Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI DÂN ĐBSCL
4.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
4.1.4. Tỉ lệ nhận trợ cấp phân theo loại trường
Hệ thống trường học ở ĐBSCL ngày càng đa dạng, đủ các loại hình. Ngoài các trường công lập, thì các trường ngoài công lập cũng mọc lên ngày càng nhiều như dân lập, bán công, tư thục. Các trường này ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới trang thiết bị giáo dục cũng như không ng ừng cải thiện điều kiện về cơ sở vật chất để có thể thu hút học viên theo học và cạnh tranh với các trường công lập khác. Liệu có sự khác biệt nào giữa các loại trường này trong chính sách trợ cấp của Chính phủ, ta đi vào phân tích sự khác biệt này thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.5: Tỉ lệ các trường nhận trợ cấp trong mẫuở ĐBSCL Đơn vị tính: Người Trợ cấp
Loại
trường Có Tỉ lệ (%) Không Tỉ lệ (%) Tổng Tỉ lệ (%)
Công lập 185 95,37 4,449 98,36 4.634 98,32
Dân lập 2 1,05 14 0,31 16 0,34
Tư thục 0 0,00 19 0,42 19 0,40
Bán công 2 1,05 9 0,20 11 0,23
Khác 1 0,53 32 0,71 33 0,70
Tổng 190 100,00 4.523 100,00 4.713 100,00
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010
Đa số những người dân ở ĐBSCL đều tập trung học ở trường công lập (98,32%), vì mức học phí ở các trường này luôn thấp hơn và các chế độ chính sách ưu tiên như học bổng, trợ cấp cũng nhiều hơn các loại hình trường học khác.
Chính vì thế mà tỉ lệ trợ cấp nhận được ở loại trường Công lập cũng rất cao, khoảng 95% trong tổng số các trường nhận được trợ cấp. Tiếp theo sau là trường Dân lập và trường Bán công có tỉ lệ trợ cấp là 1.05% và trường tư thục không nhận được trợ cấp. Tóm lại các đối tượng nhận được trợ cấp tập trung nhiều nhất ở các trường công lập. Điều này cũng rất dễ hiểu vì trường Công lập là loại trường do Nhà Nước xây dựng nên để phục vụ cho lợi ích công cộng và mức học phíở các trường này thấp hơn rất nhiều lần so với các trường khác nên tỉ lệ nhận trợ cấpở loại trường này cao hơn các trường khác.
4.1.5. Tỉ lệ nhận trợ cấp phân theo khu vực sống
Sự khác nhau về khu vực sinh sống cũng dẫn đến sự khác nhau trong kết quả học tập của người học. Nếu người học sống ở thành thị thì sẽ có lợi thế hơn người học sống ở nông thôn về điều kiện học tập cả về cơ sở vật chất lẫn các phương tiện giải trí tinh thần. Nếu các cá nhân họcở thành thị biết cách vận dụng các điều kiện đó một cách hợp lý thì kết quả học tập sẽ cao hơn các cá nhân khác và dĩ nhiên cũng sẽ cao hơn các cá nhân sống ở vùng nông thôn.
Ngược lại, những người sống và học tại các vùng nông thôn có phần thiệt thòi hơn ở vùng thành thị về điều kiện học tập cũng như khó khăn hơn trong vi ệc trang trãi chi phí cho việc học. Điều kiện về giao thông, phương tiện đi lại cũng kém hơn, điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trường vùng nông thôn cũng kém hơn rất nhiều so với các trường ở thành thị. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và cả quyết định tiếp tục học hay không của các cá nhân này. Từ thực tế này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có những chính sách hỗ trợ để tạo thêm động lực cho các cá nhân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể tiếp tục theo học. Sự khác nhau trong việc nhận trợ cấp của người học phân theo khu vực sống được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6: Tỉ lệ trợ cấp phân theo khu vực sống
Đơn vị tính:Người Khu vực sống
Trợ
cấp Thành
thị
Tỉ lệ (%)
Nông thôn
Tỉ lệ
(%) Tổng Tỉ lệ
(%)
Có 30 2,63 160 4,48 190 4,03
Không 1.109 97,37 3.414 95,52 4.523 95,97
Tổng 1.139 100,00 3.574 100,00 4.713 100,00 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010
Dựa vào biểu bảng, ta thấy tỉ lệ nhận trợ cấp ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Cụ thể tỉ lệ nhận trợ cấpở thành thị là 2,63%. Trong khi đó tỉ lệ nhận trợ cấp ở nông thôn đạt 4,48%. Điều này có thể dễ dàng giải thích được vì ở nông thôn điều kiện vật chất, kinh tế khó khăn hơn và cơ sở hạ tầng còn yếu kém hơn ở thành thị. Thêm vào đó, cuộc sống ở nông thôn còn thiếu thốn và thu nhập của người dân chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp nên thấp hơn nhiều so với thu nhập ở thành thị, mức sống của người dân cũng không cao, … Vì thế mà người dân ở nông thôn cần phải nhận được trợ cấp nhiều hơn ở thành thị. Thực tế cho thấy dù rằng ở nông thôn nhận được trợ cấp của chính phủ nhiều hơn ở thành thị nhưng
nông thôn thường có thu nhập bình quânđầu người thấp hơn ở thành thị nên gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả chi phí học hành của con cái trong gia đình.
Như vậy, phân theo khu vực sống thìđối tượng được nhận trợ cấp giáo dục nhiều là các cá nhân sống ở vùng nông thôn. Thế nhưng để biết được các cá nhân nhận được trợ cấp nhiều nhất ở cấp học nào và cụ thể hơn là những năm học nào, hãy xem bảng số liệu sau về tỉ lệ người học được miễn giảm học phí theo năm học.
Bảng 4.7: Tỉ lệ người học được miễn giảm theo năm họcở ĐBSCL
Đơn vị tính:Người Miễn giảm
Năm
học Có Tỉ lệ (%) Không Tỉ lệ (%) Tổng Tỉ lệ (%)
0 7 3,68 65 1,44 72 1,53
1 7 3,68 131 2,90 138 2,93
2 18 9,47 355 7,85 373 7,91
3 36 18,95 390 8,62 426 9,04
4 25 13,16 434 9,60 459 9,47
5 25 13,16 662 14,64 687 14,58
6 19 10,00 454 10,04 473 10,04
7 13 6,84 281 6,21 294 6,24
8 9 4,74 323 7,14 332 7,04
9 18 9,47 506 11,19 524 11,12
10 2 1,05 155 3,43 157 3,33
11 2 1,05 128 2,83 130 2,76
12 8 4,21 443 9,79 451 9,57
15 1 0,53 51 1,13 52 1,10
16 0 0,00 139 3,07 139 2,95
18 0 0,00 5 0,11 5 0,11
22 0 0,00 1 0,02 1 0,02
Tổng 190 100,00 4.523 100,00 4.713 100,00
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam,Điều tra mức sống dân cưViệt Nam, 2010
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tỉ lệ nhận trợ cấp của người họcở ĐBSCL