Tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

3.1. Thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài giai đoạn 2002-2012

3.1.1. Tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc

3.1.1.1. Tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Đài Loan

Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương những năm trước đây, thì phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Đài Loan chiếm tỷ lệ rất cao (trên dưới 70%) tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài23. Các tỉnh, thành phố có nhiều phụ nữ kết hôn với đàn ông Đài Loan là: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang...

Bảng 3.2. Số liệu thống kê tại một số tỉnh, thành phố có nhiều phụ nữ kết hôn với người nước ngoài trong năm 2012 và 201324

Tỉnh/Thành phố Năm 2012 Năm 2013

An Giang 82 37

Bắc Giang 97 80

Cần Thơ 207 257

Đồng Nai 292 253

Đồng Tháp 108 136

Hải Dương 123 121

Hải Phòng 67 106

23 Theo Báo cáo về thực trạng quản lý việc kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay và kiến nghị việc hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn bán phụ nữ,Lương Thị Lanh – Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

24 Theo Báo cáo tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố.

Hậu Giang 205 243

Tây Ninh 111 135

Vĩnh Long 151

TP. Hồ Chí Minh 637

Trong những năm gần đây số vụ kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Đài Loan có chiều hướng giảm (nhưng vẫn còn nhiều) do phía Nhà nước Việt Nam cũng như phía Đài Loan áp dụng các biện pháp quản lý chặt và do xu hướng chuyển sang kết hôn với đàn ông Hàn Quốc.

3.1.1.2. Tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc:

Tương tự như hiện tượng kết hôn với người Đài Loan trước đây, trào lưu kết hôn với người Hàn Quốc cũng phát triển rất nhanh (trong vòng 6 năm từ đầu năm 2002 đến cuối năm 2007 số người Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc sang Hàn Quốc sinh sống là 25.000 người)25.

Trong thời gian đầu việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Hàn Quốc chủ yếu được đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo thủ tục: nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp. Việc đăng ký kết hôn theo cách này được thực hiện theo một quy trình tương đối chặt chẽ: nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp (hai bên có mặt tại Sở Tư pháp để trả lời phỏng vấn)

→ Sở Tư pháp gửi công văn đề nghị Công an tỉnh xác minh (nếu cần) → Sở Tư pháp trình hồ sơ sang Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố → Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trả kết quả cho Sở Tư pháp → Sở Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn (cả hai bên phải có mặt tại Sở tư pháp để nhận Giấy chứng nhận kết hôn).

Thời gian sau, do việc làm thủ tục đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc quá đơn giản, hơn nữa thủ tục công nhận việc kết

25 Theo Báo cáo về thực trạng quản lý việc kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay và kiến nghị việc hoàn thiện pháp luật nhằm tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn bán phụ nữ, Lương Thị Lanh – Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

hôn đó tại Việt Nam cũng đơn giản hơn so với thủ tục đăng ký kết hôn, nên hầu hết họ đã chuyển sang làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, sau đó làm thủ tục công nhận ở Việt Nam. Để đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc thì cô dâu Việt Nam chỉ cần gửi hồ sơ sang Hàn Quốc (không trực tiếp sang Hàn Quốc) và cơ quan hộ tịch của Hàn Quốc cho đăng ký kết hôn (pháp luật Hàn Quốc cho phép kết hôn vắng mặt), sau đó người chồng Hàn Quốc chuyển giấy tờ hộ tịch (đã đăng ký tên người vợ Việt Nam) sang Việt Nam để làm thủ tục công nhận việc kết hôn tại Việt Nam. Cũng chính vì phía Hàn Quốc không quy định bắt buộc khi kết hôn phải có mặt cả hai vợ chồng, nên phần lớn các trường hợp kết hôn, phía nữ công dân Việt Nam ít có điều kiện tiếp xúc với phía nam công dân Hàn Quốc, thậm chí có trường hợp đã đăng ký kết hôn "người vợ" vẫn chưa gặp mặt "người chồng". Qua phản ánh của dư luận báo chí (cả của Việt Nam và Hàn Quốc), thì việc kết hôn này chủ yếu thông qua các tổ chức môi giới hôn nhân của Hàn Quốc (được cấp phép hoạt động) móc nối với một số tổ chức và cá nhân làm dịch vụ môi giới bất hợp pháp tại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có một số chị em phụ nữ Việt Nam sau khi sang định cư cùng chồng tại Hàn Quốc cũng tích cực trong việc giới thiệu cho người quen ở Việt Nam, chính vì sự “mối lái” này mà số trường hợp chị em kết hôn với nam công dân Hàn Quốc thường tập trung nhiều ở từng địa bàn nhất định như: Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Lâm Đồng, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Hậu Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Long...

