Cơ cấu lao động của tác giả điều tra

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 57)

2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền trong giai đoạn hiện nay

2.2.3 Cơ cấu lao động của tác giả điều tra

Quá trình về khảo sát đề tài nghiên cứu, tác giả đã chọn ngẫu nhiên 100 lao động tại các hộ gia đình có nhân khẩu là đối tượng lao động ở huyện Phong Điền. Đề tài tiến hành khảo sát cơ cấu lao động xét theo các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nhân viên chức và các lĩnh vực khác.

Sau đây là kết quả khảo sát 100 lao động nam nữ tại huyện Phong Điền:

Bảng 2.11 Cơ cấu lao động xét theo ngành nghề ở huyện Phong Điền Ngành

nghề

Nông nghiệp

Công nghiệp

Thương mại – dịch vụ

Các lĩnh vực khác

Không có

việc làm Tổng

Số người 42 36 17 3 2 100

Tỷ lệ % 42 36 17 3 2 100

Nguồn: [ Số liệu điều tra ]

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

Biểu đồ2.3 Cơ cấu lao động xét theo ngành nghề ở huyện Phong Điền

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành ( 42%). Như vậy, cơ cấu lao động xét theo ngành nghề của huyện Phong Điền chuyển dịch chưa phù hợp với xu thế chung của tỉnh và cả nước. Nguyên nhân là do Phong Điền là một huyện mang đậm tính chất thuần nông, lao động ở ngành công nghiệp là 36%, thương mại - dịch vụ 17%. Cơ cấu lao động của huyện phản ánh trình độ, phân bố nguồn lực không hợp lý.

Xét theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật

Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng lao động như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe và thể chất của người lao động,… nhưng hai yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nguồn lao động cần được quan tâm là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

* Trình độ học vấn

Bảng 2.12 Trình độ học vấn của người lao động ở huyện Phong Điền Trình độ Trung học phổ

thông

Trung học cơ

sở Tiểu học Tổng

Số người 63 31 6 100

Tỷ lệ % 63 31 6 100

Nguồn: [ Số liệu điều tra ]

Cơ cấu lao động xét theo ngành nghề ở huyện Phong Điền

42

36 17

3 2

Nông nghiệp Công nghiệp

Thương mại – dịch vụ Các lĩnh vực khác Không có việc làm

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

Theo bảng tác giả cho thấy phần lớn là có trình độ học vấn ở cấp 3 với tổng số 63 người chiếm 63%, tiếp đến là số người đạt trình độ học vấn cấp 2 chiếm 31%, số người đạt trình độ học vấn cấp 1 trong tổng số hộ điều tra tương đối thấp chiếm 6%.

Như vậy, sự yếu kém về chất lượng lao động là một cản trở và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động. Hiện nay, xu hướng chung của nước ta là giảm lao động giản đơn và tăng lao động phức tạp trong quá trình hội nhập khi khoa học kỹ thuật dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quyết định năng suất lao động. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Phong Điền phải có các giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng nguồn lực.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là những yếu tố hết sức quan trọng cấu thành chất lượng của nguồn nhân lực.

Bảng 2.13 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực huyện Phong Điền

Trình độ chuyên môn Số người Tỷ lệ (%)

Cao đẳng/ Đại học 11 11

Trung cấp chuyên nghiệp 16 16

Sơ cấp công nhân kỹ thuật 35 35

Chưa qua đào tạo 38 38

Tổng 100 100

Nguồn: [Số liệu điều tra]

Theo bảng 2.13 Tác giả cho thấy, trong tổng số 100 lao động thì có đến 38% số người chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật và 62% còn lại thì có qua đào tạo với nhiều hình thức khác nhau cụ thể là: trình độ chuyên môn của những người lao động đạt được phần lớn là thông qua lớp sơ cấp công nhân kỹ thuật 35%, trung cấp chuyên nghiệp 16% và số người đạt trình độ cao đẳng/đại học chiếm tỷ trọng thấp nhất là11%.

Theo số lượng điều tra của tác giả chỉ mới phản ánh được ít nhiều chất lượng lao động của huyện vẫn còn thấp, gần 50% là lao động giản đơn, điều này cho thấy CDCCLĐ của huyện diễn ra chậm vì chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển theo xu hướng CNH, HĐH. Thực trạng trên cũng đã phản ánh được phần nào về chất lượng của lao động ở huyện Phong Điền.

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

Xét theo thu nhập người lao động

Bảng 2.14 Thu nhập của người lao động ở huyện Phong Điền

Thu nhập

Dưới 1 triệu

Từ 1 triệu đến

dưới 2 triệu

Từ 2 triệu đến dưới 3

triệu

Từ 3 triệu đến dưới

4 triệu

Trên 4 triệu đồng

Tổng

Số người 7 25 34 28 6 100

Tỷ lệ % 7 25 34 28 6 100

Nguồn: [ Số liệu điều tra ] Đối với mỗi ngành nghề thì có mức thu nhập khác nhau và nó còn phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động. Bảng 2.14 cho thấy số lao động có thu nhập dưới 1 triệu đồng chiếm 7%, số lao động có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2 triệu chiếm 25%, cao nhất là lao động có thu nhập từ 2-3 triệu chiếm 34% và số lao động có thu nhập trên 4 triệu đồng vẫn thấp6%, Điều này khá phù hợp với trình độ và chuyên môn kỹ thuật của người lao động, đa số người lao động ở đây là lao động chân tay, họ không có kiến thức cơ bản về chuyên môn còn hạn chế khi tiếp cận với khoa học kỹ thuật dẫn đến hiệu quả thấp, không khuyến khích được tính sáng tạo của người lao động, làm cản trở đến sự phát triển kinh tế và sự CDCCKT, CCLĐ với tốc độ chậm nhất.

