Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁC KHOẢN CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.4. Lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN
Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu – chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu – chi năm kế hoạch; xác định phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định của Nhà nước; số kinh phí đề nghị NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động); lập dự toán kinh phí chi không thường xuyên theo quy định hiện hành.
Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong từng thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:
- Căn cứ mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu – chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với KPHĐ không thường xuyên, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.
- Dự toán NSNN được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định. Các chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: Dự toán NSNN, dự toán bổ sung NSNN.
1.4.2. Giao dự toán và thực hiện dự toán Giao dự toán thu – chi
Bộ chủ quản (đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Trung ương), cơ quan chủ quản địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) quyết định giao dự toán thu – chi ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định phân loại cho đơn vị sự nghiệp, trong phạm vi dự toán thu – chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cung cấp.
Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu – chi ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, trong đó kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quy định cuả cấp có thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động và đơn vị sự nghiệp do NSNN cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cung cấp).
Thực hiện dự toán thu – chi
Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên: trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Đối vớ kinh phí chi hoạt động không thường xuyên, khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
1.4.3. Quyết toán NSNN
Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc chấp hành NSNN cũng như các chính sách tài chính ngân sách của năm ngân sách đã qua. Với hàm nghĩa đó, quyết toán NSNN trở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan kiểm tra, kiểm soát ngân sách cho đến cơ quan quyền lực tối cao của mỗi quốc gia.
Quyết toán NSNN là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách của quốc gia cũng như em xét trách nhiệm pháp lý của các cơ quan mà Nhà nước khi sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trong một thời gian nhất định, được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.
Quyết toán chi hoạt động:
Quyết toán chi hoạt động là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán, qua đó phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán nhằm rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được chi theo quy định.
Trong quá trình quyết toán đơn vị phải lập đầy đủ các BCTC theo quy định, BCQT của đơn vị không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn dự toán được giao.
Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước, nhưng nếu chưa thực hiện hết không được chuyển năm sau chi tiếp; trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ tài chính ( đối với Ngân sách Trung ương), Chủ tịch UBND (đối với Ngân sách địa phương) quyết định cho chi tiếp thì hạch toán và quyết toán như sau:
- Nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán, thì dùng tồn quỹ ngân sách năm trước để xử lý và hạch toán vào chi ngân sách năm trước.
-Nếu được quyết định thực hiện trong năm sau thì cơ quan Tài chính làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp. Các đơn vị thực hiện hạch toán và quyết toán
ngân sách năm sau; ngân sách các cấp thực hiện quyết toán số chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau vào chi ngân sách năm trước.
- Về mẫu biểu, trình tự và phương pháp lập báo cáo quyết toán, duyệt và thông báo quyết toán, thẩm định quyết toán đơn vị HCSN thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính của Bộ tài chính. Và các mẫu biểu được sử dụng như: BCQT, Bảng CĐKT, Thuyết minh sử dụng NSNN, báo cáo chi tiết chi hoạt động, đối chiếu dự toán ngân sách…
Chương 2