Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL
4.3.2. Kết quả ước lượng
4.3.2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến trình độ học vấn của người dân ĐBSCL
Để thấy được vì sao trình độ học vấn của cá nhân ở ĐBSCL chỉ ở mức trung bình và để xem các yếu tố nào có tác động đến trình độ học vấn của cá nhân này, ta tiến hành ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến trìnhđộ học vấn của người dân ĐBSCL.Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng 4.11:
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình trình độ học vấn cá nhân
Biến số Hệ số Sai số chuẩn Mức ý nghĩa
Trợ cấp -1,3542 0,4400 0,002
Giới tính 0,9079 0,08 64 0,000
Thu nhập bình quân 0,0003 0,0000 0,000
Khu vực sống -1,0201 0,1055 0,000
Học vấn chủ hộ 0,5412 0,0134 0,000
Giới tính chủ hộ -0,6206 0,1041 0,000
Hằng số 3,8836 0,1528 0,000
Số quan sát 4.713
R2 0,3599
Prob > F = 0,000
Hệ số R2 (R - Square) = 0,3599 có nghĩa là các biến được đưa vào mô hình này có thể giải thích được 35,99% sự biến động của số năm đi học (Y), còn lại 64,01% là do các yếu tố tác động khác không được nghiên cứu trong mô hình này.
Theo kết quả nghiên cứu, ta có mức ý nghĩa = 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình hồi quy trên có ít nhất một biến độc lập cóảnh hưởng đến học
vấn của các nhân.
Tiếp theo ta sẽ đi vào phân tích ảnh hưởng của lần lượt từng yếu tố độc lập đến trìnhđộ học vấn cá nhân.
Trợ cấp giáo dục và trìnhđộ học vấn
Kết quả ước lượng cho thấy hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0,002 rất nhỏ. Khi cố định các yếu tố khác, người nhận được trợ cấp sẽ có thể có trìnhđộ học vấn trung bình thấp hơn người không nhận được trợ cấp là gần 1,4 năm học.
Hệ số của biến trợ cấp là âm điều này có thể được giải thích như sau: những người nhận trợ cấp chủ yếu là những người nghèo, dân tộc tiểu số, vùng sâu, vùng xa và có thu nhập bình quân thấp. Đây là các đối tượng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn. Hầu hết các đối tượng được nhận trợ cấp chủ yếu là ở cấp tiểu học nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên dù có nhận được trợ cấp đi chăng nữa thì họ cũng sẽ kết thúc việc học tập của mình sớm. Trợ cấp chủ yếu làở cấp tiểu học nên khi lên các cấp học cao hơn (THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học, …) thì chi phí học tập càng tăng, thế nhưng tỉ lệ nhận trợ cấp càng giảm nên những người này không đủ khả năng tiếp tục học nên phải bỏ học giữa chừng. Chính vì thế mà trìnhđộ học vấn của những đối tượng này nói riêng và người dân ĐBSCL nói chung còn thấp. Điều này cũng góp phần làm cho mức sống và thu nhập bình quân trênđầu người của người dân ĐBSCL còn thấp và thấp hơn các khu vực khác.
Giới tính và trìnhđộ học vấn
Kết quả ước lượng trong bảng 4.9 cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về trìnhđộ học vấn giữa nam và nữ. Nếu cố định các yếu tố khác thì người nam có thể có trìnhđộ học vấn trung bình cao hơn nữ 0,9 năm học. Điều này phù hợp với những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy người nam thường hưởng lợi nhiều hơn so với người nữ từ chương trình phúc lợi xã hội (Orazio Attanasio Emla Fitzsimons Ana Gomez, 2005). Điều này phù hợp với kết quả kỳ vọng là người nam sẽ đi học nhiều hơn người nữ. Kết quả ước lượng cho thấy trình độ học vấn của người nữ ở ĐBSCL vẫn còn thấp và thấp hơn nam giới. Điều này cho người dân ĐBSCL vẫn còn tồn tại quan điểm sai lầm là không nên cho nữ đi học nhiều.
Thu nhập bình quân và trìnhđộ học vấn
Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000).Thực tế, các cá nhân kỳ vọng rằng nếu thu nhập bình quân của gia đình càng cao thì gia đình sẽ có điều kiện cho con cái của họ đi học nhiều hơn nên trình đ ộ học vấn cũng cao hơn. Do đó, khi cố định các yếu tố khác, thì khi thu nhập bình quân tăng lên 1 triệu thì số năm đi học của các thành viên tăng lên 0,3 năm học. Điều này phù hợp với kỳ vọng vì thu nhập bình quân đo lường mức độ giàu, nghèo của hộ gia đình, nên khi thu nhập trung bình tăng lên có nghĩa là gia đìnhđó giàu có lên và s ẽ có điều kiện để các thành viên trong gia đình được đi học nhiều hơn. Kết quả trên phù hợp với kỳ vọng là thu nhập trung bình cao thì thành viên trong giađình sẽ có trìnhđộ học vấn cao.
Khu vực sống và trìnhđộ học vấn
Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000).
Kết quả ước lượng cho thấy sự khác biệt đáng kể về số năm đi học và khu vực sống. Khi ta cố định các yếu tố khác thì người dân sống ở khu vực nông thôn sẽ có thể có trình độ học vấn trung bình thấp hơn khu vực thành thị là khoảng 1 năm học. Kết quả ước lượng phù hợp với giá trị kỳ vọng vìở thành thị điều kiện học tập sẽ tốt hơn, mức sống của người dân ở thành thị cũng cao hơn nên có th ể chi tiêu nhiều cho giáo dục hơn là ở nông thôn. Vì vậy, trìnhđộ học vấn ở nông thôn sẽ thấp hơn ở thành thị.
Học vấn chủ hộ và trìnhđộ học vấn
Hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy với mức ý nghĩa 0,000. Nếu cố định các yếu tố khác, thì khi trình học vấn trung bình của chủ hộ tăng lên 1 năm thì trìnhđộ học vấn trung bình của các thành viên trong gia đình cũng tăng lên 0,54 năm học. Điều này phù hợp với kết quả phân tích trước cho rằng nếu trình độ học vấn chủ hộ càng cao thì trình độ học vấn của thành viên trong gia đình sẽ cao. Chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ nhận thức được lợi ích và vai trò của giáo dục đến tương lai mỗi cá nhân nói riêng và sự phát triển nên sẽ cho các thành viên trong gia đình đi học nhiều hơn.
Giới tính chủ hộ và trìnhđộ học vấn
Theo kết quả ước lượng ta thấy hệ số của biến này có ý nghĩa đối với mô
hình, với mức ý nghĩa rất nhỏ (0,000). Khi cố định các yếu khác, nếu chủ hộ là nam thì trìnhđộ học vấn trung bình của các thành viên trong gia đình có thể thấp hơn nếu chủ hộ là nữ là 0,6 năm học. Xét về yếu tố tâm lý chung thì người phụ nữ thường thương yêu và chăm sóc con cái chu đáo hơn, còn người cha thì bận làm việc nhiều để lo cho cuộc sống gia đình hoặc tình thương ít được biểu lộ ra bên ngoài. Chính vì thế trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình nếu chủ hộ là nữ sẽ cao hơn khi các chủ hộ là nam.