3.2 Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền
3.2.6 Chuyển dịch lao động nông nghiệp trong quá trình phát triển Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế, dồn điền đổi thửa, khuyến khích nhân dân, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tích tụ ruộng đất để phát triển hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn.
Đồng thời, tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các xã, thị trấn chuyển đổi các loại cây trồng năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây trồng cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao;
phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng; nhiều cây trồng, con nuôi đưa vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đó là việc bao tiêu sản phẩm sản xuất nông nghiệp ổn định cho người nông dân.
Ngoài sự nỗ lực của nhân dân, thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, không ngừng nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quá trình nghiên cứu đề tài CDCCLĐ của huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế tôi rút ra được các vấn đề cơ bản sau:
Một là, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về CDCCKT, CCLĐ trong quá trình CNH, HĐH từ đó nhấn mạnh vai trò của CDCCLĐ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung gắn liền với đô thị hóa CNH, HĐH đất nước.
Hai là, đề tài khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, thu hút và tạo việc làm cho người lao động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Vì thế, trong thời gian tới cần tiến hành các giải pháp trong chuyển dịch CCLĐ để kinh tế - xã hội Phong Điền phát triển bền vững, lâu dài.
Ba là, đề tài đã đánh giá được thực trạng CDCCLĐ ở huyện Phong Điền và hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn mà quá trình CDCCLĐ mang lại. Từ đó, rút ra những thành tựu và những vấn đề cấp bách đặt ra mà huyện Phong Điền cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Đồng thời đề tài cũng đưa ra các giải pháp để việc chuyển dịch CCLĐ của huyện ngày một thuận lợi hơn, để kinh tế - xã hội ngày càng phát triển bền vững.
Bốn là, quá trình CDCCLĐ huyện Phong Điền trong thời gian qua đã thu hút được nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm mang lại thu nhập ổn định góp phần làm cho cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, quá trình CDCCLĐ còn chậm, chưa phát huy hết các tiềm năng lợi thế của vùng, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện. Vì thế trong thời gian tới cần tiến hành các giải pháp trên mọi mặt của đời sống xã hội để thúc đẩy quá trình CDCCLĐ nói riêng và kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói chung.
Kiến nghị
Để thúc đẩy quá trình CDCCLĐ trên đia bàn huyện như đề tài đã nghiên cứu và phân tích thì cần sự nỗ lực từ nhiều phía, sự kết hợp thực hiện của nhà nước và bản
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
*Đối với nhà nước
Phong Điền là một huyện có tiềm năng về nhiều mặt xong bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế….Vì thế nhà nước cần phải có những chính sách ưu tiên về vấn đề vốn, thu hút một số dự án để phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện như cây công nghiệp mang lại giá trị xuất khẩu cao nó sẽ kéo theo sự phát triển của ngành chế biến và bảo quản, giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.
Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn và tạo điều kiện cơ chế thông thoáng về chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư, phát triển các nhà máy, doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống.
Đánh giá nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Từ cơ sở nhu cầu này, các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng lao động và các tổ chức nhà nước có liên quan phải có trách nhiệm lập ra chương trình đào tạo cụ thể.
Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn, vay ưu đãi cho người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, học nghề. Trong đó, chú tâm vào lao động có độ tuổi từ 35 trở lên do họ có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc thất nghiệp sau khi đi làm công nhân cho các công ty.
Sở lao động - Thương binh & Xã hội có chính sách đào tạo nghề cho người lao động trước khi bước vào thị trường lao động và tham mưu cho UBND tỉnh các chương trình đào tạo nghề riêng, phù hợp cho từng đối tượng, đặc biệt là nông dân và phải phù hợp với nhu cầu xã hội.
*Đối với huyện Phong Điền
Huyện phải hệ thống hóa lại công tác đào tạo nghề, từ trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo mở rộng mô hình đào tạo liên kết với các trung tâm đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề cả về số lượng và chất lượng.
Công tác kế hoạch hóa gia đình thường xuyên phổ biến tuyên truyền rộng khắp nông dân, nhất là vùng sâu vùng xa để ổn định về dân số, quy hoạch lại đất đai cho hợp lý để thích hợp chuyển giao khoa học công nghệ, để phân bổ nguồn lực cho hợp lý, nhất là chất lượng nguồn lực cho phù hợp với nhu cầu CNH,HĐH đất nước.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Huyện cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nguồn nhân lực, cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn. Cần thực hiện tốt vấn đề ruộng đất, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất và giải quyết việc làm cho bộ phận người lao động sau khi bị thu hồi đất.
Phát triển ngành nghề truyền thống, nâng cao vai trò của các nghệ nhân tham gia đào tạo những nghề truyền thống ở địa phương có khả năng tự tạo việc làm cho người lao động.
Ban hành các chính sách đặc thù, văn bản hướng dẫn nhằm mục tiêu cụ thể hóa những quan điểm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế về vấn đề lao động việc làm theo hướng CNH,HĐH.
*Đối với nguời lao động
Phải nhận thức rằng mình là người chủ tương lai của đất nước. Vì vậy, không nên ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài mà phải tự mình để dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao.
