CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.2 Mô hình lý thuyết cơ sở Mundell Fleming trong phân tích nền kinh tế mở
2.2.1 Thị trường hàng hoá và đường IS
Đường IS là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường hàng hoá cân bằng.
Đường IS phản ánh tác động của lãi suất đến sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hoá.
2.2.1.2 Sự hình thành đường IS
Hàm tổng cung hàng hoá có dạng: AS = y
Hàm tổng cầu hàng hoá có dạng: AD = C + I + G + B B A
y IS(A0)
𝒚𝟏 𝒚𝟎
𝒓𝟏 r
𝒓𝟎
Y = AD
Hình 2.1: Đường IS phản ánh thị trường hàng hoá cân bằng
Với y là tổng thu nhập quốc gia, C là chi tiêu hộ gia đình, I là đầu tư, G là chi tiêu chính phủ ròng và B là xuất khẩu ròng trong tài khoản vãng lai của cán cân thương mại (B = Xuất khấu – Nhập khẩu).
Thị trường hàng hoá chỉ cân bằng khi sản lượng cung ứng (AS) đúng bằng tổng cầu dự kiến (AD) của nền kinh tế:
AS = AD
⇔ y = C + I + G + B
⇔ Tiết kiệm − I − B = G (2.1) Biểu thức trên được viết lại dưới dạng:
b. y + z. r − h. Q = G0 (2.2)
Với y là sản lượng, r là lãi suất, Q là tỷ giá hối đoái thực, G0 là chi tiêu chính phủ. b, z, h là các tham số hành vi, hệ số ước lượng chưa biết trong phương trình, tất cả có giá trị dương. Thứ nhất, vế trái của phương trình (2.2) thể hiện sự phụ thuộc của yếu tố tiết kiệm và yếu tố nhập khẩu vào mức độ hoạt động của nền kinh tế; thứ hai, đó là mối quan hệ thuận chiều giữa lãi suất và giá trị ròng giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân; và thứ ba, vế trái phương trình (2.2) cho thấy tài khoản vãng lai là một hàm của tỷ giá hối đoái thực. Còn vế phải của phương trình là một biến ngoại sinh đại diện cho chính sách, biến G được cố định ở mức G0.
Phương trình (2.2) biểu diễn trạng thái cân bằng trong thị trường hàng hoá.
Nói cách khác, nó thể hiện mối quan hệ cần được duy trì giữa ba biến, y, r và Q, để không có tình trạng cầu hàng hoá, dịch vụ vượt quá mức.
Để việc phân tích được đơn giản, biến Q được gắn một giá trị cố định Q0, tức một mức tỷ giá cho trước; phương trình (2.2) được viết lại như sau:
b. y + z. r = G0+ h. Q0 (2.3)
Dễ dàng nhận thấy có rất nhiều sự kết hợp khả thi giữa y và r thoả mãn phương trình (2.3). Sau đây, một đồ thị có trục hoành là y, trục tung là r sẽ biểu diễn các kết hợp giữa y và r thoả mãn phương trình (2.3).
Với mức lãi suất là r0, để thị trường hàng hoá cân bằng, mức sản lượng sẽ là y0. Hay hai giá trị y0 và r0 thoả phương trình:
b. y0+ z. r0 = G0+ h. Q0 (2.4)
Sự kết hợp (y0, r0) xác định điểm A trên đồ thị. Tương tự, với mức lãi suất là r1, để thị trường hàng hoá cân bằng, mức sản lượng sẽ là y1. Hay hai giá trị y1 và r1 thoả phương trình:
b. y1+ z. r1 = G0+ h. Q0 (2.5)
Sự kết hợp (y1, r1) xác định điểm B trên đồ thị. Giả sử đường IS có dạng hàm tuyến tính, nối 2 điểm A, B, đường IS được thiết lập tại mức chi tiêu chính phủ G0 và tỷ giá hối đoái Q0.
Tại mọi điểm nằm trên đường IS, thị trường hàng hoá cân bằng, AD = AS.
