Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 43)

CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2.1. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam 1. Quá trình phát triển chế định kết hôn có yếu tố nước ngoài

2.1.2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài

2.1.2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn

Để xét tính hợp pháp của quan hệ kết hôn cần nghiên cứu đến điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. Điều kiện kết hôn là yêu cầu của pháp luật đặt ra đối với các đương sự khi kết hôn. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì việc kết hôn là hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do vậy, đây là một trong hai tiêu chí xem xét tính hợp pháp của việc kết hôn.

Thông thường các nước theo hệ thống Civil Law quy định dung dấu hiệu quốc tịch, các nước theo Common Law dùng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định luật áp dụng.

Theo pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã gián tiếp đưa ra nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể:

“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Tức là, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện kết hôn. Đây chính là việc Việt

Nam thừa nhận và áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch (lex nationalis) để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.

Từ nội dung của quy định trên, việc áp dụng pháp luật điều chỉnh về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu như sau13:

- Việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam (công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam). Trong trường hợp này, các bên phải đảm bảo các tiêu chuẩn về điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mình, đồng thời người nước ngoài phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định trên có thể xảy ra trường hợp người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch hoặc không quốc tịch.

Người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch

Theo Điều 760 Bộ Luật Dân sự (BLDS) quy định: “Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài

1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp

13 TS. Nông Quốc Bình, TS. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2011, tr. 172 - 176.

dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”.

Trường hợp này, pháp luật của các nước thường áp dụng hai nguyên tắc:

(i) áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và thường trú; (ii) áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất. Tức là, áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch sẽ được áp dụng pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời thường trú, nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì theo pháp luật của nước mà người đó mang hộ chiếu (điểm b, khoản 1, Điều 44 Nghị định 24/2013/NĐ-CP, quy định về giấy tờ đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch).

Người nước ngoài không quốc tịch

Trường hợp này, pháp luật các nước thường điều chỉnh theo pháp của nước mà người này thường trú vào thời điểm phát sinh quan hệ. Theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài không quốc tịch sẽ được áp dụng pháp luật của nước, nơi người đó thường trú (điểm a, khoản 1, Điều 44 Nghị định 24/2013/NĐ-CP, quy định về giấy tờ đối với người nước ngoài không quốc tịch).

- Việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Với trường hợp này, công dân Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, người nước ngoài phải thực hiện quy định về điều kiện kết hôn của nước mà người đó mang quốc tịch. Việc tuân theo quy định này sẽ là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận tính hợp pháp của việc kết hôn đó.

Khi các bên tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, bên cạnh việc thực hiện quy định về điều kiện kết hôn theo Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì các bên cũng phải tuân theo Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn. Để có cái

nhìn toàn diện về về vấn đề, cần xem xét, đánh giá và so sánh với pháp luật các nước trên thế giới này các nội dung của điều kiện kết hôn, cụ thể như sau:

* Điều kiện về độ tuổi kết hôn

Do sự phát triển về tâm sinh lý con người nên đến một độ tuổi nhất định, con người mới có đầy đủ khả năng về sinh lý, về sức khỏe, về tâm lý để có thể bước vào cuộc sống hôn nhân, nên pháp luật các nước đều quy định nam nữ phải đạt độ tuổi nhất định mới được phép kết hôn, và độ tuổi của nam thường khác độ tuổi của nữ. Do đặc điểm về chủng tộc, về sự phát triển kinh tế xã hội, về phong tục, tập quán mà mỗi nước, mỗi thời kỳ lại có quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau. Thông thường pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu khi nam, nữ kết hôn.

Tại Trung Quốc, tuổi kết hôn tối thiểu của nam là 22, của nữ là 20; tại Pháp, tuổi kết hôn của nam là tròn 18 tuổi, của nữ là tròn 16 tuổi (Điều 144. Bộ luật dân sự Pháp). Theo pháp luật của Anh thì cả nam và nữ là tròn 16 tuổi, pháp luật Nhật Bản quy định độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ là tròn 18 tuổi (Điều 731. Bộ luật dân sự Nhật Bản)14.

