PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC
1.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiểm toán, giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau:
1.3.3.1. Chuẩn bị hoàn thành cuộc kiểm toán
Sau khi hoàn thành kiểm toán từng phần hành riêng lẻ KTV cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính tổng quát trước khi lậpBCKiT và BCTC gồm:
a. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
KTV và công ty kiểm toán cần trao đổi với nhà quản lý về khả năng các khoản nợ tiềm tàng, xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị, họp Ban Giám đốc, KTV cũng có thể liên lạc với luật sư hay tư vấn pháp luật của đơn vị. Các khoản nợ tiềm tàng có thể là các khoản bồi thường, hoặc các khoản công nợ khác nhưng tại thời điểm lập BCTC vẫn chưa thể kết luận được có phát sinh hay không (tranh chấp về thuế, các khoản nợ liên quan đến các vụ kiện).
b. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC
Theo chuẩn mực kế toán số 23 KTV và công ty kiểm toán cần xem xét công ty khách hàng có nhận diện, công bố ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm mà cóảnh hưởng đến kết luận kiểm toán. Cụ thể KTV cần tìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập; phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị; xem xét các biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Ban quản trị sau ngày kết thúc kỳ kế toán; xem xét BCTC giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị.
c. Xem xét về giả định hoạt động liên tục
KTV cần kiểm tra các dấu dấu hiệu sau:
Đơn vị bị lỗ trong thời gian dài và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; đơn vị có liên quan đến các vụ kiện tụng lớn có khả năng làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của khách hàng; đơn vị gặp phải những thiên tai hay những sự kiện khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy
Xem xét chính sách pháp luật của Nhà nước đã tạo ra những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng.
d. Đánh giá kết quả kiểm toán.
KTV cần áp dụng các thủ tục phân tích, đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán, đánh giá lại các sai sót chưa điều chỉnh, rà soát lại hồ sơ kiểm toán, yêu cầu đơn vị cung cấp cho KTV thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị, kiểm tra các sự kiện công bố trên bảng Thuyết minh BCTC, xem xét các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán.
1.3.3.2. Báo cáo kiểm toán
Theo VSA 700, “BCKiT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán”. KTV và ban giám đốc sẽ thực hiện phát hành BCKiT cho khách hàng với các loại ý kiến:
a. Ý kiến chấp nhận toàn phần
Loại ý kiến này được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC của công ty khách hàng đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.
b. Ý kiến chấp nhận từng phần
Ý kiến này được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC của công ty khách hàng chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố loại trừ hay phụ thuộc mà KTV nêu ra trong BCKiT.
Không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: ý kiến kiểm toán ngoại trừ: ý kiến kiểm toán trái ngược; từ chối đưa raý kiến.
1.3.3.3. Thư quản lý
Thư quản ký là bản tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét và đề xuất biện pháp cải tiến các yếu tố kém tồn tại về quản lý quy trình bán hàng –thu tiền, chính sách kế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy
toán, HTKSNB cũng như các khía cạnh kinh doanh tại đơn vị mà KTV nhận biết có lợi cho đơn vị. Báo cáo về những quan sát của KTV trong thư quản lý do KTV cung cấp được xem như là một phần của cuộc kiểm toán. Thư quản lý không nên có những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lý.
1.3.3.4. Sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm toán
a. Sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKiT nhưng trước ngày công bố BCTC đã được kiểm toán.
KTV đã hoàn thành công việc, do vậy Ban Giám đốc đơn vị phải có trách nhiệm thông báo những sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKiT có ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bày trên BCTC hoặc ý kiến của KTV. Nếu BCTC được điều chỉnh, KTV thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành BCKiT mới cho BCTC mới điều chỉnh. Nếu BCTC cần điều chỉnh nhưng Ban Giám đốc đơn vị không đồng ý thì KTV có quyền đưa ra ý kiến ngoại trừ, trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán tùy theoảnh hưởng của các sự kiện đến BCTC.
b. Sự kiện phát sinh sau khi BCTC đãđược kiểm toán công bố
KTV không có nghĩa vụ phải điều tra về BCTC nữa, tuy nhiên nếu có sự kiện xảy ra vào ngày ký BCKiT mà KTV biết được sự kiện đó vào thời điểm đó thì KTV phải điều chỉnh BCKiT. Nếu BCTC được phát hành lại, KTV thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung và phát hành lại BCKiT mới cho BCTC mới đã điều chỉnh. Nếu BCTC cần phát hành lại nhưng Ban Giám đốc không đồng ý, KTV sẽ thông báo đến người chịu trách nhiệm trong đơn vị về những hành động mà KTV sẽ tiến hành để ngăn ngừa việc đơn vị sử dụng BCTC đã phát hành.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy