Những yếu tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 21 - 24)

1.2.1 Yếu tố về hộ gia đình

Các yếu tố về đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng đến CDCCLĐ như:

Yếu tố đất đai, đất đai là tư liệu sản xuất của người nông dân vì thế phải chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho hợp lý, hình thành các vùng chuyên canh, chuyên sâu là điều kiện để CDCCLĐ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Người lao động có đất canh tác nông nghiệp ít có xu hướng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đất sản xuất ít là lực “đẩy” khiến người dân tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp và ngược lại quy mô đất tăng lên sẽ giữ chân người lao động ở lại với nông nghiệp.

Ngoài ra việc cấp đất cố định cho hộ gia đình cũng có tác động rất lớn đến việc CDCCLĐ. Nếu người lao động nông nghiệp được cấp đất cố định thì họ sẽ yên tâm hơn với sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm khả năng chuyển dịch sang phi nông nghiệp,tuy nhiên cần tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tốt hơn, có nhiều cơ hội hơn để đa dạng hóa sang hoạt động phi nông nghiệp.

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

Yếu tố các hộ gia đình, đây là nhân tố quan trọng chi phối sự CDCCLĐ của lao động nông thôn. Nó là nhân tố chủ quan thể hiện sự nhạy bén, năng động trong bối cảnh của quá trình đô thị hóa. Nhân tố này chi phối cách lựa chọn nghề nghiệp, làm ăn và hiệu quả của việc thực hiện công việc đó. Điều này lý giải vì sao mà cùng sống trong một môi trường, điều kiện sống giống nhau của mà mỗi hộ gia đình hay mỗi người lao động lại có sự lựa chọn khác nhau. Nếu như trước đây nghề nông với hoạt động trồng trọt, chăn nuôi được coi như là một nghề chính thì hiện nay ngoài nông nghiệp các gia đình còn làm thêm các nghề kinh doanh, buôn bán….

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với những chủ trương, chính sách của Nhà nước các gia đình đã đi lên làm giàu bằng các nghề phi nông nghiệp. Các hộ gia đình đã chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm họ vay vốn đầu tư mở cửa hàng, xí nghiệp tạo thu nhập cho gia đình đồng thời giải quyết việc làm cho một số bộ phận lao động trên địa bàn.

Nhân tố vốn đầu tư của hộ gia đình, Vốn là nhân tố có tính quyết định cuối cùng tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhờ có vốn đầu tư mới có thể giải quyết được vấn đề tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ sản xuất. Để có được vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn ngân sách cần có chính sách huy động các nguồn vốn để thực hiện các chương trình, đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

1.2.2 Yếu tố về cộng đồng:

Các chính sách của Nhà nước: Trong bất kỳ mọi giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội nào, vai trò quản lý của nhà nước cũng luôn giữ một vị trí quan trọng. Ở từng giai đoạn khác nhau, sư can thiệp của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội là khác nhau. Bằng các chính sách cụ thể Nhà nước đã tác động trực tiếp và gián tiếp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động như: chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách đầu tư, các chương trình dự án về phát triển hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo…. Thông qua hệ thống chính sách này sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động, nâng cao chất lượng

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

của Nhà nước thông qua các chính sách mang lại kết quả tích cực nhưng xét ở góc độ vĩ mô nó phải tạo ra sự chuyển dịch mang tính khách quan, tiến bộ hơn.

Cơ sở hạ tầng của từng địa phương cũng có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động: Những hộ gia đình được tiếp nhận với các công trình hạ tầng nông thôn sẽ có khả năng chuyển dịch lao động lớn hơn những hộ không được tiếp cận. Những chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn có tác động làm tăng khả năng chuyển dịch cơ cấu lao động. Như vậy, yếu tố cơ sở hạ tầng nông thôn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.

Yếu tố công nghiệp hóa, đô thị hóa của địa phương cũng có tác động mạnh đến CDCCLĐ.Quá trình công nghiệp hóa gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học cao. Việc phát triển các ngành sản xuất cả về số lượng là một biểu hiện của sự phát triển lực lượng sản xuất, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế làm cho CCKT thay đổi mạnh mẽ do sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế. Còn quá trình đô thị hóa một mặt làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu lao động nông nghiệp giảm dần. Mặt khác do sự phát triển về cơ sở hạ tầng, tâm lý người lao động và việc dư thừa lao đông nông nghiệp dẫn đến xu hướng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Từ đó làm cho tỷ trọng lao động của các ngành này không ngừng tăng lên. Có thể thấy rằng đô thị hóa vừa tác động trực tiếp đến số lượng và tỷ trọng lao động của các ngành vừa gián tiếp tác động đến CCLĐ theo ngành thông qua sự biến đổi cơ cấu kinh tế.

1.2.3 Yếu tố về đặc điểm của người lao động

Trình độ đào tạo của bản thân người lao động cũng ảnh hưởng đến khả năng chuyển dịch của lao động. Ở mức độvĩ mô chất lượng của lực lượng lao động nông thôn có tác động tương đối lớn đến tốc độ chuyển dịch. Xu hướng chung là trình độ đào tạo của lao động càng cao thì khả năng chuyển dịch của lao động càng lớn. Yếu tố đào tạo có tác động nâng cao trình độ cho người lao động nông thôn và giúp họ chuyển đổi sang lĩnh vực ngành nghề khác và giảm lao động nông nghiệp nhất là lao động nông thôn nhàn rỗi trong ngành nông nghiệp.

Tuổi của người lao động: Có tác động đáng kể đến quá trình CDCCLĐ. Người trẻ tuổi hơn có khả năng chuyển đổi nghề lớn hơn, tuy nhiên độ tuổi của người

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

laođộng chỉ có tác động lớn đối với loại hình lao động làm thuê hơn là lao động tự làm và loại hình chuyển sang tiểu thủ công nghiệp hơn là loại hình dịch vụ. Vì vậyNhà nước có những chính sách hướng nghiệp cho lao động phổ thông có tay nghề sẽ tác động nhiều hơn tới CDCCLĐ ở nông thôn.

Giới tính của người lao động: Cũng có tác động thậm chí tương đối lớn và với các yếu tố khác, điều này cho thấy thị trường lao động nông thôn có độ phân mảng theo giới tính. Đối với hầu hết các loại hình chuyển dịch nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới. Tuy nhiên đối với các loại hình lao động tự làm như quy mô hộ gia đình ít có sự phân biệt về giới khi quyết định khả năng tham gia của người dân.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)