4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CTY CTC TRONG GIAI ĐOẠN 2011-
4.2.2 Phân tích biến động chi phí
Hiện nay, tình trạng các doanh nghiệp quản lý chi phí chƣa phù hợp cũng nhƣ việc cắt giảm chi phí bừa bãi chiếm phần lớn tổng số doanh nghiệp. Theo Đỗ Thanh Năm (2013), phần lớn các chương trình cắt giảm chi phí hiện nay của một số doanh nghiệp theo kiểu “giải quyết tình thế” trong thời kỳ khó khăn do chi phí đầu vào tăng, không gắn kết chặt với chiến lƣợc kinh doanh, chưa làm nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững. Trong những nỗ lực cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh, một vài năng lực quan trọng đã mất đi, và kết quả thu đƣợc trở nên ngƣợc lại với mong muốn. Doanh nghiệp chƣa phân biệt đâu là chi phí tạo nên giá trị gia tăng cho khách hàng – chi phí góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, và đâu là những “chi phí xấu” (có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh). Nguyên nhân sâu xa là doanh nghiệp chƣa phân tích qui trình tạo nên giá trị gia tăng, chƣa hóa thân thành khách hàng để nhìn nhận vấn đề, và “chi phí xấu” đa dạng về bản chất và mức độ trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Việc cắt giảm chi phí được xem như những chương trình ngắn hạn chứ không phải lâu dài. Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thành công, nhiều doanh nghiệp lại thấy rằng: ở các bộ phận khác, chi phí lại gia tăng hoặc các đối thủ cạnh tranh đuổi kịp họ. Cuối cùng, doanh nghiệp lại phải đối mặt với những khó khăn khác phát sinh xuất phát từ việc cắt giảm chi phí.
Cty CTC cũng cần quan tâm đến vấn đề trên nhiều hơn, nghiên cứu sâu hơn để đƣa ra một chiến lƣợc cắt giảm chi phí hiệu quả, vì nó sẽ là một bộ các giải pháp cắt giảm chi phí tương thích trong một kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Tổng chi phí của Cty bao gồm: giá vốn hàng bán, chí phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và chi phi khác. Trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí.
Bảng 4.3: Chi phí theo thành phần tại Cty CTC từ năm 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Cty CTC năm 2011, 2012, 2013
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012
số tiền Tỷ lệ (%) số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 8.842,56 4.368,77 5.542,28 (4.473,79) (50,59) 1.174,51 26,86 Chi phí tài chính 515,39 380,23 430,10 (135,17) (26,22) 49,87 13,12 Trong đó: Chi phí lãi vay 515,39 380,23 430,10 (135,17) (26,22) 49,87 13,12 Chi phí bán hàng 352,70 237,09 251,24 (115,61) (32,78) 14,15 5,97 Chi phí QLDN 3.293,58 2.822,26 2.584,39 (471,32) (14,31) (237,87) (8,43)
Chi phí khác 550,10 466,62 176,33 (83,48) (15,18) (290,29) (62,21)
Tổng chi phí 13.554,33 8.274,97 8.984,34 (5.279,36) (38,95) 709,37 8,57
4.2.2.1 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Cty CTC năm 2011, 2012, 2013
Hình 4.2 Biểu đồ giá vốn hàng bán của Cty CTC
Nhìn chung từ năm 2011 – 2013 giá vốn hàng bán tăng, giảm không đều.
Năm 2011 giá vốn là 8.842,56 triệu đồng, đến năm 2012 giảm còn 4.368,77 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 50,59% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2012, nước ta phải chịu những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Hàng tồn kho của Cty ở mức cao, cụ thể là số lượng các công trình xây lắp Viễn thông mà Cty nhận thầu nhƣng chƣa hoàn thành cao.
Tình hình cạnh tranh cùng ngành diễn ra gay gắt làm số công trình mà Cty đảm nhận ít đi, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp.
