2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền trong giai đoạn hiện nay
2.2.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Phong Điền
2.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo Ngành
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ, từng ngành lại được phân chia như: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, nhóm ngành thương mại dịch vụ.
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế huyện Phong Điền Giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu
2014 2016
Số lượng ( người )
Tỷ lệ ( % )
Số lượng ( người )
Tỷ lệ ( % )
Tổng số 54.794 100 56.568 100
Nông – lâm – ngư nghiệp 25.858 47,19 25.605 45,26
Công nghiệp – xây dựng 17.809 31,19 18.277 32,31
Thương mại – dịch vụ 11.847 21,62 12.686 22,43
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Biểu đồ 2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện Phong Điền Nguồn: Số liệu Điều tra cung cầu lao động hàng năm huyện Phong Điền.
Qua bảng 2.4 cho thấy cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn huyện Phong Điền trong thời gian qua chuyển dịch đang còn chậm nhưng vẫn đảm bảo đúng hướng, số lượng lao động trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động toàn huyện. Năm 2014 tổng lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 25.858 người chiếm 47,19%, ngành công nghiệp – xây dựng là 17.809 người chiếm 31,19%, thương mại – dịch vụ là 11.847 người chiếm 21,62%.
Đến năm 2016, số lượng người lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 25.605 người chiếm 45,26%, ngành công nghiệp – xây dựng là 18.277 người chiếm 32,31%, ngành thương mại – dịch vụ là 12.686 người chiếm 22,43%. Qua đó, thấy được cơ cấu lao động theo ngành kinh tế vẫn chuyển dịch đúng định hướng mà Nghị quyết Huyện ủy đã đề ra và theo hướng ngày càng tích cực góp phần thúc đẩy CDCCLĐ diễn ra nhanh hơn.
Lao động theo ngành kinh tế
54794 56568
25858 17809 11847 25605 18277 12686 0
100000
Tổng số Nông – lâm – ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng Thương mại – dịch vụ
Tổng số 54794 56568
Nông – lâm – ngư nghiệp 25858 25605
Công nghiệp – xây dựng 17809 18277
2014 2016
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Bảng 2.5 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông – lâm – thủy sản huyện Phong Điền hiện nay
Chỉ tiêu 2014 2016
Số lượng ( người )
Tỷ lệ (%)
Số lượng ( người )
Tỷ lệ (%) Tổng lao động 25.858 100 25.605 100 Nông nghiệp 19.851 76,77 18.750 73,23 Lâm nghiệp 3.835 14,83 4.234 16,53
Thủy sản 2.172 8,40 2.621 10,24
Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Phong Điền Theo bảng 2.5 cho ta thấy: lao động trong ngành nông – lâm – thủy – sảngiảm qua các năm. Tổng số lao động trong ngành này năm 2014 là 25.858 người đến năm năm 2016 là 25.605 người. Cùng với việc giảm số lượng lao động thì tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp cũng giảm từ 76,77% năm 2014 xuống còn 73,23% trong năm 2016. Sự chuyển dịch trong ngành nông – lâm – thủy sản còn nhiều vấn đề bất cập như: do giá thành, thị trường không ổn định, chất lượng đầu ra sản phẩm chưa đạt yêu cầu….Vì thế huyện phải có những giải pháp phù hợp. Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng của vùng, hình thành các vùng thâm canh, chuyên sâu, ưu tiên sản phẩm có chuỗi giá trị cao. Đa dạng hóa các ngành nghề để khai thác hết tiềm năng của các vùng đất trống, đất đồi, mặt nước, cát trắng nội đồng… Vừa giảm được lao động nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản, vừa tận dụng được lao động nông nhàn trong ngành nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo CDCCLĐ của huyện.
Trong nội bộ ngành nông – lâm – thủy sản lao động vẫn còn tập trung trong ngành nông nghiệp; chủ yếulàtrồng lúa, sắn, lạc, rau màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày như cây mía, cam… nhưng chưa phát huy được hiệu quả nên CDCCLĐ còn chậm.
Là huyện với nhiều lợi thế về đất rừng, có thế mạnh về các loại cây lấy gỗ, các cây công nghiệp như cao su, tiêu… đem lại giá trị kinh tế khá cao cần được nhân rộng.
Trong thời gian qua, lao động trong ngành lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể từ 3.835
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
14.83% và năm 2016 là 16,53%. Đây là một ngành thế mạnhcủa huyện nhưng những năm quatỷ trọng của ngành này tăng còn chậm chứng tỏ sự phân bổ nguồn lực trong nội bộ ngành còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến quá trình CDCCLĐ.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động trong ngành thủy sản cũng tăng từ 8,4% năm 2014 lên 10,24% năm 2016 cho thấy những năm qua lao động trong ngành này cũng tăng lên đáng kể, lao động tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với thế mạnh nuôi tôm trên cát, tôm thẻ chân trắng nhưngdokhí hậu thất thường của miền Trung, dịch bệnh…. nên hiệu quảchưa đáp ứng được kỳ vọng.
Như vậy, sự CDCCLĐ trong nội bộ ngành nông – lâm – thủy sản thời gian qua đã diễn ra đúng hướng nhưng vẫn còn rất chậm, lao động vẫn tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động ngành. Còn lao động trong ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản cũng đang có bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa khai thác tối đa được hiệu quả.
*Chuyển dịch cơ cấu trong nhóm ngành nông nghiệp huyện Phong Điền
Theo bảng 2.6 tác giả cho thấy hiện nay, xu hướng CDCCKT trong nội bộ ngành nông nghiệp tuy không tăng nhanh, thất thường nhưng đó là một xu hướng tiến bộ.
Ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng lên, ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần nhưng còn chậm. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, ngành dich vụ nông nghiệp lại ở mức hết sức khiêm tốn.
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Bảng 2.6 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp huyện Phong Điền Đơn vị tính: triệu đồng.
Ngành kinh tế 2014 2015 2016
Tổng số 808.123 1.112.774 1.004.331
Trồng trọt 562.207 838.421 660.623
Chăn nuôi 190.521 221.724 271.029
Dịch vụ nông nghiệp 55.395 52.626 72.679
Giá trị sản xuất (tỷ lệ %)
Tổng số 100 100 100
Trồng trọt 69,6 75,3 65,8
Chăn nuôi 23,6 19,9 27,0
Dịch vụ nông nghiệp 6,9 4,7 7,2
Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Phong Điền Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 2014là 562.297 triệu đồng chiếm 69,6% lên 2015 là 838.421 triệu đồng chiếm 75,3% nhưng lại giảm xuống còn 660.623 triệu đồng chiếm 65,8% ở năm 2016. Là một huyện có tiềm năng để phát triển trồng trọt với những lợi thế về đất đai, sức lao động và khả năng đầu tư về vốn. Nhưng năm 2016 do khó khăn về thời tiết điều kiện khí hậu làm cho việc trồng trọt trở nên khó khăn hơn bên cạnh đó thị trường cũng có nhiều biến động làm cho giá trị sản xuất của ngành giảm xuống. Cả tỷ trọng và giá trị sản xuất trong lĩnh vực này đều giảm nhưng vẫn chiếm ở mức cao trong nội bộ ngành nông nghiệp. Vì thế, cho thấy lĩnh vực này vẫn có khả năng sản xuất cao và là tiềm năng của huyện cần phải khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có, góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ của ngành nông nghiệp thì tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt23,6% năm 2014. So với năm 2016 tỷ trọng này tăng lên 27%. Huyện cần phải hướng cho ngành chăn nuôi tập trung phát triển các nông trại, trang trại, gia trại đẩy mạnh phát triển đúng hướng. Có thể phát triển theo mô hình kinh tế trang trại như: trâu, bò, lợn, dê, cá, gà, vịt….Để tập trung khai thác các lợi thế
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
của địa phương một cách tốt nhất thúc đẩy quá trình CDCCLĐ trong nội bộ ngành nông ngiệp hợp lý.
Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp có vai trò cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, quá trình phát triển ngàng trồng trọt và công nghiệp sẽ tăng nhu cầu dịch vụ, là cơ sở để chuyển giao lao động giữa trồng trọt và dịch vụ. Trong thời gian qua ngành dịch vụ nông ngiệp có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ so với toàn ngành. Điều này phản ánh sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn còn chậm cản trở sự CDCCLĐ trong ngành kinh tế.
*Nhóm ngành công nghiệp- xây dựng:
Bảng 2.7 Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp giai đoạn hiện nay
Chỉ tiêu
2014 2016
Số lượng ( người )
Tỷ lệ ( % )
Số lượng ( người )
Tỷ lệ ( % )
Tổng số 17.809 100 18.277 100
Công nghiệp khai thác 4.351 24,43 4.988 27.29
Công nghiệp chế biến 6.988 39,24 7.779 42,56
Xây dựng 6.470 36,33 5.510 30,15
Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Phong Điền
Biểu đồ 2.2 Phân bố lao động trong nội bộ ngành công nghiệp huyện Phong Điền Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng còn thấp. Năm 2014lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng là17.809người chiếm 39,24% tổng lao động thì đến năm 2016 tương ứng là 18.277người chiếm 42,56% Như vậy, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng đã tăng lên nhưng so với lực lượng lao
Cơ cấu lao động ngành công nghiệp 2014
24%
40% 36%
Công nghiệp khác Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến
Cơ cấu lao động ngành công nghiệp 2016
30%
27%
43%
Công nghiệp khác Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
động của ngành nông nghiệp thì sự tăng lên này không đáng kể. Trong nội bộ ngành công nghiệp lao động chủ yếu tập trung trong ngành công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động toàn ngành. Nên đã thu hút một lượng lao động đáng kể vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Lao động trong ngành công nghiệp chế biến năm 2014là 6.988 người chiếm 39,24% đến năm 2016 tăng lên 7.779 người chiếm 42,56%. Nhìn chung, lao động trong ngành này có tăng nhẹ và vẫn giữ mức ổn định qua các năm.
Số lượng lao động trong ngành xây dựng giảm từ 36,33% năm 2014 giảm xuống còn 30,15% năm 2016. Điều này cho thấy rằng lao động trong ngành xây dựng đang chuyển dịch sang ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Khu công nghiệp Phong Điền đã và đang thu hút ngày càng nhiều lao động trên địa bàn góp phần chuyển dịch đúng hướng giảm lao động trong ngành xây dựng và tăng lao động trong ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay ngành công nghiệp – xây dựng đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Trong nội bộ cơ cấu ngành thì sự chuyển dịch diễn ra còn chậm, lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phân bố không đồng đều của nội bộ ngành công nghiệp làm cho qua trình CDCCLĐ diễn ra còn chậm.
*Nhóm ngành thương mại – dịch vụ:
Trong ngững năm qua, lĩnh vực thương mại – dich vụ trên địa bàn huyện cũng đã có những bước phát triển nhờ có các trung tâm thương mại, chợ được đầu tư, mở rộng, giao thông vận tải thuận lợi. Do vậy, khả năng luân chuyển hàng hóa trên địa bàn được nâng lên.
Hiện nay trên địa bàn huyện đang tập trung phát triển du lịch cộng đồng dựa trên thế mạnh của vùng, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, tạo điểm đến đặc trưng vùng, đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với các điểm du lịch thiên nhiên như: thác A Đon, khe Me (xã Phong Mỹ), hồ Quao, hồ Gương, khe Liêm (xã Phong Xuân), khu du lịch nghỉ dưỡng ALBA Thanh Tân (xã Phong Sơn)… gắn với việc xây dựng và hình thành các
Đại học kinh tế Huế
Đại học kinh tế Huế
Xuyên (xã Phong Hòa), tham quan và trải nghiệm tại làng nghề đệm bàng Phò Trạch, đan lưới Vân Trình (xã Phong Bình), trồng rau sạch tại xã Điền Lộc… sẽ thu hút hàng trăm lao động tham gia góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.
Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay sự CDCCLĐ theo nhóm ngành kinh tế và trong nội bộ từng ngành kinh tế của huyện Phong Điền đang diễn ra theo đúng định hướng.
Tuy nhiên sự chuyện dịch này còn chậm và chưa ổn định, số lao động trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các nhóm ngành khác.
Huyện cần khuyến khích, mở rộng ngành nghề ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần CDCCKT, CCLĐ theo đúng hướng CNH, HĐH.