Cơ sở của việc bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường tài sản trên đất và thực tiễn thi hành tại huyện sóc sơn hà nội (Trang 24 - 27)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN TRÊN ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

1.2.2. Cơ sở của việc bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất

11Trần Thị Thắm (2015), Những vấn đề pháp lý về bồi thường tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất và những vấn đề thực tiễn đặt ra, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 7.

Việc xác định thiệt hại về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất được hình thành dựa trên những cơ sở sau:

Thứ nhất, Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản của Quốc gia, mọi văn bản chuyên ngành khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung đều phải phù hợp với tinh thần chung của Hiến pháp. Chế định:“Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh;

phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật” 12đã khẳng định quyền thu hồi đất thuộc về Nhà nước và nêu ra nguyên tắc thực hiện khi tiến hành thu hồi phải công khai, minh bạch. Theo đó, việc Nhà nước thu hồi đất tất yếu sẽ gây ảnh hưởng tới người dân, gây ra thiệt hại đối với người dân, đó là những người có đất bị thu hồi.

Mặt khác, xuất phát từ quyền sở hữu tài sản của công dân:“Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để danh, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất13,…”, tài sản của công dân được bảo hộ theo Hiến pháp và pháp luật.

Tài sản trên đất là tài sản mà người dân tốn bao công sức, tiền của mới có được. Khi Nhà nước thu hồi đất mặc dù để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng nhưng người dân có tài sản trên đất bị thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, việc xác định thiệt hại làm căn cứ bồi thường sau đó là việc làm phù hợp với chế định bảo hộ quyền sở hữu tài sản của công dân.

Thứ hai, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta. Theo đó, mọi hoạt động nhằm kiến thiết, xây dựng đất nước đều vì lợi ích của nhân dân, phục vụ cho nhân dân. Tuy nhiên, việc thu hồi đất lại làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, phần nào đi ngược lại với bản chất vì dân. Do đó, để cân bằng mục tiêu, cần xác định được đúng đắn mức độ thiệt hại khi tiến hành thu hồi đất, dựa trên số liệu đo đạc thực tế, sự phân tích đánh giá khoa học để đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân.

12Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013.

13 Điều 32 Hiến pháp năm 2013.

Cuối cùng, xét về mối quan hệ biện chứng giữa thu hồi đất - thiệt hại. Có thể thấy chính hoạt động thu hồi đất là nguyên nhân trực tiếp tạo nên những thiệt hại về tài sản cho người dân. Từ sự phân tích trên ta có thể thấy, việc xác định thiệt hại tài sản hình thành từ nhiều cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của những cơ sở đó là việc xác định đúng đắn những thiệt hại của người dân, sẽ đảm bảo quyền lợi cho họ, tạo cơ sở cho việc bồi thường diễn ra đúng đắn, công bằng, công khai, minh bạch.

1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất

Thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và bồi thường tài sản trên đất nói riêng khi giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án là rất quan trọng. Khi thực hiện công tác bồi thường xong sẽ tạo được quỹ đất

sạch” cho việc xây dựng những công trình phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Muốn tiến hành xây dựng các công trình cho kịp tiến độ mà công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất thì sẽ xảy ra tình trạng trì trệ, mất nhiều thời gian, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Thứ hai, việc bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất tạo được sự đồng tình và ủng hộ từ phía người dân đối với những quy hoạch đất đai cũng như chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Như đã nói ở trên, tài sản trên đất là những thành quả lao động mà người dân tạo nên trong một quá trình nhất định. Tài sản đó gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của họ. Khi Nhà nước thu hồi đất kéo theo việc gây thiệt hại đối với tài sản của người dân. Việc bồi thường là nhằm bồi hoàn cho người sử dụng đất những thiệt hại về thành quả lao động do công tác thu hồi đất gây ra, đảm bảo chia sẻ lợi ích và bù đắp những thiệt hại đối với chủ thể có tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.

Thứ ba, việc bồi thường tài sản nói chung và bồi thường về tài sản trên đất nói riêng nhằm tuân thủ, chấp hành những quy định đã được ghi nhận và bảo hộ trong Hiến pháp.

Thứ tư, bồi thường cũng góp phần trong việc đảm bảo công bằng xã hội. Bởi công tác bồi thường sẽ bù đắp thiệt hại của người dân khi Nhà nước thu hồi đất, từ đó hạn chế những khiếu nại, tố cáo của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường tài sản trên đất và thực tiễn thi hành tại huyện sóc sơn hà nội (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)