Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Hiệp định tương trợ

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

2.2. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo Hiệp định tương trợ

Ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế là giải pháp tốt nhất để giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh giữa các nước một cách hòa bình và thỏa đáng, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của công dân các nước tham gia quan hệ. Các Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) này bao gồm các quy phạm pháp luật xung đột chỉ ra pháp luật nước nào được áp dụng, hay nói cách khác là đưa ra nguyên tắc áp dụng luật. Theo đó, các HĐTTTP chủ yếu dùng hệ thuộc luật quốc tịch, luật nơi cư trú và luật nơi thực hiện hành vi của đương sự.

2.2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương trong đó ghi nhận các nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đó là các Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP)

mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Trong các HĐTTTP này, việc chọn pháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan tới kết hôn được ghi nhận như sau:

Các nước đều quy định: điều kiện kết hôn của các bên sẽ do pháp luật quốc tịch của mỗi bên điều chỉnh. Nguyên tắc này được ghi nhận trong hầu hết các HĐTTTP mà Viêt Nam ký kết với các nước:

- Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Bang Nga;

- Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Lào;

- Điều 3 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hunggary;

- Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ba Lan...

2.2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn

Trong một số HĐTTTP mà Việt Nam tham gia ký kết còn quy định bên cạnh việc tuân theo pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch thì các bên còn phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn20. Quy định như vậy có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước ký kết hiệp định đồng thời tránh tình trạng lẩn tránh pháp luật, vi phạm điều cấm của pháp luật nước mà họ là công dân.

Nghi thức kết hôn sẽ được coi là hợp pháp nếu tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn. Quy định này phù hợp với pháp luật Việt Nam và Công ước Lahaye 1902. Theo nội dung này thì việc kết hôn được tiến hành ở đâu thì nghi thức kết hôn phải phù hợp với quy định của pháp luật nước đó mới được coi là hợp pháp

- Điều 23 khoản 2 HĐTTTP Việt Nam – Cu Ba;

- Điều 31 khoản 1 HĐTTTP Việt Nam – Hungary;

- Điều 18 HĐTTTP Việt Nam – Tiệp Khắc (trước đây);

- Điều 24 HĐTTTP Việt Nam – Liên Bang Nga;

- Điều 23 HĐTTTP Việt Nam – Cộng hòa Ba Lan…).

Có thể thấy, Việt Nam đã ký kết một số HĐTTTP để giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Và nguyên tắc giải quyết

20 TS. Nông Quốc Bình, TS. Nguyễn Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, 2011, tr. 225.

xung đột pháp luật trong các Hiệp định này cũng tương đồng với nguyên tắc giải quyết xung đột về nghi thức kết hôn tại Điều 15 Công ước Lahaye 1902

“Nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn”.

Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài như nêu trên, có thể nói, đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm các quyền, lợi ích của công dân trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài (đặc biệt là phụ nữ Việt Nam); từng bước đưa việc giải quyết kết hôn có yếu tố nước ngoài dần đi vào nề nếp. Thông qua quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng góp phần đáng kể vào việc duy trì và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, văn hóa giữa Việt Nam với các nước, tạo cầu nối giữa nhân dân ta với nhân dân, bạn bè trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)