Những điểm nằm ngoài đường IS thể hiện thị trường hàng hoá không cân bằng, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh cho đến khi đạt trạng thái cân bằng. Ví dụ, xét điểm C(y0, r1) nằm bên trái và bên dưới đường IS. Tại điểm B: với mức lãi suất r1 thì sản lượng cân bằng là y1. Nhưng tại điểm C, với lãi suất r1 mà sản lượng y0 thấp hơn sản lượng cân bằng y1 thể hiện tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, hàng hoá thiếu hụt. Các doanh nghiệp phải tăng sản lượng cho tới khi bằng y1. Như vậy nền kinh tế sẽ di chuyển từ điểm C đến điểm B ∈ IS.
Đường IS thường dốc xuống về phía bên phải, điều này thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và sản lượng cân bằng; nghĩa là khi lãi suất giảm xuống, để cho thị trường hàng hoá tiếp tục cân bằng thì sản lượng phải tăng lên và ngược lại.
Hình 2.2: Sự hình thành và dịch chuyển đường IS 𝒓𝟏
r
𝒓𝟎
𝒚𝟒 y 𝒚𝟑
𝒚𝟎 𝒚𝟏
or IS’’(G0, Q1 > Q0) IS’(G1, Q0; G1 > G0) IS(G0, Q0)
B′ A′
C B A
2.2.1.3 Sự dịch chuyển đường IS
Ở mục 2.2.1.2, tác giả đã trình bày cách thức hình thành đường IS với giá trị bên vế phải của phương trình (2.3) là G0+ h. Q0. Câu hỏi đặt ra là, nếu vế phải của phương trình (2.3) thay đổi, đường cong IS sẽ thay đổi như thế nào? Có thể nhận thấy rằng, một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ ròng sẽ làm vế phải của phương trình (2.3) lớn hơn. Tương tự một sự gia tăng tỷ giá hối đoái Q, với tham số h có giá trị dương, sẽ mở rộng thặng dư tài khoản vãng lai, vì hàng hoá trong nước trở nên rẻ tương đối, tức có tính cạnh tranh cao hơn hàng hoá nước ngoài, do đó làm vế phải của phương trình (2.3) tăng lên. Một sự sụt giảm tỷ giá hối đoái sẽ làm giảm vế phải của phương trình (2.3) bằng cách làm hàng hoá trong nước ít tính cạnh tranh hơn.
Khi vế phải của phương trình (2.3) tăng, để duy trì sự cân bằng, vế trái của phương trình (2.3) cũng phải tăng. Ví dụ, giả sử chi tiêu chính phủ tăng từ G0 lên G1, hoặc tỷ giá hối đoái tăng từ Q0 lên Q1, với mức lãi suất r0, để thị trường hàng hoá cân bằng, mức sản lượng sẽ là y3 (lớn hơn y0), tức 2 giá trị r0 và y3 thoả phương trình:
b. y3+ z. r0 = G1+ h. Q0 hoặc b. y3+ z. r0 = G0+ h. Q1 (2.6)
Sự kết hợp (y3, r0) xác định điểm A′ trên đồ thị. Tương tự, với mức lãi suất r1, để thị trường hàng hoá cân bằng, mức sản lượng sẽ là y4 (lớn hơn y1), tức 2 giá trị r1 và y4 thoả phương trình:
b. y4+ z. r1 = G1+ h. Q0 hoặc b. y4+ z. r1 = G0+ h. Q1 (2.7)
Sự kết hợp (y4, r1) xác định điểm B′ trên đồ thị. Nối 2 điểm A′ và B′, đường IS mới được thiết lập. Có thể kết luận rằng đường IS sẽ tịnh tiến sang phải khi có sự thay đổi theo chiều tăng trong chi tiêu chính phủ và trong tỷ giá hối đoái. Một cách khái quát hơn, khi các thành phần trong tổng cầu tăng (ngoại trừ yếu tố nhập khẩu) thì đường IS sẽ tịnh tiến sang phải.