Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 84 - 87)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIẾM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

3.2. Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng

3.2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn quan trọng trong một cuộc kiểm toán, là bước đệm cho giai đoạn thực hiện kiểm toán. Do đó, công ty, các KTV luôn đề cao giai đoạn này và lưu ý khi thực hiện. Đặc biệt, phần tìm hiểu chấp nhận khách hàng mới được công ty thựchiện rất kỹ thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau và thông qua các biên bản họp của đơn vị khách hàng để xem xét các yếu tố liên quan trước khi chấp nhận khách hàng. Cụ thể, KTV phụ trách thu thập đầy đủ thông tin khách hàng như HTKSNB, nhân sự, ngành nghề kinh doanh. Từ đó, KTV đánh giá ban đầu về các rủi ro trong đơn vị và rủi ro trên BCTC do khách hàng lập.

Các KTV được phân công hợp lý, các khách hàng lớn, có rủi ro hợp đồng được đánh giá cao luôn được phân công cho các KTV có kinh nghiệm lâu năm để dễ dàng xử lý linh hoạt khi kiểm toán. Các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán ký kết với khách hàng rất chặt chẽ, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

Công ty xây dựng chương trình tìm hiểu chu trình của các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị khách hàng kỹ càng đến từng chi tiết để phát hiện ra rủi ro trong chu trình kinh doanh có thể dẫn đến sai sót trọng yếu. Bảng câu hỏi để đánh giá HTKSNB của khách hàng khá tốt và chi tiết. Điều này thể hiện rất rõ trong bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy

Công ty xây dựng được mô hình tiêu chuẩn để ước lượng mức trọng yếu, nhất quán cho từng khoản mục trên BCTC, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn này.

3.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Các thủ tục kiểm toán trong chương trình được thiết kế đầy đủ, chi tiết, đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ sẽ đạt được các mục tiêu kiểm toán đề ra. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp, thủ tục kiểm soát, thủ tục kiểm tra chi tiết đã giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để đưa ra được kết luận chính xác đối với khoản mục phải thu khách hàng.

KTV luôn chủ động mở rộng mẫu chọn trong khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết, nhằm đảm bảo thu thập được bằng chứng kiểm toán hiệu quả, kiểm tra các chứng từ một cách cẩn thận, chủ động đôn đốc khách hàng để nhận được thư xác nhận đúng thời hạn. KTV luôn ưu tiên lựa chọn thư xác nhận dạng khẳng định để bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. Khi kiểm tra các khoản dự phòng KTV phụ trách luôn chú trọng xem xét kỹ các hợp đồng, so sánh với sổ tổng hợp, đảm bảo tính chính xác hợp lý của các khoản dự phòng.

Việc thực hiện theo chương trình kiểm toán giúp KTV có thể tham chiếu qua lại giữa các phần hành dễ dàng tránh trường hợp trùng lặp trong quá trình thực hiện công việc. Tiêu biểu như khoản mục phải thu khách hàng, KTV có thể tham chiếu GLV Doanh thu để giảm bớt các bước công việc cần thực hiện.

3.2.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Mỗi KTV phụ trách sẽ tổng hợp các phát hiện của mình trong giai đoạn cuối cùng này của cuộc kiểm toán. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ soát xét, kiểm tra tổng hợp lại, điều này đảm bảotính hợp lý của các phát hiện. Việc kiểm tra, thảo luận các vấn đề trước khi trao đổi với khách hàng rất được coi trọng, trưởng nhóm kiểm toán và trưởng phòng luôn trao đổi, tìm hiểu kỹ càng trước khi tiến hành họp trao đổi với khách hàng. Tiếp đến KTV sẽ giải thích cho khách hàng về các vấn đề còn tồn tại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy

một cách tận tình, các bút toán cần điều chỉnh, việc phối hợp này nâng cao chất lượng củacuộc kiểm toán rất tốt.

3.2.2. Một số tồn tại

 Về phương pháp tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của khách hàng.

Tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, công việc đánh giá HTKSNB của khách hàng thông qua bảng câu hỏi về HTKSNB được công ty xây dựng chung cho mọi khách hàng. Việc sử dụng bảng câu hỏi này tuy giúp công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm toán nhưng nó lại bộc lộ những hạn chế rất rõ rệt như không linh hoạt trong việc áp dụng chung cho nhiều loại hình khác nhau. Các chỉ tiêu đánh giá HTKSNB của đơn vị là tốt, trung bình, hay thấp còn chưa đươc quy định cụ thể, mà chỉ dựa trên xét đoán của KTV. Vì một số hạn chế trên, nên trong nhiều trường hợp để đảm bảo tính thận trọng KTV phải đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao, tăng cường chọn mẫu để đảm bảo tính hợp lý của các khoản mục được kiểm toán gây mất nhiều thời gian.

 Thu thập thông tin khách hàng

Đối với khách hàng mới, công ty rất chú trọng tới công việc này, tuy nhiên với khách hàng cũ lâu năm thì việc này ít được chú ý hơn. Nguyên nhân là do thời gian của cuộc kiểm toán thường ngắn, trong một số trường hợp KTV chỉ sử dụng thông tin trên hồ sơ chung và hồ sơ kiểm toán năm trước. Điều này dễ dẫn đến rủi ro, KTV không nắm bắt kịp thời sự thay đổi của đơn vị dễ bị thụ động, phán đoán thiếu linh hoạt, mất nhiều thời gian hơn để tìm ra sai sót.

Cụ thể trong phần hành phải thu khách hàng, KTV phụ trách hạn chế về thời gian khi muốn tìm hiểu kỹ về thị trường khách hàng. Cũng như chưa có hệ thống phân tích biến động của thị trường khách hàng đang hoạt động, ảnh hưởng đến việc đánh giá biến động khoản phải thu của đơn vị khách hàng.

 Thủ tục phân tích áp dụng đối với khoản mục phải thu khách hàng

Do tính chất công việc cũng như thời gian của một cuộc kiểm toán không cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy

số dư giữa hai năm, tính các hệ số đơn giản liên quan đến khoản phải thu. Bên cạnh đó, việc phân tích chưa so sánh được với số liệu bình quân ngành đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, KTVkhó thấy được sự hợp lý của số liệu ở mặt tổng thể.

 Các thử nghiệm chi tiết còn áp dụng hạn chế trong thực tế:

Trong bước thực hiện phân tích tuổi nợ, với một phần không nhỏ các đơn vị được kiểm toán không theo dõi các khoản phải thu theo tuổi nợ, KTV sẽ gặp khó khăn trong bước công việc này. Đối với các khách hàng lớn, việc lập lại bảng phân tích tuổi nợ cho tất cả các khoản phải thu trong thời gian ngắn là rất khó. Điều này, khiến KTV chỉ có thể chọn mẫu để kiểm tra tuổi nợ kết hợp với việc phỏng vấn khách hàng. Điều đó dẫn tới chất lượng của các bằng chứng kiểm toán thu thập được là không cao. Bên cạnh đó hạn chế từ phía chính sách Nhà nước chỉ áp dụng quy định trích lập dự phòng theo thông tư 228/2009/TT-BTC cho mọi loại hình doanh nghiệp chưa áp dụng linh hoạt đối với đặc điểm từng ngành nghề cũng khiến cho nhiều khoản dự phòng của các đơn vị đặc thù thiếu tính hợp lý.

Đối với thư xác nhận, nhiều trường hợp do thời gian kiểm toán ngắn nên KTV không thể nhận đủ thư xác nhận trong thời gian kiểm toán. KTVphải nhắc nhở đơn vị nhiều lần làm chậm tiến độ thu thập bằng chứng của KTV, mất nhiều thời gian để phát hành báo cáo cho khách hàng.

Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC sử dụng kỹ thuật chọn mẫu CMA (Chọn mẫu thống kê) có sự hỗ trợ của máy tính. Tuy nhiên, với khối lượng và áp lực công việc rất lớn của KTV trong mùa kiểm toán thì việc chọn mẫu này chưa thực sự hỗ trợ tối đa cho KTV.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)