2.2.4 Kết quả và những tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Phong Điền trong giai đoạn hiện nay

2.2.4.1 Những kết quả đạt được

Quá trình CDCCLĐ của huyện Phong Điền trong thời gian qua đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên 15,45% năm 2016, cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, cơ cấu ngành nghề ở nông thôn có những thay đổi đáng kể:

giảm tình trạng thuần nông, tập trung theo hướng sản xuất đa dạng hóa, các ngành nghề được mở rộng như đan lát, công nghệ chế biến bảo quản, cung ứng vật tư, bảo vệ thực vật, trồng rừng, phục vụ nông nghiệp.

Thứ hai, cơ cấu lao động theo nhóm ngành đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với quá trình CDCCLĐ. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

lâm – thủy sản tuy nhỏ nhưng đã góp phần quan trọng trong việc CDCCKT và CDCCLĐ của huyện Phong Điền.

Thứ ba, trong giai đoạn hiện nay khu công nghiệp Phong Điền trở thành khu phụ trợ dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực, thu hút nhiều nhà đầu tư, đã hình thành các nhà máycông nghiệp ở Phong Điền như: nhà máy Scavi Huế, nhà máy xi măng Đông Lâm, nhà máy chế biến sản xuất cát Primer, công ty TNHH một thành viên Vicosilica, nhà máy gạch Tuynem 1-5,… góp phần giải quyết 2000 – 2500 việc làm mới hằng năm. đồng thời công tác đào tạo nghề của huyện có bước đột phá mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện nhà, đồng thời cung ứng lao động kỹ thuật, có trình độ tay nghề cho các doanh nghiệp.

Thứ tư, Công tác xuất khẩu lao động đã đạt hiệu quả đáng kể, trở thành một trong những thế mạnh của huyện. Đây là nguồn lực có triển vọng sau khi về địa phương, được đánh giá là bước đột phá trong công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở huyện.

2.2.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động

Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, CDCCLĐ ở huyện Phong Điền dịch theo hướng tiến bộ, song sự chuyển dịch đó diễn ra còn chậm hơn so với mặt bằng chung của cả nước, do vậy vẫn còn nhiều bất cập:

Công nghệ chế biến nông sản và vật liệu xây dựng còn đang ở giai đoạn phát triển thấp không thu hút được nguồn lao động từ ngành nông nghiệp. Vì thế sản phẩm chủ yếu vẫn từ nông nghiệp, chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ nên chưa tạo nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

Nông nghiệp có xu hướng tăng năng suất cây trồng tăng lên qua những năm gần đây. Về lâm nghiệp, là một huyện miền núi trung du có lợi thế về tài nguyên đất có thể phát triển các cây công nghiệp dài ngày (cao su, hồ tiêu,..) và các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, chè, keo,…) nhưng chưa phát huy tốt. Ngành ngư nghiệp phát huy một cách tự phát mang tính nhỏ lẻ mờ nhạt so với các ngành trong xã hội. Ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ còn thấp, nhất là các dịch vụ vật tư, bảo vệ thực vật, tư vấn, chuyển giao khoa học, công nghê chưa được phổ biển rộng rãi trong dân chúng.

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

Cơ sở hạ tầng có phát triển nhưng không có bảo dưỡng thường xuyên nên đã xuống cấp và dự án cho khu công nghiệp còn chưa hoàn thiện, thiếu vốn cho phát riển ngành nghề mới, mở rộng các ngành nghề truyền thống bị mai một dần ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội.

Về mặt xã hội, do áp lực về gia tăng dân số nhanh dẫn đến nguồn lao động tăng, nhu cầu về việc làm thì lớn trong khi khả năng tạo việc làm lại quá hạn hẹp. Cùng với nhu cầu khác như: ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh đều tăng mất cân đối giữa cung và cầu. Do tác động của cơ chế thị trường các tệ nạn xã hội có xu hướng ngày một tăng gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội.

Chất lượng lao động vẫn còn ở trình độ thấp, lao động tham gia hoạt động kinh tế vẫn là lao động phổ thông. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ quá cao, lao động ngành nông nghiệp vẫn dựa vào thói quen và kinh nghiệm dẫn đến năng suất lao động thấp. Nguồn lao động chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu CNH, HĐH.

Xu hướng CDCCKT và CDCCLĐ của huyện còn chậm chưa gắn với giải quết các vấn đề xã hội. Công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện nhưng chưa có giải pháp thích hợp. CDCCLĐ vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản hiện nay là thiếu việc làm do diện tích đất canh tác bình quan thấp và giảm dần qua các năm, một số tiềm năng thế mạnh trên địa bàn toàn huyện chưa khai thác hiệu quả, thậm chí một số vùng còn bỏ hoang.

Những tồn tại đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Phong Điền là một huyện đi lên từ một nền kinh tế mang tính chất thuần nông, trình độ canh tác lạc hậu. Tính chất sản xuất theo phương pháp truyền thống gắn với sản xuất nhỏ, tư duy và tập quán sản xuất mới chưa được thành lập một cách rõ nét trong nhân dân, trình độ và kiến thức sản xuất hàng hóa của đại bộ phận nông dân còn thấp so với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.

Là một huyện dân cư phân bố không đồng đều, họ sống xa các trung tâm kinh tế của huyện, xa các trung tâm kinh tế của tỉnh nên việc tiếp cận được thị trường còn khó khănhơn so với các huyện khác, thông tin đến chậm nên sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ chủ yếu là thói quen và kinh nghiệm.

Trình độ quản lý các cấp các ngành được đào tạo chưa nhiều, thiếu đội ngũ công

Đại học kinh tế Huế

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)