Hàm phản ứng xung (IRF)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7 Hàm phản ứng xung (IRF)

-.008 -.004 .000 .004 .008

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(GAP) to Shock4

-1.2 -0.8 -0.4 0.0 0.4

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(INF) to Shock4

-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(LEXC) to Shock4

-.8 -.4 .0 .4

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(INT) to Shock4 Response to Structural One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.9: Sự phản ứng của các yếu tố vĩ mô trước cú sốc chính sách tiền tệ Cú sốc chính sách tiền tệ là những thay đổi đột ngột trong các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương, đó là thể là sự gia tăng đột ngột hoặc giảm sút đột ngột trong mức cung tiền, cũng như trong lãi suất tái cấp vốn,…. Trong mô hình

nghiên cứu của đề tài, cú sốc chính sách tiền tệ được đo lường bởi sự thay đổi bất ngờ trong lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng. Điều này xuất phát từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam, lãi suất thị trường phản ứng nhanh chóng trước sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Kết quả hàm phản ứng xung cho thấy, một cú sốc thắt chặt tiền tệ dẫn đến sự sụt giảm có ý nghĩa thống kê trong lỗ hổng sản lượng khoảng 0.0037%, trong tỷ lệ lạm phát khoảng 0.94%, và đồng nội tệ tăng giá khoảng 0.0007%. Như vậy, trong mô hình SVAR mà đề tài thiết lập được, không xảy ra hiện tượng “the price puzzle” và

“the exchange rate puzzle”, chiều hướng tác động của cú sốc thắt chặt tiền tệ đến sản lượng hoàn toàn phù hợp với mô hình lý thuyết Mullden-Fleming. Sự sụt giảm trong lỗ hổng sản lượng và lạm phát có ý nghĩa thống kê từ 1 đến 2 quý. Trong ngắn hạn, sau cú sốc thắt chặt, chính sách tiền tệ được nới lỏng để khống chế gánh nặng giảm phát và sụt giảm sản lượng. Sau 3 quý, chính sách tiền tệ mở rộng được đảo chiều để ổn định sản lượng. Trong trung hạn, sau khoảng 15 quý kể từ khi phản ứng trước cú sốc thắt chặt tiền tệ, lạm phát và lỗ hổng sản lượng trở về trạng thái ban đầu.

Phản ứng tăng giá đồng nội tệ trước cú sốc thắt chặt tiền tệ kéo dài khoảng 3 quý, sau đó tỷ giá hối đoái tăng trong 4 quý tiếp theo tuy không liên tục. Sau thời gian 3 năm, tỷ giá hối đoái dao động nhỏ quanh trạng thái ban đầu.

Có thể nhận thấy, chính sách tiền tệ có tác động nhanh chóng đến cả yếu tố sản lượng và yếu tố lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam. Nếu theo phân tích của mô hình Mullden-Fleming, một quốc gia có chế độ tỷ giá cố định thì chính sách tiền tệ sẽ không có tác dụng, trong khi đó Việt Nam lại là nước đang theo đuổi chế độ tỷ giá ổn định, biên độ dao động khá nhỏ. Vậy tại sao kết quả phản ứng xung lại cho thấy chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết hiệu lực đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều này xuất phát từ việc kiểm soát vốn chặt chẽ của chính phủ, chính phủ Việt Nam thực hiện hạn chế dòng vốn nước ngoài chảy vào cũng như chảy ra nền kinh tế nội địa bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam không phải là nền kinh tế tự do chu chuyển vốn theo lý thuyết Mullden-Fleming.

Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hoá trên phương diện kinh tế tài chính đang diễn

ra ngày một sâu rộng, việc kiểm soát vốn của chính phủ một nước gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức; vì thế, Việt Nam cần có những cải cách mới trong đường lối chính sách. nhằm đảm bảo tính hiệu lực của công cụ chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô.

4.7.2 Cú sốc tỷ giá hối đoái

-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(GAP) to Shock3

-0.4 0.0 0.4 0.8 1.2

5 10 15 20 25 30 35 40

Res ponse of D(INF) to Shock3

-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006

5 10 15 20 25 30 35 40

Response of D(LEXC) to Shock3

-0.8 -0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 1.6

5 10 15 20 25 30 35 40

Response of D(INT) to Shock3 Response to Structural One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.10: Sự phản ứng của các yếu tố vĩ mô trước cú sốc tỷ giá

Một cú sốc tỷ giá hối đoái dương, hay đồng nội tệ giảm giá, ngay lập tức tạo tác động mở rộng trong lỗ hổng sản lượng khoảng 0.04% và gia tăng trong lạm phát khoảng 0.9%. Trước tác động như vậy của cú sốc tỷ giá, chính sách tiền tệ được thắt chặt khoảng 1% để chống lại gánh nặng lạm phát sắp xảy ra. Trong ngắn hạn, lạm phát gia tăng có ý nghĩa thống kê trong 2 quý và chính sách tiền tệ thận trọng trước cú sốc tỷ giá dương kéo dài cũng có ý nghĩa thống kê trong 2 quý.

