2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền trong giai đoạn hiện nay
2.2.1. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền
+ Thuận lợi:
Nhìn chung, huyện Phong Điền có vị trí địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế tương đối thuận lợi, nằm ở giao điểm hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, thuận lợi trong việc giao lưu và buôn bán, có quốc lộ 1A đi qua và tuyến đường sắt Bắc Nam với 2 ga Hiền
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Sỹ và Phò Trạch, đặc biệt trên địa bàn huyện cũng có khu du lịch nước khoáng Thanh Tân, các di tích, đình làng cổ thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ.
Huyện có tài nguyên đất đa dạng và khoáng sản phong phú, thuận lợi cho phát triển công, nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp khá lớn tạo điều kiện để phát triển kinh tế trang trại và trồng cây lâm nghiệp.
Hai hệ thống sông Bồ và sông Ô Lâu hằng năm cung cấp tưới tiêu cho huyện,đảm bảo đủ lượng nước cho sản xuất và khả năng bồi đắp hằng năm để đất thêm màu mỡ, có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống đầm phá cũng là một thế mạnh của huyện trong việc đánh bắt thủy sản, nuôi tôm trên cát, nuôi cá nước lợ, cá lồng ở các xã vùng Ngũ Điền, Phong Hải.
Huyện có Khu công nghiệp Phong Điền trong những năm tới đã được phê duyệt trở thành khu phụ trợ dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với các cụm công nghiệp tiểu vùng hình thành và phát triển các cụm công nghiệp như cụm công nghiệp Điền Lộc, Nhà máy xi măng Đông Lâm giai đoạn 2, ….sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động trên địa bàn huyện góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Con người cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của huyện, đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn, người lao động với phẩm chất cần cù, chịu khó, đó là cơ sở để huyện có những bước chuyển biến tích cực.
+ Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như:
Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt luôn chịu ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, điều đó tác động bất lợi đến quá trình sản xuất của huyện.
Đất lâm nghiệp chiếm diện tích khá lớn, nếu không có biện pháp bảo vệ, cải tạo hợp lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong tương lai.
Khu công nghiệp Phong Điền tuy đã phát triển nhưng số lượng nhà đầu tư vào đây vẫn còn hạn chế chưa thực sự thu hút lao động địa phương, người lao động chủ yếu chỉ tập trung ở hai doanh nghiệp lớn là SCAVI Huế và Nhà máy thủy sản Đông
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
lạnh thuộcTập đoàn C.P Việt Nam nên người lao động ít có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.
Nguồn nhân lực dồi dào nhưng đa phần chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động còn nhiều hạn chế.
2.2.1.1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung tình hình kinh tế phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướngcông nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.Biểu hiện ở xu hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng ,dịch vụ.Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm qua các năm.
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành kinh tế giaiđoạn 2014-2016.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Ngành kinh tế 2014 2015 2016
Tổng số 3.244.454 4.420.749 4.710.933
Nông- lâm nghiệp-thủy sản 1.116.560 1.595.264 1.705.632
Công nghiệp-xây dựng 1.627.242 2.259.583 2.376.612
Thương mại dịch vụ 500.652 565.902 628.689
Tỷ lệ của giá trị sản xuất:
(tỷ lệ %) 100% 100% 100%
Nông– Lâm nghiệp-Thủy sản 34,41 36,09 36,21
Công nghiệp-xây dựng 50,16 51,11 50,45
Thương mại dịch vụ 15,43 12,80 13,34
Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Phong Điền Từ bảng 2.1 cho ta thấy: trong những năm 2014 – 2016 tỷ trọng trong các ngành có thay đổi, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp – lâm – nghiệp – thủy sản tăng từ 34,41% năm 2014 lên 36,21% năm 2016. Giá trị này cho thấy ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản vẫn chiếm một phần tương đối lớn trong tỷ trọng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Xét lượng tuyệt đối giá trị nông – lâm – thủy sản từ 1.116.560 năm 2014 lên 1.705.632 triệu đồng năm 2016.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Ngành công nghiệp – xây dựng đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế theo hướng CNH,HĐH của huyện. Giá trị của ngành đang chiếm một vị trí lớn trong tổng giá trị kinh tế. Cụ thể: năm 2016 đạt 2.376.612 triệu đồng chiếm tỷ lệ 50,45
% giá trị kinh tế. Điều này cho thấy sự CDCCKT công nghiệp đang diễn ra theo hướng ngày càng tích cực góp phần làm cho nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển góp phần CDCCKT, CCLĐ của huyện đang diễn ra theo đúng hướng.
Thương mại – dịch vụ trong giai đoạn này phát triển khá mạnh mẽ,đặc biệt là sự phát triển của một số trung tâm thương mại ở nông thôn. Việc quy hoạchkhucông nghiệp, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,cùng với việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của huyện đang góp phần tích cực vào CDCCKT.
