Các tham số ước lượng đồng thời

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6 Các tham số ước lượng đồng thời

Bằng phương pháp FIML và các điều kiện giới hạn đã xác định ở trên, tác giả ước lượng được các tham số cấu trúc sâu.

Bảng kết quả ước lượng các tham số cấu trúc sâu

𝛼1 𝛼2 𝛽1 𝛽2 𝛾1 𝛾2

Coefficient 0.288 115.0734 0.623 134.864 -0.300 75.321 P-value 0.0515** 0.0000* 0.0001* 0.0000* 0.0703** 0.0037*

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng tham số cấu trúc sâu trong mô hình SVAR

(*) Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, (**) Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%

Để tăng thêm tính vững cho kết quả của đề tài, tác giả cũng thực hiện ước lượng tham số cấu trúc sâu đối với dạng rút gọn VAR có độ trễ khác và đối với một kích thước mẫu khác. Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng 4.5:

7 Các điều kiện giới hạn được trình bày từ (3.22) đến (3.25) ở mục 3.2

Tham số ước

lượng Mô hình 18 Mô hình 29 Mô hình 310

𝛼1 0.149

(0.2704)

0.298 (0.0376*)

0.107 (0.4221)

𝛼2 94.018

(0.0000*)

113.319 (0.0000*)

92.787 (0.0000*)

𝛽1 0.392

(0.0050*)

0.770 (0.0000*)

0.547 (0.0002*)

𝛽2 91.758

(0.0000*)

143.3207 (0.0000*)

120.865 (0.0000*)

𝛾1 -0.438

(0.0107*)

-0.255 (0.1340)

-0.425 (0.0084*)

𝛾2 95.357

(0.0000*)

58.052 (0.0113*)

74.159 (0.0003*) Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả ước lượng tham số cấu trúc sâu trong các mô hình so sánh

(*) Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%

Nhận xét:

Hầu hết các tham số cấu trúc sâu ước lượng được có dấu dương, ngoại trừ tham số γ1 trong phương trình lãi suất có dấu âm. Qua so sánh kết quả ước lượng với các mô hình khác, tác giả nhận thấy dấu của các tham số ước lượng là đồng nhất. Các tham số α2, β1, β2, γ2 có ý nghĩa thống kê vững (ở tất cả các mô hình, các tham số này đều có ý nghĩa thống kê); còn tham số α1, γ1 tuy có ý nghĩa thống kê trong mô hình chính mà tác giả lập được nhưng lại không có ý nghĩa thống kê trong một hoặc hai mô hình so sánh.

Trong phương trình IS, cả 2 tham số α1 và α2 đều có dấu dương, điều này cho thấy một sự sụt giảm trong lãi suất thực và mất giá đồng nội tệ (tỷ giá hối đoái tăng) sẽ thúc đẩy tổng cầu của nền kinh tế. Vì lãi suất thực giảm có tác động làm giảm nhu

8 Mô hình 1: Mô hình VAR(3,1) có kích thước mẫu từ 1998Q1 – 2015Q4

9 Mô hình 2: Mô hình VAR(4,1) có kích thước mẫu từ 2000Q1-2015Q4

10 Mô hình 3: Mô hình VAR(3,1) có kịch thước mẫu từ 2000Q1-2015Q4

cầu đầu tư cũng như tiết kiệm của người dân, khiến họ tiêu dùng nhiều hơn ở hiện tại, cho nên gia tăng lỗ hổng sản lượng. Tuy nhiên, hiệu quả từ các kênh truyền dẫn lãi suất vào sản lượng của nền kinh tế còn chưa vững, thể hiện qua tham số α1 không có ý nghĩa thống kê trong 2 mô hình so sánh. Điều này xuất phát từ tính minh bạch trong chính sách tiền tệ ở Việt Nam thời gian qua không cao, dòng vốn có thể chưa chảy đúng vào các ngành kinh tế trọng tâm mà phần lớn vào bất động sản và chứng khoán.

Còn về tỷ giá hối đoái, khi đồng nội tệ mất giá, hàng hoá trong nước trở nên rẻ tương đối so với hàng hoá nước ngoài, tức có sức cạnh tranh mạnh hơn, nên nhu cầu hàng hoá Việt Nam từ người tiêu dùng nước ngoài gia tăng, vì thế thúc đẩy sản xuất trong nước và làm tăng sản lượng.

Trong phương trình AS, tham số β1 và β2 có dấu dương với mức ý nghĩa thống kê cao, cho thấy lạm phát hiện tại có tương quan thuận với lạm phát kỳ vọng và lỗ hổng sản lượng hiện tại. Điều này đúng như kỳ vọng ban đầu. Về lạm phát kỳ vọng, mối tương quan thuận với lạm phát hiện tại xuất phát từ yếu tố tâm lý đám đông của người tiêu dùng. Yếu tố tâm lý tác động tới hành vi của các hộ gia đình, họ yêu cầu một mức lương cao hơn trong các hợp đồng lao động ở hiện tại để dự phòng cho khả năng giá cả tăng cao trong tương lai, kéo theo hành động tăng giá bán của các doanh nghiệp để bù đắp chi phí lao động tăng. Tại Việt Nam, tâm lý đám đông có ảnh hưởng khá lớn tới hành động của người dân. Khi kinh tế vĩ mô bất ổn, các mục tiêu kinh tế quan trọng không đạt được, phát sinh các biến cố thì sẽ làm gia tăng lạm phát kỳ vọng và trở thành lạm phát tâm lý, tức là tình trạng người dân phản ứng thái quá khiến lạm phát cao hơn so với mức lạm phát được hình thành do các nhân tố kinh tế. Về lỗ hổng sản lượng hiện tại, mối tương quan dương với lạm phát hiện tại thể hiện sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trường sản lượng và giảm lạm phát mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt. Để gia tăng sản lượng, giải quyết vấn đề việc làm, nền kinh tế buộc phải chấp nhận nguy cơ lạm phát cao. Nguyên nhân là vì sản lượng quá cao thường kéo theo chi phí sản xuất biên cao. Trong khi lỗ hổng sản lượng là một yếu tố quan trọng giải thích cho tình trạng lạm phát ở Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách trong việc theo đuổi mục tiêu sản lượng cần phải hết sức thận trọng.

Trong phương trình lãi suất, tham số γ1 có dấu âm nhưng ý nghĩa thống kê không vững (không có ý nghĩa thống kê trong một mô hình so sánh), tham số γ2 có dấu dương với mức ý nghĩa thống kê cao và vững. Điều này hàm ý chính sách lãi suất trong giai đoạn nghiên cứu hướng mạnh tới mục tiêu ổn định sản lượng, và chấp nhận một khoảng lệch giữa lạm phát kỳ vọng với lạm phát mục tiêu. Lãi suất tăng khi lỗ hổng sản lượng cao, ngược lại lãi suất giảm khi lỗ hổng sản lượng thấp, chính sách tiền tệ như vậy giúp duy trì trạng thái ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên chính sách tiền tệ của Việt Nam chỉ mới dừng ở việc ứng phó lạm phát, ngăn ngừa lạm phát quá cao trong khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, chứ chưa được sử dụng để hướng tới lạm phát mục tiêu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)