Mặc dù tỷ giá hối đoái không phải là biến giải thích trong quy tắc thiết lập lãi suất, nhưng theo Taylor (2001), tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến sản lượng thông qua hiệu ứng “expenditure-Switching effect” và đến lạm phát thông qua hiệu ứng “pass-

through effect”. Trong mô hình nền kinh tế mở New Keynesian, một sự giảm giá nội tệ không kỳ vọng làm gia tăng lỗ hổng sản lượng trong phương trình IS, bên cạnh đó làm gia tăng lạm phát thông qua phương trình AS. Chính sách tiền tệ thắt chặt đã thành công trong việc chuyển hướng của tỷ giá hối đoái, sau 5 quý đồng nội tệ tăng giá. Sau 3 quý, nhà điều hành chính sách thực hiện nới lỏng tiền tệ để phục hồi nền kinh tế.

4.7.3 Cú sốc tổng cầu

-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(GAP) to Shock1

-.8 -.6 -.4 -.2 .0 .2 .4

5 10 15 20 25 30 35 40

Res ponse of D(INF) to Shock1

-.012 -.008 -.004 .000 .004

5 10 15 20 25 30 35 40

Response of D(LEXC) to Shock1

-.8 -.4 .0 .4

5 10 15 20 25 30 35 40

Res ponse of D(INT) to Shock1 Response to Structural One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.11: Sự phản ứng của các yếu tố vĩ mô trước cú sốc tổng cầu

Một cú sốc tổng cầu dương dẫn đến sự gia tăng trong lỗ hổng sản lượng khoảng 0.0004% và trong giá trị đồng nội tệ khoảng 0.008%. Trong khi đó, lạm phát giảm trước cú sốc tổng cầu khoảng 1.5%. Nguyên nhân của việc lạm phát giảm trong khi sản lượng tăng là do sự ảnh hưởng của yếu tố kỳ vọng. Tác dụng điều hoà sản lượng của chính sách tiền tệ trong quá khứ, cùng với những cam kết trong chính sách của ngân hàng trung ương đã tạo được niềm tin đối với các chủ thể trong nền kinh tế; do đó khi có cú sốc tổng cầu dương, các chủ thể này kỳ vọng rằng, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và mau chóng làm giảm sản lượng đang ở

mức cao, kéo theo lạm phát giảm. Sự kỳ vọng như vậy dẫn tới hành vi của các chủ thể ở hiện tại là tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít hơn, qua đó làm lạm phát trong kỳ hiện tại giảm.

Còn về phía ngân hàng trung ương, trước cú sốc tổng cầu dương, các nhà điều hành chính sách đã thực hiện thắt chặt tiền tệ trong 2 quý đầu, sau đó nới lỏng dần để giảm gánh nặng giảm phát trong tương lai.

Sự phản ứng của tỷ giá hối đoái với cú sốc tổng cầu phụ thuộc vào việc cú sốc đó liên quan tới cầu nội địa hay cầu từ nước ngoài. Một sự gia tăng tiêu dùng trong nước, chẳng hạn như gia tăng mức nhập khẩu hàng hóa sẽ làm giảm giá đồng nội tệ.

Trong khi đó, một sự gia tăng trong cầu từ nước ngoài (Mỹ) cho hàng hóa của Việt Nam sẽ dẫn tới tăng gía đồng nội tệ. Vì thế phản ứng đồng nội tệ tăng giá trước cú sốc tổng cầu cho thấy cú sốc xuất khẩu đóng vai trò là yếu tố chính trong cú sốc tổng cầu vào những năm gần đây.

4.7.4 Cú sốc tổng cung

-.008 -.004 .000 .004 .008

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(GAP) to Shock2

-.4 -.2 .0 .2 .4 .6 .8

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(INF) to Shock2

-.004 -.002 .000 .002 .004

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(LEXC) to Shock2

-.4 -.3 -.2 -.1 .0 .1 .2 .3

5 10 15 20 25 30 35 40

Res pons e of D(INT) to Shock2 Response to Structural One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.12: Sự phản ứng của các yếu tố vĩ mô trước cú sốc tổng cung

Trước cú sốc tổng cung dương, lỗ hổng sản lượng ngay lập tức giảm có ý nghĩa thống kê khoảng 0.0045%, lạm phát tăng khoảng 0.42% và đồng nội tệ giảm giá khoảng 0.0007%. Cú sốc tổng cung dương có thể đến từ những bất lợi trong sản lượng gieo trồng của nông dân, hoặc do mức giá của các nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, buộc các nhà máy phải tăng giá bán nhằm bù đắp chi phí sản xuất cao. Đối mặt với sự tác động kể trên, chính sách tiền tệ thực hiện mới lỏng trong 7 quý đầu nhằm ổn định sản lượng và lạm phát. Sau thời gian 2 năm, lỗ hổng sản lương trở về trạng thái ban đầu, còn lạm phát thì mất thời gian là 3 năm.

Có thể thấy rằng, trong mô hình mà tác giả ước lượng được, chiều hướng tác động của cú sốc tổng cung dương đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, bao gồm sản lượng, lạm phát và tỷ giá là hoàn toàn phù hợp với các nhận định trong lý thuyết kinh tế học chuẩn tắc. Cú sốc tổng cung dương gây nên hiện tượng lạm phát chi phí đẩy, trong đó sản lượng quốc gia giảm nhưng giá cả lại gia tăng. Còn về việc tỷ giá hối đoái tăng khi có cú sốc tổng cung dương, nguyên nhân là do giá cả hàng hoá nội địa trở nên đắt hơn đã khiến cho người tiêu dùng trong nước tăng tiêu dùng hàng hoá từ nước ngoài, tức tăng nhập khẩu, dẫn đến đồng nội tệ mất giá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)