3

2008 39,2 19,7 5,1 2,1 6 5,5 57,1 16,6

2010 45,6 25,6 6,7 1,4 2,1 2,6 73,8 4,5

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010

Hình 3.2: Tỉ lệ nguời đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp của người dân ĐBSCL

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010 Qua biểu đồ và bảng số liệu, ta thấy trợ cấp cho giáo dục trong 12 tháng qua của chính phủ cho ĐBSCL tăng theo qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tỉ lệ trợ cấp là 35.5% thì sang năm 2008 tỉ lệ trợ cấp là 39.2%, nhưng sang năm 2010 tỉ lệ trợ cấp đã tăng lên tới 45.6%. Lý do được trợ cấp nhiều nhất là học sinh tiểu học

(trên 50%), tiếp theo sau đó là hộ nghèo (khoảng 20%), và thấp nhất trong các lý do được miễn giảm là con thương binh liệt sĩ chỉ chiếm khoảng từ 1,5% đến 3%.

Tóm lại việc trợ cấp của chính phủ vẫn tăng đều qua các năm nhưng tỉ lệ người nhận trợ cấp chủ yếu là học sinh tiểu học và hộ nghèo.

Bảng 3.8: Tỉ lệ nguời đi học trong 12 tháng qua đuợc miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp theo cấp học

Đơn vị tính: (%) Năm

Cấp học

2006 2008 2010

Nhà trẻ, mẫu giáo 13,6 14,2 12,9

Tiểu học 75,0 80,0 92,1

Trung học cơ sở 25,2 25,8 22,7

Trung học phổ thông 17,6 17,5 13,5

Trung học chuyên nghiệp 11,0 12,5 7,9

Cao đẳng, đại học - 13,9 7,2

Trên đại học - 1,4 2,8

Khác 25,6 47,0 10,1

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010

Tỉ lệ nhận trợ không đồng đều ở các cấp học, trong khi các cấp học lớn thì chi phí cho việc học tập càng cao mà tỉ lệ nhận trợ cấp lại càng thấp, điều này ảnh hưởng lớn tới trìnhđộ học vấn của họ vì những người nhận trợ cấp chủ yếu là những người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nên việc đi học đối với họ là rất khó khăn, vậy mà trợ cấp chủ yếu ở cấp tiểu học thì họ chỉ có thể học tới cấp tiểu học thì họ có thể kết thúc việc học của mình. Qua bảng số liệu, ta thấy tỉ lệ nhận trợ cấp nhiều nhất là cấp tiểu học và tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2008 là 75% thì sang năm 2008 t ỉ lệ nhận trợ cấp tăng lên 80%, sang năm 2010 thì tỉ lệ này tăng lên 92%. Ta có thể thấy trìnhđộ cao đẳng và đại học thì tỉ lệ nhận được trợ cấp lại có xu hướng giảm đi, cụ thể năm 2008 là 13,9% thì sang năm 2010 tỉ lệ nhận trợ cấp giảm xuống còn 7,2%. Riêng trìnhđộ trên đại học thì

tỉ lệ nhận trợ cấp lại có xu hướng tăng nhẹ, năm 2008 là 1,4% thì sang năm 2010 là 2,8%. Còn các cấp học khác thì lại có xu hướng giảmở năm 2010.

Nhìn chung tỉ lệ nhận trợ cấp không đều giữa các cấp học, chủ yếu nhận được trợ cấp làở cấp tiểu học và tăng dần qua các năm. Trong khi đó tỉ lệ nhận trợ cấp ở các cấp học cao rất thấp và có xu hướng giảm dần. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL chỉ ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của TRỢ cấp đến TRÌNH độ học vấn của NGƯỜI dân ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)