Tích cực tham gia các tổ chức Đoàn hội ở địa phương, học hỏi các mô hình kinh tế mới thông qua các lớp tập huấn để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Mạnh dạn tìm kiếm thị trường lao động trong và ngoài nước góp phần giải quyết việc làm cho lao động.
Người lao động cần phải quan tâm và tìm hiểu hơn nữa nhu cầu tuyển dụng, loại công việc, mức lương và yêu cầu về trình độ học vấn, tay nghề, tuổi. Qua đó, để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với khả năng của mình.
Người lao động, đặc biệt là thanh niên cần phải trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn đồng thời phải tuân thủ các quy định của nơi làm việc theo khuôn khổ của pháp luật mới có nhiều cơ hội làm việc hơn nữa.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lenin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008
2. Bộ gióa dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lenin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế và đổi mới kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000
4. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2008 5. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội, 1996
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội, 1996
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội, 2001
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội, 2006
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội, 2011
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương khóa XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội, 2012
11. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phong Điền lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020.
12.UBND huyện Phong Điền: Báo cáotình hình KT-XH huyện Phong Điền năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017- 2020.
13. Phòng LĐ-TB&XH huyện Phong Điền: Số liệu cung cầu lao động của huyện Phong Điền hằng năm.
14. Hà Thị Trúc Mai (2009) Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
15. Nguyễn Hữu Lợi (2008) Đẩy mạnh phân công lao động trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
16. Trần Thị Hoài Thương (2007) Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.
17. Trần Hồi Sinh và nhóm nghiêm cứu (2006), chuyển dịch lao động năm huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa – Thực trạng và giải pháp Đề tài trong khuôn khổ dự án IEA-MISPA: Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam năm 2006 của nhóm nghiên cứu do Ts. Lê Xuân Bá chủ biên.
18. Nguyễn Thị Thương (2013) Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Các trang web:
Tài liệu.vn
Tapchicongsan.org.vn Luậnvăn.vn
Google.com.vn Baomoi.com Vbsp.org.vn Dantri.com.vn
Cungld.vieclamhue.vn Molisa.gov.vn
……….
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Xin chào anh ( chị ), tôi là sinh viên lớp K47 KTCT, Trường đại học Kinh Tế, đại học Huế. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp:“ Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay”
Xin quý anh ( chị ) dành ít thời gian để trả lời giúp phiếu khảo sát dưới đây:
Tôi xin cam kết những thông tin này chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu học tập. Kính mong quý anh (chị) giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Những thông tin cá nhân về người được khảo sát ( chỉ dùng cho mục đích phân tích thống kê ):
Xin anh ( chị) vui lòng đánh dấu X vào ô phù hợp nhất với bản thân.
Câu 1:Xin anh (chị) cho biết:
a. Họ và tên:………..
Địa chỉ:………..
b. Giới tính:
Nam Nữ c. Độ tuổi:
1. Từ 18 - 25 tuổi 2. Từ 26 - 35 tuổi
3. Từ 36 - 45 tuổi 4. Từ 46 - 55 tuổi 5. Từ 56 - 60 tuổi
Câu 2:Xin anh ( chị) hãy cho biêt ngành nghề hiện nay của anh (chị ) thuộc lĩnh vực nào?
Công nghiệp Nông nghiệp
Thương mại – dịch vụ Các lĩnh vực khác
Không có việc làm
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Câu 3:Trình độ học vấn:
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Câu 4:Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Cao đẳng/ Đại học Trung cấp chuyên nghiệp
Sơ cấp công nhân kỹ thuật Không có trình độ chuyên môn Câu 5:Xin anh ( chị ) hãy cho biết đặc điểm việc làm hiện nay của anh( chị ) là gì?
Làm việc theo mùa vụ Làm việc suốt năm
Câu 6:Xin anh ( chị ) hãy cho biết thời gian làm việc của anh ( chị ) là bao nhiêu?
Dưới 6 tháng/ năm Từ 6-12 tháng/ năm
Dài hạn
Cụ thể: ………năm
Câu 7:Thu nhập bình quân/ tháng của anh ( chị ) là bao nhiêu?
Dưới 1 triệu đồng
Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu đồng Từ 2 triệu đến dưới 3 triệu đồng Từ 3 triệu đến dưới 4 triệu đồng Trên 4 triệu đồng
Câu 8:Mức thu nhập trên có đủ cho việc chi tiêu trong cuộc sống của anh (chị) không?
Dư thừa Vừa đủ Không đủ Câu 9: Công việc hiện tại có gây nhiều áp lực cho cuộc sống của anh( chị ) không?
Có, rất nhiều Vừa phải Ít Không
Câu 10:Theo anh ( chị ) công việc hiện tại có phù hợp với anh ( chị ) không?
Có Không
Câu 11:Anh ( chị ) có nguyện vọng thay đổi công việc hiện tại của mình nếu có điều kiện không?
Sẽ thay đổi nếu có thể Không muốn thay đổi
Đại học kinh tế Huế