Năm 2014 đóng góp 500.652 triệu đồng chiếm 15,43% giá trị sản xuất toàn nền kinh tế của huyện đến năm 2016 tăng lên 628.689 triệu đồng chiếm 13,34%.
Tuy giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong giai đoạn 2014 – 2016 tăng qua các năm nhưng tỷ lệ của giá trị sản xuất trong các ngành lại giảm. Điều này phản ánh rằng phần tăng tỷ lệ giá trị các ngành phi nông nghiệp trong các năm vẫn còn nhỏ hơn so với giá trị của ngành nông nghiệp ( hay phần tăng tỷ lệ của ngành nông nghiệp lớn hơn phần tăng tỷ lệ trong ngành công nghiệp – xây dựng, thương ,mại – dịch vụ ). Vì vậy mặc dù giá trị sản xuất của các ngành này tăng nhưng tỷ lệ lại giảm.
Tóm lại huyện Phong Điền đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tác động và dần hình thành cơ cấu lao động hợp lý trong những nhóm ngành và trong nội bộ từng nhóm ngành. Tuy vậy, cơ cấu của nền kinh tế vẫn còn chưa hợp lý, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn cao so với các ngành phi nông nghiệp. Vì vậy huyện phải có chính sách hợp lý để giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong thời gian tới.
2.2.1.2 Tình hình dân số, nguồn lao động ở huyện Phong Điền
Năm 2016 dân số toàn huyện khoảng 92.938 người. Trong đó, phân theo thành thị là 6.743 người chiếm 7,3% và nông thôn là 86.195 người chiếm 92,7% tổng dân số của toàn huyện.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Bảng 2.2: Dân số và nguồn lao động của huyện Phong Điền qua các năm Đơn vị tính: Người
Tiêu chí Đơn vị 2014 2015 2016
Dân số Người 89.934 91.367 92.938
Lao động Người 52.363 53.729 56.122
Trong đó: nữ Người 23.534 24.124 25.402
Trong đó nam Người 28.829 29.605 30.720
Nguồn: Số liệu Điều tra cung cầu lao động hàng năm huyện Phong Điền Theo bảng 2.2 cho thấy dân số huyện Phong Điền từ năm 2014 – 2016 ngày càng có xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014 huyện có 89.934 người đến năm 2016 toàn huyện có 92.938 người. Dân số tăng nhanh kéo theo việc tăng nguồn lao động ( năm 2014 từ 52.363 người đến năm 2016 tăng lên 56.122 người), tạo ra sức ép lớn về việc làm, gây áp lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền.
Về CCLĐ theo giới tính, lao động nữchiếm số lượng tương đối lớntrong lực lượng lao động. Lao động nữ năm 2014 là 23.534 người, năm 2016 là 25.402 người.
Đây là một bộ phận lao động có nhiều lợi thế trong các ngành, nghề của huyệnnhư: dệt may, da giày,…làm việc trong các ngành giản đơn. Tuy nhiên bộ phận lao động này cũng gặp không ít những khó khăn như: lao động nữ ít có cơ hội tiếp cận trình độ, tay nghề,…khả năng thích ứng để thay đổi công việc còn hạn chế. Vì vậy lao động nữ thường khó khăn hơn trong cơ hội tiếp cận việc làm so với nam giới, lương lại thấp hơn lao động nam.
Cơ cấu dân số trên địa bàn huyện được thể hiện cụ thể ở bảng 2.3 Bảng 2.3: Dân số huyện Phong Điền theo nhóm tuổi năm 2016
Nhóm tuổi Số người Tỷ lệ ( % )
0 – 14 20.502 22,06
15 – 34 44.043 47,39
35 – 59 18.653 20,07
60+ 9.740 10,48
Tổng 92.938 100
Nguồn: Số liệu Điều tra cung cầu lao động hàng năm huyện Phong Điền.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Phong Điền có cơ cấu dân số trẻ năm 2016 huyện có tới 69,45% dân số dưới 35 tuổi, trong đó dân số từ 15-34 tuổi chiếm tỷ lệ 47,39% (tương đương với 44.043 người). Do đó dân số đang trong thời kỳ tăng nhanh và số người ăn theo trên một lao động vẫn cao. Tuổi người lao động càng trẻ thì khả năng CDCCLĐ sẽ thuận lợi hơn.
Vì số người lao động ở độ tuổi này có ưu thế cả về trí tuệ cả về thể lực, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, tính nhạy bén, năng động, sáng tạo cao. Thế mạnh này cần được phát huy thông qua chính sách đào taọ nghề của địa phương để khai thác tối đa và hợp lý nguồn lao động xã hội.