Bảng 3.3. Số liệu kết hôn với công dân Hàn Quốc, làm thủ tục ĐKKH tại Hàn Quốc, ghi chú kết hôn tại Việt Nam26

Tỉnh/

Thành phố

Năm 2012 Năm 2013

Tổng số việc ghi chú

Ghi chú việc kết hôn tại Hàn Quốc

Tổng số việc ghi chú

Ghi chú việc kết hôn tại Hàn Quốc

An Giang 82 65 165 147

Bắc Giang 55 50 53 48

Bắc Kạn 3 3 4 4

26 Theo Báo cáo tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố.

Bạc Liêu 82 80 170 167

Bến Tre 30 20 27 21

Bình Dương 9 2 17 7

Bình Phước 19 19 29 29

Bình Thuận 220 184 107 107

Cà Mau 109 107 322 317

Cần Thơ 770 765 943 943

Cao Bằng 10 10 3 2

Đồng Tháp 47 44 94 87

Gia Lai 7 5 3 1

Hà Giang 22 22 29 29

Hà Nam 7 7 12 12

Lai Châu 10 6 136 51

Lâm Đồng 577 574 11 11

Lạng Sơn 8 7 247 247

Long An 20 15 602 583

Lào Cai 3 3 591 590

Nam Định 38 38 12 11

Ninh Bình 14 11 23 22

Nghệ An 88 88 13 7

Hà Nội 92 36 430 429

Hà Tĩnh 18 18 1 1

Hải Phòng 556 539 24 24

Hòa Bình 15 14 15 11

Hải Dương 226 224 8 8

Phú Yên 7 6 35 30

Khánh Hòa 16 8 27 27

Ninh Thuận 7 7 87 80

Kiên Giang 481 477 4 4

Hậu Giang 919 917 23 21

Quảng Bình 5 5 2 2

Quảng Nam 8 7 1 0

Quảng Ngãi 7 7 6 6

Quảng Ninh 706 702 457 456

Quảng Trị 2 2 6 4

Sóc Trăng 11 6 21 11

Sơn La 4 4 4 4

Tây Ninh 34 30 217 204

Thái Bình 88 82 49 42

Thái Nguyên 27 25 17 14

Thanh Hóa 39 34 40 34

Tiền Giang 27 15 31 19

Trà Vinh 12 12 31 31

Tuyên Quang 12 11 10 10

Vĩnh Long 164 161 125 115

Vĩnh Phúc 9 9 16 14

Yên Bái 22 22 9 9

Do thủ tục đơn giản như vậy nên các trường hợp kết hôn với công dân Hàn Quốc đã tăng rất nhanh về số lượng và chuyển hầu hết sang thực hiện theo trình tự này.

3.1.1.3. Đặc điểm chung của các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc:

Trên cơ sở đánh giá tình hình kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài trong những năm qua cho thấy phần lớn phụ nữ Việt Nam là nông dân, trình độ văn hoá thấp, nhà nghèo, thiếu việc làm. Số phụ nữ Việt Nam quyết định đi đến hôn nhân với người Đài Loan, Hàn Quốc còn bị ảnh hưởng bởi những dạng tâm lý sau như: chạy theo phong trào, chạy theo “mốt”

lấy chồng nước ngoài, có tâm lý phó mặc cho số phận và ước mơ viển vông, xa thực tế, họ coi nước ngoài là miền đất hứa.

Bên cạnh đó,mục đích của việc kết hôn chủ yếu vì mục đích kinh tế, cũng có trường hợp do lười lao động nên ước mơ được sang nước ngoài với mong ước đổi đời (những bộ phim ảnh truyền hình của Hàn Quốc rất dễ hấp dẫn các cô gái trẻ bởi những điều kiện vật chất hiện đại);

Thêm nữa, sự hiểu biết giữa hai bên trước khi kết hôn là hết sức hạn chế vì thời gian tiếp xúc quá ngắn, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ là không đáng kể, thiếu thông tin chung để tìm hiểu những phong tục, tập quán về đất nước mà mình sẽ đến làm dâu. Ngoài ra, độ tuổi chênh lệch của người chồng hơn tuổi vợ là tương đối cao (Ví dụ: chị Đinh Thị Thu ở xã Lập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng kết hôn người đàn ông già hơn mình 46 tuổi). Sự chênh lệch lớn về độ tuổi sẽ dẫn đến sự khác biệt về sức khỏe, tâm sinh lý. Với khoảng cách của

một thế hệ thì việc hòa hợp về tâm sinh lý để có cuộc sống chung hạnh phúc là khó khăn, đặc biệt là khi ngôn ngữ phong tục và tập quán có sự khác biệt mà phần thiệt thòi sẽ thuộc về phía những người phụ nữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)