Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ
2.1. Tổng quan về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Sơn
2.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Sơn.
Được thành lập từ năm 1953 mang tên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mai Sơn.
Trải qua nhiều năm tháng với các thời kỳ lịch sử hào hùng, Ủy ban luôn không ngừng trưởng thành và phát triển, đạt nhiều danh hiệu “trong sạch vững mạnh”, luôn đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Nhiệm vụ:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Sơn có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.
Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước.
Trách nhiệm và quyền hạn:
Tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện phát triển đa dạng các hình thức hoạt động, các phongtrào yêu nước để tập hợp, đoàn kết mọi người cư trú trên địa bàn huyện, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tínngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật:Tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp, tham gia với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phongtrào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triểnkinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nềnquốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Tham gia công tác bầu cử:Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Hoạt động giám sát: Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước, nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Đảng ủy Mai Sơn trong sạch,vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử,cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu quản lý tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Sơn.
Đặc điểm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mai Sơn là cơ quan nhà nước, nguồn chi trả cho các hoạt động của đơn vị theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao và được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ hoặc một phần dự toán được phê duyệt. Đơn vị phải lập dự toán thu, chi theo các định mức, chế độ tiêu chuẩn do nhà nước quy định. Các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng một ngành theo một hệ thống dọc được chia thành các đơn vị dự toán các cấp. Do đó, UBMT Tổ quốc huyện Mai Sơn là đơn vị dự toán cấp III.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mai Sơn
Mỗi bộ phận trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều được phân công phân nhiệm rõ ràng và có chức năng, quyền hạn nhất định. Đảm bảo hoàn thành các công việc mà tổ chức Đảng và Nhà nước giao phó theo đúng kế hoạch, đúng thời hạn, góp phần xây dựng Huyện Ủy Mai Sơn nói chung và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nói riêng ngày một trong sạch, vững mạnh.
Ngoài các bộ phận chuyên trách làm việc tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Sơn, còn có bộ phận không chuyên trách là bộ phận kế toán dân. Bộ phận kế toán dân trực thuộc Huyện Ủy đảm nhiệm vai trò công tác kế toán cho 6 đơn vị khối dân thuộc Huyện Ủy, trong đó có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện.
2.1.3. Đặc điểm công tác kế toán tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Sơn
Huyện Ủy huyện Mai Sơn cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp khác ý thức rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán trong đơn vị để hạch toán một cách chính xác, đầy đủ, khách quan mọi tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, Huyện Ủy rất chú ý xây dựng bộ máy kế toán có trình độ, hợp lý trong phân nhiệm, phù hợp với
CHỦ TỊCH
BAN THƯỜNG TRỰC
BỘ PHẬN PHONG TRÀO
THI ĐUA
BỘ PHẬN VĂN PHÒNG
BỘ PHẬN CÔNG TÁC DÂN CHỦ - PHÁP
LUẬT
DÂN TỘC – TÔN GIÁO
nhân lực với từng công việc cụ thể. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của đơn vị. Bộ máy kế toán được thiết lập theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
- Chủ tài khoản: Là người điều hành toàn bộ các khoản thu, chi của cơ quan khối dân, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngân sách theo đúng quy định của pháp luật về tài sản, tài chính tại địa phương.
- Kế toán trưởng: tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và thông tin kinh tế trong xã. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các chế độ, chính sách kế toán của Nhà nước tại các cơ quan khối dân và Nghị quyết của HĐND về ngân sách, tài chính. Quản lý hoạt động thu, chi ngân sách và các hoạt động tài chính khác.
Trách nhiệm của kế toán trưởng: Tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp điều kiện hoạt động, yêu cầu và trình độ quản lý của phòng; Tổ chức việc lập dự toán và việc thực hiện dự toán thu, chi, việc chấp hành các định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi tài chính của các bộ phận trực thuộc; Thực hiện bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kế toán lưu trữ theo qui định; Thực hiện hướng dẫn các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kế toán của Nhà nước trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Phân tích, đánh giá tình hình dự toán thu, chi ngân sách.Thực hiện bảo quản, lưu trữ tào liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kế toán lưu trữ theo quy định.