Đến năm 2013, giá vốn hàng bán của Cty là 5.542,28 triệu đồng, tăng 26,86% so với năm 2012. Cùng với sự gia tăng của doanh thu sau khi vƣợt qua bối cảnh bất ổn về kinh tế của nước ta trong năm 2012, chất lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông được cải thiện nên số lượng công trình được thi công tăng, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác làm cho giá vốn hàng bán tăng là do Cty mở rộng sản xuất, cần lƣợng nguyên liệu nhiều, sự biến động tăng về giá cả nguyên vật liệu đầu vào.
4.2.2.2 Phân tích chi phí hoạt động tài chính
Chi phí tài chính của Cty chủ yếu là chi phí lãi vay. Nhìn chung chi phí này giảm qua ba năm. Năm 2011 chi phí tài chính là 515,39 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống còn 380,23 triệu đồng (giảm 135,17 triệu đồng, tương
0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00 7.000,00 8.000,00 9.000,00
2011 2012 2013
8.842,56
4.368,77
5.542,28 Số tiền
(triệu đồng)
Năm
đương tỉ lệ giảm là 26,22%). Năm 2013 chi phí này là 430,1 triệu đồng, tăng 13,12% so với năm 2012. Nguyên nhân do biến động của tỷ lệ lãi vay không ổn định làm chi phí lãi vay bị ảnh hưởng, bên cạnh đó Cty đang cố gắng thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí nên lƣợng chi phí bỏ ra cũng giảm phần nào.
Tuy qua 3 năm, khoản chi phí này giảm nhƣng xét tình hình chung thì hoạt động tài chính của Cty không đƣợc hiệu quả. Trong khi chi phí hoạt động tài chính mà Cty bỏ ra khá cao nhƣng doanh thu mang lại từ hoạt động này thấp hơn rất nhiều.
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Cty CTC năm 2011, 2012, 2013
Hình 4.3 Biểu đồ chi phí tài chính của Cty CTC 4.2.2.3 Phân tích chi phí bán hàng
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Cty CTC năm 2011, 2012, 2013
Hình 4.4 Biểu đồ chi phí bán hàng của Cty CTC
Những năm trước đây thì Cty chưa có chi phí bán hàng, nhưng đến năm 2011 chi phí bán hàng là 352,7 triệu đồng. Nguyên nhân do Cty nhận thấy rằng chi phí bán hàng là một khoản mục quan trọng có ảnh hưởng doanh thu
0 100 200 300 400 500 600
2011 2012 2013
515,39
380,23 430,1
Số tiền (triệu đồng)
Năm
0 100 200 300 400
2011 2012 2013
352,7
237,09 251,24
Số tiền (triệu đồng)
Năm
bao gồm: chi phí quảng cáo, hoa hồng. Trong năm 2011, giá cả các loại hàng hóa tăng do đó lương nhân viên cũng phải tăng lên nhằm đảm bảo mức sống cho người lao động, mặt khác cũng còn ảnh hưởng từ chế độ tăng lương của nhà nước. Đến năm 2012 chi phí bán hàng giảm còn 237,09 triệu đồng, tương đương giảm 32,78% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do Cty tiến hành cắt giảm chi phí, số hợp đồng công trình cũng giảm kéo theo chi phí bán hàng giảm.
Năm 2013, chi phí bán hàng là 251,24 triệu đồng, so với năm 2012 thì chi phí này tăng 5,97%, nhƣng so với năm 2011 thì đã có nhiều cải thiện.
Nguyên nhân là do số lƣợng công trình tăng lên, theo Hoàng Thị Vân – Viện Kinh tế Tài chính (2014, bài viết trên trang Tạp chí tài chính) thì “giá xăng dầu đƣợc điều chỉnh tăng giảm và cả năm tăng 2,18%” kéo theo chi phí vận chuyển phục vụ cho bán hàng tăng.
