Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 50 - 54)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIẾM TOÁN BCTC TẠI CÔNG

2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng do công ty

2.2.1. Quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

2.2.1.2. Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý củaBCTCtrên cơ sở những bằng chứng kiểm toán được thu thập đầy đủ và đáng tin cậy.

a. Mục tiêu kiểm toán

Xét trên quan điểmKTV: Mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hoặc nhiều cơ sở dẫn liệu BCTC thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp.

Ký kết hợp đồng kiểm toán

Phân tích BCTC

Kiểm tra kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán Tham chiếu cuộc kiểm toán

năm trước

Tìm hiểu khách

hàng

Hệ thống kế toán

HTKSNB

Tài liệu và thông tin yêu cầu khách hàng

lập Tìm hiểu thông tin hoặc

cập nhật thông tin

Thảo luận về kế hoạch kiểm toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy

Xét trên quan điểm khách hàng: Mục tiêu kiểm toán là cộng thêm mức độ tin cậy vào BCTC.

b. Cơ sở dẫn liệuBCTC:Bao gồm: tính đầy đủ, hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, sở hữu và trình bày.

c. Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực là bằng chứng đầy đủ và thích hợp, hiệu quả chi phí, nâng cao giá trị kiểm toán.

d. Thủ tục kiểm toán: Thủ tục kiểm toán bao gồm: kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.

e. Kỹ thuật kiểm toán

Các kỹ thuật kiểm toán gồm: So sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát, kiểm tra thực tế.

f. Các chương trình kiểm toán chi tiết

 Kiểm toán chung

 Kiểm toán vốn bằng tiền

 Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng

 Kiểm toán thuế GTGT được khấu trừ

 …..

g. Tổ chức hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán được định nghĩa là tài liệu dẫn chứng cho công việc của KTV tiến hành trong cuộc kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán thu thập được để làm căn cứ đưa ra ý kiến củaKTV trong BCKiT. Hồ sơ kiểm toán là tài liệu được lập bởiKTVvà là căn cứ đểKTV cấp trên soát xét công việc mà KTV cấp dưới và các trợ lý KTVđã thực hiện.

Hồ sơ kiểm toán đang dùng tại công ty AAC có file cứng và file mềm kèm theo (gồm file Word và Excel). KTV có thể sử dụng file cứng để cấp cho người sử dụng ghi chép tay, hoặc dùng file mềm để ghi chép trên máy tính. Người sử dụng cần chú ý để sửa đổi cho phù hợp với kỳ kiểm toán, với khách hàng và doanh nghiệp kiểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy

toán của mình. Sau khi hoàn thành việc ghi chép file mềm phải in ra giấy để soát xét và lưu trên file cứng.

Hồ sơ kiểm toán lưu lại đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.KTV và công ty kiểm toán cần lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tính toàn vẹn, tính bảo mật thông tin…

KTV không cần lưu trong hồ sơ kiểm toán tất cả các bản nháp đã bị thay thế, gồm GLV, dự thảoBCTC, các bản ghi chép, các giấy tờ đã chỉnh sửa lỗi in và các tài liệu trùng lặp,…Sau khi tổng hợp lại hồ sơ kiểm toán thì KTV sẽ hoàn thiện hồ sơ theo danh sách chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp bằng cách đánh dấu vào các tài liệu đã thực hiện trong quá trình kiểm toán vào chỉ mục hồ sơ.

Hồ sơ kiểm toán tại công ty kiểm toán AAC gồm:

 Hồ sơ thường trực: là nơi lưu giữ những thông tin chung về khách hàng như lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tình hình về nhân sự, cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo công ty khách hàng, các quy định, quy chế ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty,…. Hồ sơ thường trực luôn luôn được cập nhật qua từng năm bởi KTVđể theo dõi tất cả các thông tin về sự thay đổi về các thông tin chung của khách hàng.

KTV tham gia kiểm toán năm đó là người có trách nhiệm bổ sung, cập nhật những thông tin về sự thay đổi của khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc kiểm toán ở những năm tiếp theo.

Hồ sơ thường trực bao gồm: Thông tin chung, các tài liệu về pháp luật, các tài liệu về thuế, các tài liệu về nhân sự, các tài liệu về kế toán, các hợp đồng quan trọng và dài hạn, các quy định vềkiểm soát nội bộ.

