Thị trường tiền tệ và đường LM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.2 Mô hình lý thuyết cơ sở Mundell Fleming trong phân tích nền kinh tế mở

2.2.2 Thị trường tiền tệ và đường LM

Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng, tương ứng với mức cung tiền tệ thực không đổi.

2.2.2.2 Sự hình thành đường LM Hàm tổng cung tiền tệ có dạng : SM =MS

P (2.8) Hàm tổng cầu tiền tệ có dạng : LM =Md

P = k. y − l. r k, l > 0 (2.9)

Trong đó, Md là cầu tiền danh nghĩa, Ms là cung tiền danh nghĩa, P là chỉ số giá tại một thời điểm, M

d

P là cầu tiền thực; y là tổng thu nhập quốc gia thực, r là lãi suất; k và l là hai tham số dương.

Biểu thức (2.9) thể hiện tổng cầu tiền tệ của nền kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu là thu nhập quốc gia và lãi suất. Về thu nhập quốc gia (y), khi sản lượng hay thu nhập quốc gia càng lớn, thì nhu cầu về tiền càng nhiều để đáp ứng cho những chi tiêu thông thường (giao dịch) và đặc biệt (dự phòng) cao hơn. Tức cầu tiền cho quan hệ thuận chiều với thu nhập quốc gia. Về lãi suất (r), khi giữ tiền, người nắm tiền phải chịu chi phí cơ hội của việc giữ tiền – đó là lãi suất bị mất đi khi giữ tài sản ở dạng tiền chứ không phải ở dạng tài sản sinh lời khác. Bù lại, lợi ích của việc giữ tiền là rất thuận lợi, sẵn sàng thực hiện mọi giao dịch ở mọi lúc mọi nơi ta muốn, mà các tài sản khác không thể thực hiện được. Khi lãi suất tăng, chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng, do đó làm giảm cầu tiền. Hay cầu tiền có mối quan hệ ngược chiều với lãi suất.

Thị trường tiền tệ cân bằng chỉ khi tổng cung tiền tệ bằng tổng cầu tiền tệ:

r

y

𝒚𝟏 𝒚𝟎

𝒓𝟎

𝒓𝟏 LM = SM

LM

Hình 2.3: Đường LM phản ánh thị trường tiền tệ cân bằng

SM = LM

⇔ MS

P = k. y − l. r k, l > 0 (2.10)

Xét tại một thời điểm, biến cung tiền MS có giá trị cố định là M0s, biến chỉ số giá P có giá trị cố định là P0. Khi ấy, phương trình (2.10) có dạng sau:

k. y − l. r =M0s

P0 k, l > 0 (2.11)

Dễ dàng nhận thấy có rất nhiều sự kết hợp khả thi giữa y và r thoả mãn phương trình (2.11). Một đồ thị có trục hoành là y, trục tung là r sẽ biểu diễn các kết hợp giữa y và r thoả mãn phương trình (2.11).

Với mức lãi suất là r0, để thị trường tiền tệ cân bằng, mức sản lượng sẽ là y0. Hay hai giá trị y0 và r0 thoả phương trình:

k. y0− l. r0 =M0s

P0 (2.12)

Sự kết hợp (y0, r0) xác định điểm A trên đồ thị. Tương tự, với mức lãi suất là r1, để thị trường tiền tệ cân bằng, mức sản lượng sẽ là y1. Hay hai giá trị y1 và r1 thoả phương trình:

k. y1− l. r1=M0s

P0 (2.13)

Sự kết hợp (y1, r1) xác định điểm B trên đồ thị. Giả sử đường LM có dạng hàm tuyến tính, nối 2 điểm A, B, đường LM được thiết lập tại mức cung tiền M0 và chỉ số giá P0.

Tại mọi điểm nằm trên đường LM, thị trường tiền tệ cân bằng. Các điểm nằm ngoài đường LM, thể hiện thị trường tiền tệ không cần bằng : SM ≠ LM. Nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh cho đến khi đạt trạng thái cân bằng.

Đường LM thường dốc lên về bên phải, điều này thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa sản lượng hay thu nhập quốc gia với lãi suất cân bằng trong điều kiện cung tiền không đổi; nghĩa là khi y tăng thì r cũng tăng và ngược lại.

2.2.2.3 Sự dịch chuyển đường LM

Ở mục 2.2.2.2, tác giả đã trình bày cách thức hình thành đường LM với giá trị bên vế phải của phương trình (2.11) là M0

s

P0. Nếu bây giờ vế phải của phương trình (2.11) có sự thay đổi, đường LM sẽ thay đổi như thế nào? Giả sử cung tiền danh nghĩa tăng từ M0s lên M1s hoặc chỉ số giá không đổi (P0), khi đó cung tiền thực tăng, từ M0s

P0

lên M1

s

P0. Xét tại mức lãi suất r0, sản lượng cân bằng không còn là y0, mà là y0, vì r0 và y2 mới thoả mãn sự cân bằng trong phương trình SM = LM:

k. y2− l. r0 =M1s

P0 (2.14)

Hình 2.4: Sự hình thành và dịch chuyển đường LM A′

LM M1 P0 r

𝒚𝟏 𝒚𝟎 y 𝒓𝟎

𝒓𝟏

LM M0 P0 A

B B′

𝒚𝟑 𝒚𝟐

Sự kết hợp (y2, r0) xác định điểm A′ trên đồ thị. Tương tự, xét tại mức lãi suất r1, sản lượng cân bằng không còn là y1, mà là y3 vì r1 và y3 mới thoả mãn sự cân bằng trong phương trình SM = LM:

k. y3 − l. r1 =M1s

P0 (2.15)

Sự kết hợp (y3, r1) xác định điểm B′ trên đồ thị. Nối 2 điểm A′ và B′, đường LM mới được thiết lập. Có thể kết luận rằng khi có sự gia tăng trong cung tiền danh nghĩa, hoặc sự giảm sút trong chỉ số giá, dẫn tới cung tiền thực (Ms⁄ ) tăng , đường LM sẽ P tịnh tiến sang bên phải. Ngược lại, khi có sự sụt giảm trong cung tiền danh nghĩa, hoặc sự gia tăng trong chỉ số giá, dẫn tới cung tiền thực giảm, đường LM sẽ tịnh tiến sang trái.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)