Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường tài sản trên đất và thực tiễn thi hành tại huyện sóc sơn hà nội (Trang 60 - 63)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN TRÊN ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội

2.2.5. Những kết quả đạt được

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-Ttg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và Nghị quyết số 07/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 30/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định quy định về bổi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019; Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bản Thành phố Hà Nội. Các quyết định trên quy định cụ thể, chi tiết về mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dựa trên các quy định chung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong những năm qua, việc thực hiện các quy định về bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội về cơ bản là đúng đắn, đồng bộ và thống nhất theo tinh thần của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và của Thành phố Hà Nội, tạo được sự đồng thuận cao của người dân có tài sản bị thu hồi. Mặt khác các quy định bồi thường tài sản hiện hành so với quy định trước đây ngày càng được quy định rõ

ràng, chi tiết và hoàn thiện hơn. Qua đó, góp phần bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất và đảm bảo các lợi ích của Nhà nước, của xã hội trong quá trình thực hiện việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Quá trình thực hiện bồi thường tài sản trên đất tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội đã thu được một số kết quả sau:

Thứ nhất, cách xác định phương án bồi thường tài sản gắn liền với đất của huyện Sóc Sơn hiện nay về cơ bản được đa số người dân đồng tình ủng hộ. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội quy định về giá bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân trên địa bàn trong những năm qua được đảm bảo công bằng và hợp lý. Giảm thiểu tình trạng có những dự án bồi thường cho một số công trình, cây cối, hoa màu cao hơn giá thị trường.

Thứ hai, công tác GPMB được chỉ đạo, điều hành sát sao.

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một hoạt động nhạy cảm, bởi nó ảnh ảnh hưởng đến lợi ích của người bị thu hồi đất, của Nhà nước và ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào chế độ. Khi bị thu hồi đất, người sử dụng đất là chủ thể gánh chịu những thiệt hại nhất định, họ bị buộc phải nhường lại những lợi ích của mình cho Nhà nước, nhà đầu tư thực hiện dự án. Do vậy, họ phải được bồi thường những thiệt hại mà mình phải gánh chịu tương xứng với giá trị đã tổn thất. Để hoạt động bồi thường diễn ra minh bạch, đảm bảo công bằng thì công tác chỉ đạo, điều hành đóng một vai trò quan trọng.

Nhìn vào kết quả công tác GPMB giai đoạn từ năm 2014 – 2016 của UBND huyện Sóc Sơn có thể thấy với sự chỉ đạo, điều hành sát sao công tác GPMB nên vấn đề bồi thường cho người dân đã đạt được kết quả tốt, nhiều dự án đã được tập trung tháo gỡ vướng mắc khó khăn. Đối với những dự án trọng điểm của Trung ương, Thành phố, dự án dân sinh bức xúc, huyện Sóc Sơn đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, định kỳ hàng tuần, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã trực tiếp chủ trì giao ban GPMB với các chủ đầu tư và lãnh đạo các xã, thị trấn nơi có đất thu hồi. Các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền, UBND huyện kịp thời

báo cáo UBND Thành phố và liên ngành xem xét giải quyết, đảm bảo triển khai đồng bộ, có hiệu quả, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn. Đặc biệt năm 2014, trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã có 02 dự án xây dựng Quốc lộ 3 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên và dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân là những dự án trọng điểm của Thành phố phải hoàn thành. Do đó đối với công tác GPMB rất gấp rút, trước tình hình đó Lãnh đạo UBND huyện đã trực tiếp chỉ đạo giao ban 2 ngày 1 lần tại UBND các xã, đến hiện trường dự án Quốc Lộ 3, Dự án Nội Bài - Nhật Tân để kiểm tra, giải quyết vướng mắc kịp thời, tránh được bức xúc trong nhân dân. Mặt khác huy động các đoàn thể chính trị - xã hội như Công an, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên… để thành lập các tổ tuyên truyền đến từng nhà, vận động, giải thích người có đất bị thu hồi chấp hành bàn giao mặt bằng cho dự án.

Mới đây tại dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, UBND huyện Sóc Sơn nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành đo đạc, kiểm tra và kiểm kê tài sản của người dân bị ảnh hưởng. Qua một thời gian gấp rút triển khai, huyện Sóc Sơn đã kiểm kê được toàn bộ đất và tài sản trên đất của các hộ dân, đồng thời còn xem xét chính sách cấp đất tái định cư đặc thù cho các hộ có nhiều nhân khẩu sống trên cùng một thửa đất.

Ban bồi thường GPMB, Trung tâm phát triển quỹ đất, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên Môi trường, Thanh tra xây dựng, Thanh tra huyện cũng chủ động kiểm tra, hướng dẫn giải quyết các nội dung liên quan đến bồi thường hỗ trợ và thu hồi đất, tham mưu văn bản để UBND huyện giải quyết kịp thời, kịp tiến độ của các dự án trọng điểm nói riêng như dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội bài, dự án xây dựng Quốc lộ 3 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, dự án xây dựng khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II,… và các dự án khác trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói chung.

Thứ ba, đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng nói chung và bồi thường tài sản trên đất nói riêng đã giảm đáng kể.

Công tác bồi thường về đất cũng như bồi thường các thiệt hại về tài sản trên đất thực hiện ngày càng công bằng, hiệu quả do đó, tỉ lệ các đơn thư khiếu nại, tố

cáo giảm hơn so với những năm trước. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo hiện nay chủ yếu tập trung khiếu nại nội dung liên quan đến bồi thường về đất, khiếu kiện về bồi thường tài sản trên đất hầu như không xảy ra. Các đơn thư khiếu kiện cũng khẩn trương được các cá nhân có thẩm quyền tích cực giải quyết. Cụ thể từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã giải quyết được 178 trong tổng số 191 đơn thư của công dân có đất bị thu hồi trong các dự án: xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân; đầu tư xây dựng khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II địa phận xã Nam Sơn, Hồng Kỳ; Quốc Lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên; sân gold; Khu I,II;...; 13 đơn thư còn lại đang trong thời hạn xem xét giải quyết.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật diễn ra sâu rộng. Các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB không chỉ được tuyên truyền, phổ biến tới các cán bộ làm công tác GPMB mà còn được tăng cường phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến tận cơ sở và người dân. UBND huyện đã đẩy mạnh công tác vận động nhân dân chấp hành chính sách GPMB của Nhà nước. Sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các đơn vị có nhiều cố gắng trong công tác GPMB điển hình là các xã trên địa bàn huyện như:

Bắc Sơn, Nam Sơn, Phù Linh, Mai Đình, Tiên Dược....

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường tài sản trên đất và thực tiễn thi hành tại huyện sóc sơn hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)