Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 35)

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên

Bản đồ tự nhiên huyện Phong Điền 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phong Điềnlà huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 30 km, có tọa độ địa lý 16020'55'' đến 16044'30'' vĩ độ Bắc và 10703'00'' đến

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

107030'22'' kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Phía Đông Nam giáp huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà. Phía Nam giáp huyện A lưới. Tổng diện tích tự nhiên 953,751 km2.

2.1.1.2. Địa hình

Huyện Phong Điền nằm trên một dải đất hẹp được giới hạn bởi hai con sông lớn là sông Ô Lâu ở phía Bắc và sông Bồ ở phía Nam với chiều dài 17 km, chiều rộng trung bình 48 km với 3 dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng và đầm phá ven biển. Căn cứ vào các đặc điểm địa hình có thể phân huyện Phong Điền thành 3 vùng chủ yếu sau:

+ Vùng đồi núi: Là vùng đất phía Tây Nam của huyện bao gồm các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, và một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền, chiếm 73,4% diện tích. Đây là khu vực có tiềm năng đất để phát triển các vùng cây chuyên canh như cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây lâm nghiệp… nhưng cần có biện pháp để tổ chức khai thác có hiệu quả và khắc phục những khó khăn trong sản xuất là khô hạn mùa khô và xói mòn, rửa trôi mạnh trong mùa mưa.

+ Vùng đồng bằng: Bao gồm các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Phong An, Phong Hiền và một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền, chiếm 19,2% diện tích. Đây là vùng đất hẹp, bằng phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A và phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông Ô Lâu bồi đắp hằng năm nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Vùng đầm phá – ven biển: Bao gồm các xã vùng Ngũ Điền, Phong Hải chiếm 8,4% diện tích. Với dãi đất phù sa được bồi khá màu mỡ phía Đông sông Ô Lâu, thích hợp cho các loại cây lúa, rau đậu thực phẩm. Tiếp theo là dãi địa hình cồn cát tương đối bằng phẳng giáp với biển với chiều rộng bình quân khoảng 3-5 km, bên cạnh việc khai thác phát triển lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng phòng hộ nhằm chống cát bay, cát lấp thì vùng đất này còn có khả năng nuôi tôm tốt, đây là một khả năng mới được tỉnh, huyện rất quan tâm, đầu tư phát triển.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu:

Huyện Phong Điền nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, đồng tời chịu tác động của hiệu ứng “

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

phơn” Tây Nam do địa hình của dải Trường Sơn đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa khí hậu của huyện, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh.

Mùa mưa trùng với mùa có gió bão nên hay gây ra lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trong huyện. Mùa khô kéo dài, lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên mực nước của các con sông xuống thấp gây ra việc nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Nhìn chung huyện Phong Điền có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thường xuyên xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc xây dựng các công trình thủy lợi, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để giữ nước chống lũ lụt có ý nghĩa to lớn, cần được quan tâm chú trọng.

- Thủy văn:

Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh. Đây là con sông có lưu vực nằm toàn bộ trong xã Phong Mỹ, là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho toàn huyện, đồng thời thuận tiện trong việc đi lại, vận chuyểnbằng đường thủy của nhân dân.

Phía Nam có sông Bồ (đoạn trung lưu) cung cấp nước tưới cho các xã Phong Sơn, Phong An, Phong Hiền.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản

- Tài nguyên đất: huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 95.375,1 ha, trong đó có 642 ha đầm phá, 1.787 ha sông, suối, ao, hồ. Có các nhóm đất chính như: đất cát, đất phù sa, đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất bạc màu. Như vậy, tài ngyên đất của huyện khá đa dạng trên 3 vùng sinh thái, thích hợp với nhiều loại cây trồng, phù hợp phát triển nông,lâm nghiệp.

- Tài nguyên khoáng sản: Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, với các mỏ có lưu trữ lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương (lên tới 5 triệu mét khối). Tài nguyên nguyên liệu cát trắng, silicat chiếm tỷ lệ cao là vùng nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm từ cát như men Frit, Titan... Tài nguyên nước ngầm khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố ở các xã Phong Chương, Phong Hiền, Phong Sơn, là

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Phong Điền.

2.1.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Phong Điền là huyện với nhiều ngành nghề được khai thác, vùng còn hội tụ các nguồn lực trí thức từ các vùng khác đến. Trong những năm qua huyện đã tận dụng nguồn lực của mình để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành sản xuất, kinh doanh đạt doanh thu cao và đã góp phần ổn định đời sống của nhân dân. Huyện đã đẩy mạnh và quan tâm thực hiện các chủ trương, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra và những mục tiêu của tỉnh: các công trình trường học, bệnh viện, trạm xá và công sở ở các xã đều được quy hoạch, thiết kế và xây dựng kiên cố, các chương trình xóa đói giảm nghèo được huyện triển khai triệt để, quan tâm và thực hiện đúng chính sách ưu đãi đối với đối tượng Người có công đảm bảo mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống của dân cư khu vực; những đối tượng Bảo trợ xã hội tại cộng đồng được huyện giải quyết hưởng chế độ theo đúng quy định…. Vì vậy, kinh tế của huyện Phong Điền trong những năm gần đây có bước phát triển khá tốt. Tổng giá trị sản xuất tăng 15,45% năm 2016, tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng là 55%, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp là 28%, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ là 17%. Thu nhập bình quân đầu người tính đến thời điểm hiện nay đạt 38,09 triệu đồng/ người/

năm, đã giải quyết được việc làm cho hơn 2000 lao động/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,47%/năm. Việc thu hút vốn đầu tư vào địa bàn có bước đột phá lớn đạt 127,5 tỷ đồng và thu hút nhiều dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Phong Điền đang được tích cực xúc tiến…

Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn huyện có tuyến giao thông quốc lộ 1A chạy qua, có tuyến đường sắt Bắc Nam ( ga Phò Trạch và ga Hiền Sỹ ) là những tuyến đường quan trọng trong lưu thông. Bên cạnh đó còn có nhiều tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên thôn, liên xã đảm bảo đi lại thuận lợi.Chất lượng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ chạy qua địa bàn huyện khá tốt. Một số tuyến giao thông liên xã liên thôn được nâng cấp theo hướng bê tông hóa bằng nhiều nguồn vốn kiên cố hóa giao thông nông thôn là chính, tuy nhiên còn một vài tuyến liên thôn chưa được bê tông hóa như tuyến đường tuyến đường liên thôn Vinh Ngạn 1 qua thôn Quảng Lợi đến khu tái định cư xi

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

măng Đồng Lâm thuộc thôn Điền Lộc xã Phong Xuân gây không ít khó khăn cho đi lại, vận chuyển hàng hóa nhất là trong mùa mưa gió.

Thời gian qua, huyện đã quan tâm đầu tư mạnh cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, xây dựng mới và nâng cấp các trường học để đảm bảo phục vụ cho nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Tính đến nay, thì số lượng trường học đóng trên địa bàn huyện là 71 trường với 815 lớp học, 16.581 học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 và 2.189 giáo viên giảng dạy.

Về chất lượng giáo dục, kết thúc năm học 2015-2016, toàn huyện có 100% học sinh bậc tiểu học được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học; 99,8% học sinh THCS được công nhận tốt nghiệp THCS. Đối với bậc THPT, tỷ lệ học sinh giỏi chiếm 2,65%, khá 28,32%, trung bình 50,46%, học sinh yếu kém 18,57%. Kết quả thi tốt nghiệp THPT bình quân đạt 99,93%. Trong đó, loại giỏi chiếm 1,22%, loại khá chiếm 18,85%, loại trung bình chiếm 79,86%.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay, toàn huyện có 40/71 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó 21/27 trường Tiểu học, 9/15 trường THCS, 8/25 trường Mầm non và 02/04 trường THPT được công nhận đạt chuẩn.

Tổ chức kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trung tâm hoạt động có hiệu quả.UBND huyện đã khảo sát, bố trí nguồn lực đầu tư đạt chuẩn về cơ sở vật chất cho các trường và chỉ đạo lập hố sơ cho các trường đạt chuẩn trong năm.

Chuyển giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2).

Tiếp tục chỉ đạo để nâng cao y đức, thái độ phục vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, viên chức ngành Y tế trên địa bàn. Thực hiện việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác khám chữa bệnh BHYT người nghèo và khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 06 tuổi được đảm bảo. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược, y học cổ truyền tư nhân và các hoạt động liên quan đến hoạt động y tế trên địa bàn huyện.

Trên địa bàn huyện hiện nay có 18 cơ sở y tế trong đó có 01 bệnh viện tuyến

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

bệnh hơn 1.000 giường. Về cơ sở vật chất các trạm y tế được đầu tư theo hướng đạt chuẩn; tiếp tục xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2020. Bệnh viện huyện được đầu tư nâng cấp cùng với hệ thống thiết bị hiện đại chữa bệnh cho nhân dân hạn chế chuyển tuyến, 100% đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao, đã làm tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, tổ chức nhiều đợt khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân ở vùng khó khăn người ở vùng sâu, vùng xa các đối tượng chính sách, người nghèo, người cao tuổi.

Tuy nhiên thì trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh ở một số cơ sở vẫn còn thiếu. Chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình còn nhiều mặt hạn chế, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra.

Tiếp tục đẩy manh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Phong Điền năm 2016 theo hướng nâng cao chất lượng làng, bản, cơ quan văn hóa. Đến hết năm 2016, toàn huyện có 136/136 làng, thôn, bản được công nhận đạt chuẩn văn hóa giai đoạn (đạt 100%KH); có 120/125 cơ quan đạt chuẩn văn hóa qua các giai đoạn (đạt 96%); có 22.390/24.890 hộ gia đình được công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa (đạt 89,9%).

Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của làng, bản, cơ quan văn hóa đang tồn tại một số vấn đề cần quan tâm, đó là tình trạng lễ cưới, ma chay ở các làng, bản chưa đúng với quy ước, kỷ luật hành chính ở một số cơ quan, ban ngành chưa nghiêm, thiết chế văn hóa cơ sở còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)