Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG TÀI SẢN TRÊN ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường tài sản trên đất tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội
3.2.6. Lắng nghe ý kiến của nhân dân
Nhân dân chính là đối tượng bị thiệt hại trực tiếp khi Nhà nước thu hồi đất.
Cần tạo điều kiện để tiếp cận trực tiếp, nhanh chóng và chính xác với ý kiến của nhân dân thông qua các buổi tiếp dân, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân, tăng cường gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhân dân. Tăng cường giám sát công tác tiếp nhận kiến nghị của nhân dân đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bồi thường. Một biện pháp cần được tiếp tục phát huy trong thờigian tới là các buổi giao lưu trực tuyến và các diễn đàn trao đổi trên các website của cơ quan Tài nguyên - Môi trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc bồi thường tài sản trên đất về phương diện pháp lý và thực tiễn thi hành vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ chính sách pháp luật, về vai trò, trách nhiệm trong quản lý của Nhà nước cũng như nguyên nhân từ chính về bản thân người dân có đất bị thu hồi đất. Do đó yêu cầu đặt ra là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm đảm bảo và chia sẻ những tổn thất cho người dân có đất bị thu hồi, giúp người dân nắm được quyền và lợi ích hợp pháp mà mình được hưởng trong quá trình thu hồi đất.
Với những giải pháp nêu trên, hi vọng trong thời gian tới sẽ mở ra nhiều triển vọng cho việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường tài sản trên đất cũng như nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
KẾT LUẬN
Luận văn “Pháp luật về bồi thường tài sản trên đất và thực tiễn thi hành tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội” có phạm vi nghiên cứu được giới hạn bởi hoạt động bồi thường về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, đã giải quyết những vấn đề lý luận chung về hoạt động bồi thường về tài sản trên đất. Xét về bản chất, hoạt động bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng cần được xem xét như một “giao dịch”
và Nhà nước và người bị thu hồi đất là hai bên trong mối quan hệ đó. Đồng thời, về mặt thuật ngữ, theo tác giả không nên sử dụng thuật ngữ bồi thường mà nên dùng thuật ngữ đền bù sẽ phản ánh rõ bản chất của hoạt động. Bởi việc Nhà nước thu hồi đất là một hành vi hợp pháp, Nhà nước không hề có lỗi nên không có trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, các vấn đề khác liên quan đến hoạt động bồi thường cũng được tác giả đề cập và phân tích sâu sắc như các nguyên tắc, ý nghĩa của hoạt động bồi thường.
Về phương diện pháp lý, trên cơ sở những vấn đề lý luận, kết hợp với thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật vào hoạt động bồi thường về tài sản trên đất, tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng và cụ thể để hoàn thiện pháp luật như giải pháp xác định đơn giá bồi bồi thường, cải thiện tiến độ bồi thường và một số nội dung pháp luật chưa phù hợp như sau:
Tác giả gợi mở giải pháp xác lập giá bồi thường trên cơ sở giá thị trường bằng cách bình quân các giao dịch diễn ra trên địa bàn, trong đó, các cõ quan nhà nước có xem xét về xu hướng giá giao dịch để có thể áp dụng một hệ số giá cho phù hợp tại thời điểm bồi thường. Ðể có thể tổng hợp các giao dịch này, yêu cầu phải thiết lập hệ thống thông tin giao dịch chung, điều này không phải là quá khó trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.
Hoàn thiện pháp luật là một quá trình lâu dài và phải được tiến hành một cách đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực của hệ thống pháp luật. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ có thể giải quyết những vấn đề cơ bản và đưa ra một vài đềxuất mang tính chất nền tảng. Vì vậy, tác giả hy vọng đề tài sẽ góp phần gợi mở hướng nghiên cứu mới vấn đề chưa thể giải đáp chuyên sâu trong thời gian sắp tới ở những công trình có quy mô lớn hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện của Đảng
1. Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 03/06/2017 của Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Văn bản pháp luật 2. Hiến pháp năm 1946.
3. Hiến pháp năm 1959.
4. Hiến pháp năm 1980.
5. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
6. Hiến pháp năm 2013.
7. Luật Đất đai năm 1987.
8. Luật Đất đai năm1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001).
9. Luật Đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
10. Luật Đất đai năm 2013.
11. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
12. Nghị định số 151/TTg ngày 14 - 01 - 1959 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tạm thời về Trưng dụng ruộng đất.
13. Nghị định số 197/2004/NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phù về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
14. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
15. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
16. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
17. Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất.
18. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06-01-2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
19. Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30-6-2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
20. Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27-01-2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ.
21. Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20-6-2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
22. Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 21-01-2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật liệu kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
23. Quyết định số 8984/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng dự án bồi thường, hỗ trợ theo quy hoạch khu đất xen kẹt, cắt xén tại xã Bắc Sơn phục vụ triển khai thực hiện dự án đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn (Đợt 11)
24. Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 03-03-2017 của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bản thành phố Hà Nội.
25. Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29-3-2017 củaỦy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
26. Thông báo số 7218/STC-BG ngày 30/12/2015 của Sở Tài chính về đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất phục vụ công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2016.
Báo cáo, biểu tổng hợp, biên bản
23. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sóc Sơn (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác GPMB năm 2014, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2015, Hà Nội.
24. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sóc Sơn (2016), Báo cáo số 01/BC-GPMB ngày 15 tháng 01 năm 2016 về công tác GPMB năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Hà Nội.
25. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sóc Sơn (2016), Báo cáo kết quả thực hiện công tác GPMB năm 2016, kế thoạch năm 2017,số 74/BC-GPMB ngày 08 tháng 11 năm 2016.
26. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sóc Sơn (2015), Biểu tổng hợp các dự án liên quan tới công tác GPMB năm 2014 và kế hoạch năm 2015 trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
27. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sóc Sơn (2015), Biểu tổng hợp phân công lãnh đạo Ban bồi thường GPMB theo dõi các dự án liên quan đến BT-HTr-TĐC-GPMB trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2015, Hà Nội.
28. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sóc Sơn (2016), Biểu tổng hợp kết quả thực hiện GPMB các dự án trên địa bàn huyện Sóc Sơn (kèm theo Báo cáo số 74/BC-GPMB ngày 08/11/2016 của Ban Bồi thường GPMB), Hà Nội.
29. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sóc Sơn (2016), Biểu tổng hợp các dự án chưa triển khai công tác GPMB trên địa bàn huyện Sóc Sơn tính đến thời điểm 7/11/2016, Hà Nội.
30. Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội - Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn (2016), Biên bản kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc đất, phương án chi tiết, tổng hợp phương án, tờ trình, biên bản họp thẩm định quyết định thu hồi đất, HSKTTĐ (Đợt 11) - Quyết định số 8984/QĐ-UBND ngày 30/06/2016), Hà Nội.
Sách, bài viết tạp chí
31. Doãn Hồng Nhung (chủ biên, 2014), Pháp luật về định cư giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
32. Đỗ Thị Ngọc Hương (2006), Pháp luật về bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất, Khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội.
33. Đỗ Phú Hải (2014), “Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất: Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Cộng Sản, (05).
34. Lôi Đại Phong, Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại huyện Bình Thạnh - thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học.
35. Nguyễn Vinh Diện, Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất, Luận văn thạc sĩ luật học.
36. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: luật đất đai, luật lao động, tư pháp quốc tế; Nxb. Công an nhân dân.
37. Nguyễn Thị Nga (chủ biên, 2015), Hỏi đáp Luật Đất Đai, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
38. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 2001), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb giáo dục, Hà Nội
39. Phan Trung Hiền, Phạm Duy Thanh (2015), Cơ chế tạo quỹ đất sạch thu hồi đầu tư – kinh nghiệm tại thành phố Cần Thơ, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
40. Phan Trung Hiền (2012), Hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập Pháp (23).
41. Phạm Thu Thủy (2015), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
42. Trần Quang Huy (chủ biên, 2016), Giáo trình Luật Đất đai; Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
43. Trần Thị Thắm(2015), Những vấn đề pháp lý về bồi thường tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất và những vấn đề thực tiễn đặt ra, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
44. Trần Cao Hải Yến (2014), Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Website
45. “Giới thiệu huyện Sóc Sơn”, Cổng thông tin điện tử huyện Sóc Sơn, tại địa chỉ: http://socson.hanoi.gov.vn/gioi-thieu-huyen truy cập ngày 08/5/2017.
46. Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, tại địa chỉ: https://hanoi.gov.vn truy cập ngày 08/5/2017.
47. Trần Văn Duy (2016), “Thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân”, Trang thông tin điện tử của Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật – Bộ Tư pháp, tại địa chỉ: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc /Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=291 truy cập ngày 08/5/2017.
48. Minh Tuấn, “Hà Nội tiếp 1.747 lượt công dân khiếu nại về nhà đất”, tại địa chỉ: http://www.baomoi.com/ha-noi-tiep-1-747-luot-cong-dan-khieu-nai-ve-nha- dat/c/21324387.epi truy cập ngày 20/5/2017.
49.“Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất”, Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh, tại địa chỉ: http://bacninh.gov.vn/news/- /details/4295857/xac-inh-thiet-hai-va-boi-thuong-thiet-hai-khi-nha-nuoc-thu-hoi-at truy cập ngày 20/5/2017.