Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN TRÊN ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội
2.2.7. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế
Theo tác giả có các nguyên nhân chính khiến công tác bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất tại huyện Sóc Sơn còn nhiều hạn chế, đó là:
Thứ nhất, quy định về thủ tục liên quan tới bồi thường của UBND Thành phố chưa được rút gọn, tốn nhiều thời gian. Các dự án có diện tích đất thu hồi lớn phát sinh thêm nhiều dự án phụ kèm theo như tái định cư, xây dựng nghĩa trang mới.
Thủ tục hồ sơ để xây dựng dự án mới phải theo đúng quy trình xây dựng cơ bản trong khi đó dự án phụ yêu cầu phải GPMB trước mới có điều kiện để GPMB dự án chính; cho nên dẫn đến tiến độ GPMB chậm; nhất là những dự án trọng điểm.
Thứ hai, công tác quản lý đất đai tại địa phương còn yếu kém, như xã Mai Đình, xã Phù Lỗ còn để tình trạng lấn chiếm, cơi nới, xây dựng không xin phép cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng trái pháp luật rất nhiều, điển hình vụ ông Trần văn Hạnh ở xã Phù Lỗ chiếm hàng nghìn m2 đất công mà báo đài đã phản ánh. Một số xã chưa thực sự quan tâm tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GPMB còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Chủ đầu tư. Một số Ban Quản lý dự án của các Sở - Thành phố (đại diện Chủ đầu tư) chưa chủ động phối hợp thường xuyên chặt chẽ với chính quyền địa phương; bởi vậy, khi xây dựng phương án bồi thường mất rất nhiều thời gian và công sức.
Thứ ba, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng bình thường đã rất phức tạp, việc cơ quan chức năng mập mờ trong quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện đã gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân. Sự yếu kém trong am hiểu pháp luật của cán bộ đất đai, cũng có thể xuất phát từ ý chí chủ quan, cố tình làm sai lệch pháp luật để hưởng lợi riêng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, người có quyền
trong việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng làm cho quá trình bồi thường gián đoạn, tranh chấp xảy ra.
Thứ tư, các quy định về giá bồi thường của Nhà nước nhìn chung còn chưa tương xứng với giá trị của tài sản bị thu hồi. Để xác định giá bồi thường, cơ quan có thẩm quyền có thể áp khung giá do UBND cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương ban hành hoặc theo giá trên thị trường nhưng thực tế thì khung giá do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thường thấp hơn giá trị chuyển nhượng trên thị trường. Bởi vậy, áp theo giá khung của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì người bị thu hồi đất có thể được bồi thường thấp hơn giá mà họ chuyển nhượng trên thị trường. Điều đó cũng dẫn đến hệ quả là người dân có tài sản bị thu hồi không đủ tiền nhận chuyển nhượng một tài sản mới với cùng giá trị tại địa phương để sinh sống.
Thứ năm, theo trách nhiệm về bồi thường thì chủ thể nào gây thiệt hại thì chủ thể đó phải bồi thường, thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đó và mức bồi thường phải tương xứng dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Trong khi đó, trong bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất đa phần các khoản bồi thường lại quy thành các khoản hỗ trợ, “cho đến nay, pháp luật nước ta chưa thật sự “rạch ròi” hai khái niệm này và một số trường hợp mang bản chất “bồi thường” nhưng lại xác định trong pháp luật là “hỗ trợ”18. Trên thực tế các chủ thể tiến hành bồi thường thường có xu hướng áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm điều tiết các khoản thiệt hại từ phía người dân để người dân nhận được một số tiền gần sát với thiệt hại để người dân sớm ổn định cuộc sống. Chính vì những quy định mở như vậy nên những khoản tiền hỗ trợ sẽ phụ thuộc rất lớn vào ý chí của chủ thể quy định, từ đó tạo nên khoảng chênh lệch về mức bồi thường và hỗ trợ giữa các địa phương dẫn đến tình trạng người dân không đồng ý với phương án bồi thường khiến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện xảy ra.
Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra trong vấn đề bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất chưa có sự quan tâm đúng mực, chưa đặt ra vấn đề xử lý cán bộ, công
18 Phan Trung Hiền, Phạm Duy Thanh (2005), Cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hồi đầu tư – kinh nghiệm tại thành phố Cần Thơ, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.39.
chức một cách nghiêm khắc trong thực thi nhiệm vụ dẫn đến xác định sai kết cấu, bỏ sót những thiệt hại người dân phải gánh chịu.
Thứ bảy, xuất phát từ ý thức của người bị thu hồi đất chưa hiểu pháp luật về bồi thường tài sản nói chung và về bồi thường tài sản trên đất nói riêng nên không cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường kiểm đếm tài sản; không nhận giấy tờ, tài liệu; không có mặt khi được mời tham gia; chống đối bằng bạo lực hoặc tâm lý chờ đợi để được mức bồi thường cao hơn…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dưới sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật đất đai, bồi thường tài sản trên đất đã có nhiều cơ hội để phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên thực trạng áp dụng pháp luật tại huyện Sóc Sơn cho thấy một số quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này còn chưa thực sự phù hợp với những gì đã và đang xảy ra trong công tác bồi thường tài sản trên đất.
Để giải quyết được vấn đề này thì việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu áp dụng pháp luật về bồi thường tài sản trên đất tại huyện Sóc Sơn nói riêng và trên cả nước nói chung là yêu cầu cấp thiết. Nội dung chi tiết của vấn đề này sẽ được trình bày ở Chương tiếp theo của luận văn.
Chương 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN TRÊN ĐẤT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN TRÊN ĐẤT TẠI HUYỆN SÓC SƠN - HÀ NỘI
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất và đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường tài sản trên đất tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội tại Chương 1 và Chương 2, tác giả cho rằng để công tác bồi thường tài sản trên đất cho người bị thu hồi đất đạt hiểu quả, cần được thực hiện triệt để và đáp ứng các yêu cầu sau: