Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)

1.3. Kinh nghiệm nước ngoài và trong nước

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước

*Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ

Những năm gần đây quận Ô Mônđã thực hiện nhiều giải pháp mang tính bền vững nhằm CDCCLĐ có thể rút ra một số giải pháp như sau:

Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận, căn cứ vào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ lao động hiện nay của người lao động. Từ đó, quy hoạch các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp làm căn cứ cho công tác xây dựng kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động trong kế hoạch đào tạo nguồn lao động dài hạn và ngắn hạn. Cần đẩy mạnh công tác dạy nghề bằng cách để các đơn vị sử dụng lao động ( công ty, xí nghiệp tuyển dụng ) phải đứng ra phụ trách tổ chức hoặc hợp đồng đào tạo tay nghề cho người lao động sau đó nhận về làm.

Hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp III, các bậc phụ huynh về vấn đề học vấn của con em của họ cũng như định hướng việc làm trong tương lai để giúp người lao động định hướng bước đầu về việc làm, có sự chuẩn bị không bị bỡ ngỡ về việc làm, không phải lúng túng và bỏ việc giữa chừng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy, nâng cao năng lực giảng dạy….Từ đó nâng cao chất lượng lực lượng lao động thông qua đào tạo chuyên môn, kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cho người lao động.

Nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm sau đào tạo nghề: đào tạo phải gắn với

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

trò chủ động trong giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ của các đoàn thể, gắn kết với các cơ sởtập trung tuyên truyền giáo dục nhận thức của người lao động về sự cần thiết phải có việc làm, tự vươn lên chịu khó đi làm xa va chạm cuộc sống.

Thu hút lao động bằng các mô hình nông nghiệp sản xuất khép kín có hiệu quả kinh tế cao, việc sử dụng nhiều lao động trên một đơn vị diện tích là vấn đề cần nghiên cứu trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng nhanh như hiện nay. Mô hình kết hợp, sản xuất khép kín, thu hoạch đa dạng sản phẩm, tận dụng tối đa diện tích mặt nước, bờ, ruộng… là rất lý tưởng. Ngoài ra, cần có một đội ngũ nông dân có trí thức, trẻ, khỏe…. Để họ nắm chắc khoa học kỹ thuật mới với quy trình công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả canh tác tốt, bên cạnh đó, họ phải có khả năng tổ chức liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Hơn thế nữa, phát triển kinh tế trang trại gắn với xu thế chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hương hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi theo thời vụ.

*Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

An Nhơn được Chính phủ quyết đinh nâng cấp lên thị xã từ ngày 28/11/2011. Thị xã An Nhơn nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 20 km. Ở vị trí giao nhau của quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam với quốc lộ 19 theo hành lang Đông – Tây, An Nhơn là cửa ngõ của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ tăng trưởng kinh tế kéo theo phát triển kinh tế gắn liền với tăng GDP/người vì thế kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tiến bộ cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực: tỷ trọng giá trị nông – lâm nghiệp giảm từ 50,36% năm 2008 xuống 44% năm 2010; công nghiệp – xây dựng tăng từ 34,31%năm 2008 lên 38% năm 2010 và thương mại dịch vụ tăng từ 15,33% năm 2008 lên 18% năm 2010. Thu nhập bình quan đầu người từ 9,4 triệu đồng năm 2008 lên 16 triệu đồng năm 2010

Những năm gần đây, An Nhơn đã có nhiều giải pháp hữu hiệu trong CDCCKT, CDLĐ như:

Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện An Nhơn lần thứ XXII ( nay là thị xã ) đã xác định phương hướng, nhiệm vụ

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là: Vận động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, gắn với giải quyêt việc làm, đa dạng hóa phương thức giảm nghèo để thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thị xã theo hướng CNH, HĐH đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thị xã An Nhơn đang triển khai một số giải pháp như sau: trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho mỗi thành viên trong cộng đồng dân cư, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, xã hội gắn kết chặt chẽ với chương trình giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi, tạo cơ hội tốt nhất cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề bằng nhiều hình thức gắn với địa chỉ sử dụng lao động, quan trọng nhất là cân đối nguồn kinh phí đầu tư cho toàn bộ chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo nhằm cái thiện đời sống cho nhân dân đặc biệt quan tâm địa bàn nông thôn. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia vừa là trước mắt vừa là lâu dài. Ngoài nguồn lực tại chỗ, các tổ chức tín dụng nhất là Ngân hàng Chính sách, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn thị xã cúng với quyết tâm của mỗi người dân để giảm nghèo để bức phá thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Thực hiện phân công lại lao động xã hội, sẽ làm CDCCLĐ giữa các ngành, các khu vực, các vùng và nội bộ ngành, vùng sẽ thay đổi. CDCCLĐ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống của người lao động khiến cho sản xuất và đời sống của người dân được nâng cao có điều kiện tích lũy vốn, kiến thức và kinh nghiệm để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tức “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

1.4. Bài học rút ra đối với huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phát triển đa dạng và hoàn thiện ngành nông nghiệp, tạo sự chuyển dịch trong nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phải kết hợp giữa các vùng thâm canh chuyên sâu hợp lý, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có.

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

- Phát triển nông nghiệp cùng với công nghiệp và dịch vụ. Trên cơ sở tạo ra nhiều việc làm cho người lao động đem lại thu nhập và cuộc sống ổn định cho họ.

- Di chuyển lao động dư thừa từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tạo môi trường thuận lợi cho người lao động làm việc có hiệu quả nhất. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động sang thị trường các nước để thu ngoại tệ.

- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn cùng với quá trình phat kiển kinh tế xã hội.Ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất.

- Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Hạn chế tăng dân số và mức tăng lao động phải hợp lý. Thực hiện đào tạo nghề cho người dân.

Đại học kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)