4.2.2.4 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Cty CTC năm 2011, 2012, 2013
Hình 4.5 Biểu đồ chi phí quản lý doanh nghiệp
Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp của Cty từ năm 2011 – 2013 giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 là 2.822,26 triệu đồng giảm 14,31% so với năm 2011. Đến năm 2013, chí phí này còn 2.584,39 triệu đồng, giảm 8,43% so với năm 2012. Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Cty, nhƣng qua bảng số liệu 4.3 thì ta thấy Cty đã kiểm soát tốt khoản chi phí này. Nguyên nhân cũng vì bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, Cty cùng các doanh nghiệp trên cả nước cùng nhau thực hiện mục tiêu chung nhằm ổn định nền kinh tế. Mặt khác, Cty cũng chịu sự
0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 3.000,00 3.500,00
2011 2012 2013
3.293,58
2.822,26
2.584,39
Số tiền (triệu đồng)
Năm
cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong cùng thị trường ngành.
Cty đã thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí văn phòng, chi phí nhân viên, cũng nhƣ các chi phí từ hội nghị, tiếp khách. Cty cũng đề ra các chính sách và quy định đến từng phòng ban để có chế độ khen thưởng thích hợp khi đơn vị giảm đƣợc các khoản chi phí.
4.2.2.5 Phân tích chi phí khác
Khoản chi phí khác của Cty chủ yếu là các khoản tiền phạt từ việc nộp thuế chậm, phí phạt vì không hoàn thành công trình đúng hạn nhƣ trong hợp đồng. Bên cạnh đó, trong năm 2011 và 2012, Cty có trích lập khoản dự phòng bảo hành công trình cho các hợp đồng lớn, hay theo yêu cầu của bên khách hàng. Theo Thông tƣ số: 228/2009/TT-BTC (thay thế Thông tƣ số 13/2006/TT-BTC) của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp thì đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhƣng tối đa không vƣợt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp. Nhƣng Cty lại hạch toán khoản này vào chi phí khác.
Điều này tạo nên mức chênh lệch cao của chi phí khác giữa 2 năm 2012 và năm 2013. Vì năm 2013 Cty không có trích lập dự phòng bảo hành công trình.
Nhìn chung, khoản chi phí khác của Cty có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011, khoản chi phí khác của Cty là 550,1 triệu đồng, sang năm 2012 giảm còn 466,62 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm là 15,18% so với năm 2011. Đến năm 2013, giảm còn 176,33 triệu đồng, tương đương tỷ lệ giảm là 62,21% so với năm 2012. Cty nhận thấy rằng tuy khoản mục này không chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí nhƣng sự gia tăng của nó cũng góp phần làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp. Vì thế, Cty cũng nên quan tâm nhiều hơn đến chi phí khác, nhất là có nên đƣa khoản trích lập dự phòng vào tài khoản này hay không.
Tóm lại, qua việc phân tích từng loại khoản mục chi phí cho ta thấy đƣợc chi phí nào chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Cty, có yếu tố quyết định mạnh mẽ đến tổng chi phí và thấy đƣợc mức biến động của nó nhƣ thế nào, từ đó có các biện pháp để kiểm soát các khoản chi phí đó góp phần làm giảm tổng chi phí. Bên cạnh đó cũng giúp chúng ta nhìn thấy đƣợc sự biến đổi và ảnh hưởng của những chi phí còn lại. Tất cả các yếu tố đó sẽ giúp cho Cty đề
ra các biện pháp kiểm soát, khắc phục cũng nhƣ giảm chi phí đến mức tốt nhất. Ở đây, có 2 khoản mục chi phí có sự biến động lớn qua các năm, đó là giá vốn hàng bán và chi phí khác. Ở phần giá vốn hàng bán, vì trong năm phân tích, Cty cũng gặp không ít khó khăn nên số lƣợng hợp đồng công trình giảm là nguyên nhân chính cho sự giảm mạnh của khoản chi phí này. Về phần chi phí khác, Cty nên xét xem lại việc hạch toán khoản trích lập dự phòng bảo hành công trình thay vì phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Vì việc trích lập nhƣ thế làm cho chi phi khác lớn hơn rất nhiều so với thu nhập khác, khiến cho lợi nhuận khác luôn âm (năm 2011, 2012, 2013).