Phương hướng và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

Nhờ sự chỉ đạo của Đảng bộ và các cấp các ngành của huyện. Trong thời gian qua, nềm kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, CCKT, CCLĐ đã chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Đời sông của nhân dân đã thay đổi, hằng năm giải quyết hằng ngàn lao động, góp phần ổn định kinh tế - xã hội chính trị của huyện. Tất nhiên CDCCKT, CCLĐ vẫn còn bất cập chưa khai thác được tiềm năng và nguông lực của địa phương. Vì thế trong thời gian tới huyện phải có định hướng như sau:

CDCCLĐ là để thực hiện phân công lao động trên toàn xã hội, để hình thành các vùng chuyên canh, chuyên sâu, phát huy lợi thế so sánh của huyện nhất là cây công nghiệp ngắn ngày ( như cây mía, cây chè, cây keo…), cây công nghiệp dài ngày ( như cây cao su, cây cà phê,…), cây lâu năm và cây ăn quả ( như cây cam, cây bưởi, cây quýt,…) nâng cao sử dụng nguồn đất đồi, đất bazan trên cơ sở phân bổ nguồn lực hợp lý. Chuyển đổi cơ cấu cây và con hợp lý với từng vùng để tận dụng nguồn lao động tại địa phương giảm tỷ lệ thất nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân. Vì thế, CDCCLĐ không đơn thuần xem xét ở góc độ hiệu quả kinh tế mà phải xét ở góc độ hiệu quả xã hội.

Huyện ưu tiên phát triển mạnh những ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm. Những ngành này vừa có đóng góp lớn trong GDP của huyện vừa có khả năng thu hút lao động từ ngành nông nghiệp.

Phát triển các cụm thương mại và dịch vụ, các trung tâm cụm xã, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triểm mở rộng thị trường ở khu vực nông thôn để chuyển một số lao động trong ngành nông nghiệp sang lao động trong ngành thương mại – dịch vụ, để góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCLĐ của huyện.

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

Việc CDCCLĐ phải hướng vào việc tạo điều kiện cần thiết để thực hiện thành công những nhiệm vụ kinh tế - chính trị của huyện, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCKT theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bên cạnh đó, CDCCLĐ vừa phải đảm bảo tính lâu dài vừa phải đảm bảo tính linh hoạt, phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

3.1.2 Mục tiêu

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

CDCCKT theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm lao động nông nghiệp và mở rộng một số ngành nghề sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động từng bước tạo dựng CCLĐ hợp lý, ổn định và lâu dài để đưa huyện trở thành một huyện kinh tế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế.Tiếp tục thực hiện biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động từ các chương trình phát triển kinh tế, chương trình phát triển cộng đồng, chương trình xuất khẩu lao động

… khuyến khích mọi cá nhân, hộ gia đình tăng sản xuất, tạo việc làm, mở mang ngành nghề ở nông thôn.

Tăng cường công tác tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ vốn vay, quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ đi đôi với xuất khẩu lao động, nhất là lực lượng lao động ở nông thôn.

Khai thác có hiệu quả các lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực và các vùng, phát huy sức mạnh của của toàn xã hội, huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh CNH, HĐH thúc đẩy chuyển dịch và từng bước hoàn thiện CCKT, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế.

Huy động mọi nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện; đẩy mạnh phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá cho nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; phát huy dân chủ, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

2016 – 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

1. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 15%.

2. Đến năm 2020, tỷ trọng các ngành: Công nghiệp, xây dựng: 57 - 58%, du lịch, dịch vụ: 19 - 20%; nông nghiệp: 22 - 23%.

3. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân hàng năm 60.000 tấn.

4. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng.

5. Thu ngân sách nhà nước phần huyện thu tại địa bàn đến năm 2020 đạt 180 tỷ đồng.

6. Tổng đầu tư toàn xã hội đến năm 2020 đạt 13.500 tỷ đồng.

7. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì 1%.

8. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 8%.

9. Tỷ lệ huy động học sinh: nhà trẻ đạt 35 - 40%, mẫu giáo trên 95%, tiểu học 100%, trung học cơ sở trên 99%, trung học phổ thông 85 - 90%; phấn đấu đến năm 2020, có 80 - 85% trường đạt chuẩn quốc gia.

10. Lao động được đào tạo nghề đạt 60% trở lên; mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.500 - 2.000 lao động.

11. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm.

12. 100% thôn, bản và 90% hộ sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn TCVN.

13. Độ che phủ rừng đạt trên 57%.

14. 100% thôn, bản thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt; khu công nghiệp, sản xuất tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải;

100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

15. Đến năm 2020, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu trên, ngoài những giải pháp cơ bản huyện Phong Điền đã rất coi trọng việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động và xem đó là một trong nhữn giải pháp cơ bản để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)