 Hồ sơ làm việc: Hồ sơ làm việc bao gồm tất cả các GLV và các chứng từ làm dẫn chứng cho các kết luận cũng như cho các bước công việc củaKTV thực hiện kiểm toán trong năm đó. Hồ sơ làm việc được lưu giữ theo từng năm, do đó, mỗi năm cứ mỗi công ty khách hàng lại có một hồ sơ làm việc mới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy

Trên bìa của mỗi hồ sơ kiểm toán đều ghi rõ đó là hồ sơ thường trực hay hồ sơ làm việc, ghi rõ tên công ty khách hàng, mã khách hàng, năm kiểm toán đối với hồ sơ làm việc.

Mã khách hàng là một dãy gồm 12 ký tự: XX999-999-99, trong đó:

 2 ký tự đầu tiên (XX) là ký hiệu cho loại hình kiểm toán

 3 ký tự tiếp theo (999) chỉ địa danh của đối tượng kiểm toán (sử dụng theo mã vùng của mỗi tỉnh)

 3 ký tự tiếp theo (999) là mã số khách hàng

 2 ký tự cuối cùng (99) là số năm của hồ sơ

 Ví dụ:TC511-098-08

Giải thích: TC: Ký hiệu của loại hình kiểm toán BCTC; 511: mã vùng của TP Đà Nẵng; 098: khách hàng số 098; 08: năm kiểm toán là năm 2008. Vậy đây là mã sốcủa một khách hàng số 098, vềkiểm toán BCTCnăm 2008 tại Đà Nẵng.

Đối với kiểm toánXDCB, 2 ký tự đầu tiên của mã khách hàngđược thay thế bằng XD.

h. Tổ chứcgiấy làm việc

 Chức năng củagiấy làm việctrong một cuộc kiểm toán:

 GLVlà nơi thể hiện sự phân công, phối hợp công việc kiểm toán.

 Là căn cứ đểKTV giám sát và kiểm tra lại công việc của các trợ lý

 Là bằng chứng chứng minh choBCKiT.

 Làm căn cứ để lập kế hoạch và tiến hành cuộc kiểm toán năm sau.

 Nguyên tắc sắp xếp và đánh số giấy làm việc:

GLVđược ký hiệu bằng các chữ cái in hoa, được công ty quy định cụ thể cho từng khoản mục.

GLV của mỗi khoản mục được sắp xếp theo thứ tự của mỗi khoản mục trên bảng cân đối tài khoản. Trong mỗi khoản mục, giấy làm việc được sắp xếp như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Ngọc Thủy

Tờ thứ 1 (Tờ chủ đạo): tờ này thể hiện TKđang được kiểm toán, số liệu của tài khoản trên BCTC (Số dư đầu kỳ, số phát sinh nợ, số phát sinh có, số dư cuối kỳ), kết luận, các đề nghị cũng như các điều chỉnh củaKTVđối vớiTKđược kiểm toán.

Tờ thứ 2 (Tờ chương trình): tờ chương trình được in sẵn và yêu cầuKTV trả lời.

Tờ thứ 3 (Tờ thực hiện kiểm toán): Thực hiện các bước kiểm toán theo chương trìnhđãđược lập ở tờ thứ 2.

Tờ thứ 4 (Xác nhận nợ): tờ thứ 4 sẽ là các xác nhận nợ của các bên có liên quan, các xác nhận công nợ đượcKTVlưu lại làm bằng chứng kiểm toán. Một công ty khách hàng có thể có rất nhiều công nợ nên tờ thứ 4 có thể bao gồm nhiều trang liên quan.

Các tờ giấy còn lại: bao gồm tất cả các chứng từ, giấy tờ liên quan đến khoản mục hoặc TK đang được kiểm toán như các khế ước vay, các quy chế của hội đồng quản trị, bảng tính khấu hao,…

Tất cả các giấy làm việc đều được đánh số chỉ mục, các GLV của cùng một TK được đánh chỉ mục giống nhau. Đối với nhữngTK con, chỉ mục được đánh số sau dấu gạch ngang.Số trang trên GLVđược đánh số một cách liên tục chứ không đánh số tờ. Ví dụ, tớ chủ đạo có 2 trang thì được đánh từ 1 đến 2, sau đó, tờ chương trình sẽ được đánh thứ 3,…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)