Theo pháp luật Việt Nam, tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2000: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Về cách tính tuổi kết hôn, tại Mục 1 điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn Không bắt buộc nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn. Do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn. Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì độ tuổi kết hôn đã được vận dụng giảm, linh hoạt hơn so với quy định trước đây. Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì chỉ cần nam bước dang tuổi 20, nữ bước sang tuổi 18 (tức là 19 tuổi 1 ngày đối với nam và 17 tuổi 1 ngày so với nữ) là đủ điều kiện về tuổi để kết hôn.

14 Ths. Nhâm Ngọc Hiển, Kết hôn có yếu tố nước ngoài – Thực trạng và thực tiễn áp dụng luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Hà Nội – 2010, Tr.43.

So với pháp luật của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực thì quy định về độ tuổi kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ở mức trung bình không cao như Trung Quốc, cũng như không đến mức quá thấp như một số bang của Mỹ - độ tuổi kết hôn tối thiếu của nam là 14 tuổi, nữ là 13 tuổi.

Quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở đánh giá sự phát triển độ tuổi của con người Việt Nam, có sự tham khảo quy định của các nước trong khu vực và cân đối cho phù hợp với quy định về năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật Dân sự.

Pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trên thế giới chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa cũng như khoảng cách chênh lệch độ tuổi giữa nam và nữ. Điều này xuất phát từ quan niệm: Hôn nhân là quyền tự do của mỗi cá nhân, nó bắt nguồn từ tình yêu nam – nữ và vì tình cảm này không có giới hạn về tuổi tác, cũng không tính toán sự chênh lệch nên không thể quy định dộ tuổi tối đa cũng như giới hạn khoảng cách quá chênh lệch tuổi việc kết hôn. Tuy nhiên, tại khoản 2, Điều 10 Thông tư 22/2013/TT- BTP ngày 31 tháng 12 năm 201315 được ban hành vừa qua đã có quy định về

“độ tuổi chênh lệch” thông qua thủ tục phỏng vấn tại Sở Tư pháp đối với đương sự có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Theo quy định này, khi công dân Việt Nam có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn với người nước ngoài mà hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên thì Sở Tư pháp yêu cầu bên người nước ngoài về Việt Nam để phỏng vấn làm rõ. Với quy định như vậy, pháp luật Việt Nam bước đầu bảo vệ sức khỏe của các bên kết hôn (nhất là đối với công dân Việt Nam),bảo vệ được cuộc sống gia đình của họ.

* Điều kiện về ý chí, sự tự nguyện của hai bên nam – nữ

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là nguyên tắc và là điều kiện bắt buộc đối với hôn nhân trong chế độ mới, song hành cùng với sự ghi nhận quyền bình

15 Thông tư 22/2013/TT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 2013,quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaNghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

đẳng nam nữ. Tuy nhiên, tính tự nguyện trong hôn nhân được xem xét với nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của các nhà làm luật phương Tây, sự tự nguyện ở đây thường gắn với sư tự nguyện trong hợp đồng nên có thể áp dụng chế độ đại diện kết hôn (Luật hôn nhân Australia 1961, Điều 2 chương 2 phần II Luật hôn nhân Thụy Điển 1987, Điều 148 Bộ luật dân sự Pháp)16.

Pháp luật những nước xã hội chủ nghĩa nói chung, Việt Nam nói riêng thì sự tự nguyện xuất phát từ tình cảm giữa nam và nữ nên không thừa nhận chế độ đại diện trong kết hôn. Sự tự nguyện ở đây là việc hai bên nam – nữ tự mình quyết định việc kết hôn với nhau xuất phát từ tình yêu thương, thể hiện rõ ý chí của bản thân, không chịu sự tác động của bên nào hay tác động của người khác.

Do đó, nếu như trước đây, hôn nhân phong kiến có đặc trưng do cha mẹ sắp đặt, đảm bảo môn đăng hộ đối, hôn nhân thường thiếu tình yêu, dẫn đến nhiều trường hợp không có hạnh phúc gia đình; thì đặc thù của chế độ hôn nhân và gia đình mới là sự tự nguyện. Sự tự nguyện đảm bảo cho hai bên quyền quyết định cao nhất, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; cũng không có bên thứ ba nào có quyền cưỡng ép hai bên nam nữ phải kết hôn. Sự tự nguyện trên cơ sở tình cảm là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững. Vấn đề này được quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2000.

Sự tự nguyện còn thể hiện ở việc những người có yêu cầu đăng ký kết hôn phải ký xác nhận vào tờ khai đăng ký kết hôn, phải có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn vào thời điểm nộp Tờ khai đăng khai đăng ký kết hôn và ngày nhận Giấy chứng nhận kết hôn để tiếp tục khẳng định sự tự nguyện bằng cách trả lời trực tiếp cán bộ phụ trách việc đăng ký kết hôn (khoản 2, Điều 11 Nghị dịnh 24/2013/NĐ-CP); tự nguyện ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn. Pháp luật Việt Nam không cho phép vắng mặt hoặc ủy quyền cho người khác đại điện khi Ký nhận Giấy chứng nhận kết hôn, chỉ cho phép ủy quyền cho vợ/chồng chưa cưới khi nộp hồ sơ/Tờ khai đăng ký kết hôn ban đầu.

16 Ths. Hoàng Như Thái, Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, Hà Nội – 2012.

* Điều kiện về sức khỏe

Sức khỏe là một trong những cơ sở để đảm bảo năng lực hành vi dân sự, là cơ sở quan trọng để một người có thể trở thành chủ thể thực sự của quan hệ kết hôn. Do vậy, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định điều kiện sức khỏe là một trong các điều kiện kết hôn bắt buộc đảm bảo cần thỏa mãn. Do đó, điều kiện về sức khỏe là điều kiện y học chuyên sâu để tránh xảy ra trường hợp một bên mang bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bên kia, hoặc có khả năng cao sinh ra những đứa trẻ khuyết tật bẩm sinh – là gánh nặng đối với gia đình, xã hội, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và nòi giống của dân tộc.

Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ yêu cầu xét nghiệm máu. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, xét nghiệm máu có thể xác định được nhiều bệnh khác nhau, kể cả vấn đề xác định các bên đương sự có cùng huyết thống hay không.

Theo pháp luật Việt Nam cũng có những quy định khác nhau về điều kiện sức khỏe:

Luật Hôn nhân và gia đình 1959 quy định: những người bất lực hoàn toàn về sinh lý, mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc mà chưa chữa khỏi thì không được kết hôn (Điều 10); Luật Hôn nhân và gia đình 1986 (điểm b, Điều 7) quy định: những người đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu không được phép kết hôn.

Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 1993 quy định: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định tại các điều 5, 6 và 7 của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, không bị nhiễm HIV…” (khoản 1, Điều 6). Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định theo hướng hạn chế nhất những trường hợp không được kết hôn vì lý do sức khỏe, kể cả trường hợp đương sự

mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS cũng vẫn có quyền kết hôn, miễn là phía đối tác biết và chấp nhận. Tại khoản 2, Điều 10 của Luật quy định: Chỉ những người bị mất năng lực hành vi dân sự mới không được kết hôn.

Đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, Nghị định 24/2013/NĐ- CP cụ thể hóa quy định Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000, cũng như quy định một trong các giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sở đăng ký kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Một người chỉ bị coi là bị mất năng lực hành vi dân sự khi người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

đồng thời theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

Thực tế những năm gần đây cho thấy, không ít trường hợp người nước ngoài không đảm bảo điều kiện sức khỏe vẫn kết hôn với các cô gái Việt Nam (đối tượng chủ yếu là người Đài Loan, Hàn Quốc); có nhiều trường hợp bên nam là người nước ngoài bị dị tật, bại liệt mặc dù theo pháp luật Việt Nam họ không bị mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn được kết hôn nhưng vì mục đích kinh tế, vì gia đình…nhiều cô gái Việt Nam khỏe mạnh, xinh đẹp vẫn chấp nhận kết hôn để lại nhiều nỗi xót xa cho gia đình, cho xã hội. Có những trường hợp người nước ngoài bị tâm thần nhưng theo quy định của quốc gia họ vẫn được cấp giấy tờ hộ tịch để làm thủ tục kết hôn, biểu hiện tâm thần của họ khi bộc lộ, khi không bộc lộ hoặc có biểu hiện những không rõ, các cô gái Việt Nam không có nhiều thời gian để tìm hiểu, ngôn ngữ lại bất đồng, đương sự thường có người nhà, người phiên dịch giúp đỡ nên phụ nữ Việt Nam, kể cả cán bộ trực tiếp giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn cũng không biết được chính xác tình trạng sức khỏe, vẫn giải quyết cho đăng ký kết hôn. Vì vậy, để đảm bảo quy định về điều kiện sức khỏe được thực hiện hiệu quả, đảm bảo quyền và

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)