Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Phương pháp tổ chức bộ máy kế toán
- Kế toán tổng hợp: tổng hợp kế toán chi tiết, theo dõi các khoản phải thu, phải trả, theo dõi các dự toán công trình đƣợc duyệt, lên khối lƣợng các công trình hoàn thành, lập báo cáo công trình.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
KẾ TOÁN VẬT TƢ
KẾ TOÁN THANH TOÁN
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
THỦ QUỸ
KẾ TOÁN TSCĐ VÀ CCDC
KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG KẾ TOÁN XDCB
THỦ KHO
- Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi các công trình và vật tƣ, phụ tùng xây dựng của các công trình xây lắp và xây dựng.
- Kế toán công nợ: theo dõi chi tiết từng tài khoản công nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo d i, ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác, rõ ràng các nghiệp vụ thanh toán của từng đối tƣợng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán.
- Kế toán công trình: theo dõi các dự án công trình lên khối lƣợng các công trình hoàn thành, lập báo cáo công trình quyết toán công trình hoàn thành.
- Kế toán vật tư: theo d i chi tiết và phản ảnh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình xuất, tồn nguyên liệu và công cụ dụng cụ.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ tính và trích các khoản lương cho cán bộ công nhân viên của công ty.
- Kế toán TSCĐ: theo d i tình hình tăng giảm TSCĐ và khấu hao hợp lý TSCĐ.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình tổng hợp chứng từ thu chi của tiền gửi ngân hàng.
- Thủ quỹ: có trách nhiệm bảo quản và theo dõi các khoản thu chi tiền mặt kèm những chứng từ hợp lệ và ghi sổ. Hàng ngày kiểm kê số tiền tồn thực tế và ghi vào sổ sách, đối chiếu số liệu tồn quỹ với số liệu sổ sách kế toán.
Nhiệm vụ của bộ máy kế toán
- Tiến hành công tác kế toán theo đúng quy định Nhà nước.
- Lập báo cáo kế toán thống kê theo quy định và kiểm tra sự chính xác của báo cáo các phòng ban khác lập.
- Giúp giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ phương pháp. Tổ chức các thông tin kế toán, hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán của cấp trên.
- Giúp giám đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kế toán tài chính trong phạm vi công ty.
- Lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán, thống kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận liên quan trong công ty và các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán
Tổ chức chứng từ: là giai đoạn đầu tiên để thực hiện ghi sổ và lập báo cáo, do đó tổ chức chứng từ nhằm mục đích giúp quản lý có đƣợc thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ để đƣa ra quyết định kinh doanh. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho việc mã hóa thông tin và vi tính hóa thông tin, là căn cứ để xác minh nghiệp vụ, căn cứ kiểm tra kế toán và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh tế. Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành, nhƣ: Hóa đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, séc chuyển khoản, bảng kiểm kê quỹ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Hợp đồng thanh lý TSCĐ, Hóa đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, phiếu xuất kho,.. Ngoài các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành, Cty còn sử dụng một số mẫu chứng từ do công ty tự thiết kế (Giấy đề nghị, bản đối chiếu, hợp đồng kinh tế…)
Hình thức kế toán: Để thuận tiện cho công tác kế toán tại Cty, Cty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Viễn thông Cần Thơ đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, căn cứ vào tình hình thực tế công ty đã vận dụng một cách thích hợp hệ thống sổ sách theo quy định của chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp. Căn cứ chứng từ gốc đã kiểm tra kế toán tiến hành ghi chép vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để cho ra tài liệu cuối cùng là bảng Báo cáo tài chính.
Sau đây là sơ đồ hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại công ty:
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi cuối tháng, quý, năm:
- Đối chiếu, kiểm tra:
Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực
- Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tƣ 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2009
- Theo các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành: Thông tƣ 161/2007/TT-BTC, Thông tƣ 20/2006/TT-BTC, Thông tƣ 21/2006/TT-BTC.
Tổ chức kiểm tra kế toán
- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:
CHỨNG TỪ GỐC
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI
PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ QUỸ
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dƣ của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đôi số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
Tổng số dƣ Nợ và tổng số dƣ Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dƣ của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
* Tại công ty hiện đang sử dụng các loại sổ sách sau:
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ Cái: Công ty mở Sổ Cái cho tất cả các tài khoản mà công ty sử dụng. Tại công ty, Sổ Cái sẽ tổng hợp cho cả năm, mỗi sổ dùng cho một tài khoản ghi phát sinh có và phát sinh nợ.
- Sổ chi tiết.