-Thủ quỹ: Phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm cho kế toán trưởng. Hỗ trợ công việc cho kế toán trưởng.Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt tại đơn vị.Thủ quỹ thực hiện các công việc như: Thu tiền và ký xác nhận vào phiếu thu;
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
CHỦ TÀI KHOẢN
KẾ TOÁN THỦ QUỸ
Chi tiền và ký xác nhận vào phiếu chi; Ghi số quỹ tiền mặt và kiểm kê tồn quỹ tiền mặt hàng ngày
→ Mỗi bộ phận phụ trách những vấn đề, những nhiệm vụ riêng. Mỗi bộ phận hoạt động một cách độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm đối với những lĩnh vực mà mình phụ trách trước pháp luật.
Chính sách kế toán tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mai Sơn Đơn vị áp dụng chế độ kế toán: Quyết định 19/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toánhành chínhsự nghiệp. Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 19.
Để theo kịp với tình hình kinh tế hiện nay và xu hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào công tác quản lý ngân sách nhà nước, Bộ tài chính đã ban hành thông tư mới thay thế Quyết định số 19/2006/ QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT- BTC. Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, từ 01/01/2018, đơn vị chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
Hình thức kế toán : đơn vị sử dụng hình thức Nhật ký chung.
Kỳ kế toán đơn vị áp dụng gồm kỳ kế toán quý và kỳ kế toán năm.
-Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
-Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
Phần mềm kế toán tại đơn vị áp dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán MISA MIMOSA.NET 2014.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện như sau:
-Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp được dùng làm chứng từ ghi sổ để xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Kế toán chỉ cần vào một lần duy nhất, khai báo chính xác theo nội dung yêu cầu máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ cần thiết, báo cáo kế toán cần thiết.
-Cuối kỳ hoặc bất kỳ thời điểm nào cần in sổ sách, báo cáo tài chính, báo cáo thuế thì chỉ cần bấm in phần mềm sẽ in ra những sổ sách báo cáo cần thiết theo yêu cầu công việc. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
Người làm kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu khi đã in ra giấy.
-Cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
-Hàng năm đơn vị lập các báo cáo năm theo qui định hiện hành gửi các cơ quan gồm: Chi cục thuế Thành phố, Cục thống kê Tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ngân hàng theo đúng mẫu biển ban hành của Bộ Tài chính.
-Chữ viết sử dụng trong kế toán là Tiếng Việt và sử dụng chữ số Ả Rập sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ... và đặt dấu phẩy sau chữ số hàng đơn vị.
-Đơn vị sử dụng đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian thời gian lao động. Đơn vị tiền tệ dùng ghi sổ là Việt Nam đồng.
-Phương pháp tính khấu hao tài sản cố đinh: Đơn vị áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
Tổ chức hạch toán kế toán Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mai Sơn -Chứng từ sử dụng
+Chứng từ kế toán của đơn vị sử dụng theo mẫu biểu và chứng từ kế toán lao động, tiền lương, tạm ứng, tiền, tài sản cố định...Đơn vị áp dụng theo chế độ Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc ban hành và hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, từ 01/01/2018, đơn vị chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
+Chứng từ kế toán của doanh nghiệp là chứng từ được lập sẵn. Căn cứ vào chứng từ kế toán khác có liên quan, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu, phân tích, tập hợp số liệu và lên báo cáo.
+Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển các chứng từ thu thập từ bên ngoài lên bộ phận kế toán để bộ phận kế toán hoàn thiện và ghi sổ kế toán, quá trình này được tính từ khâu lập chứng từ ( tiếp nhận chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là bảo quản và lưu trữ chứng từ.
Như vậy, đơn vị đã tổ chức và vận dụng chứng từ ban đầu một cách hợp lý và hợp lệ theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài Chính đảm bảo cho công tác quản lý chặt chẽ tránh gian lận, dồng thời có thể quản lý tốt các chi phí phát sinh
- Hệ thống tài khoản áp dụng tại đơn vị : Đơn vị áp dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc ban hành và hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.Từ 01/01/2018, thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, đơn vị chuyển sang áp dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
- Hệ thống ghi sổ
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát tại đơn vị. Đơn vị áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC về việc ban hành và hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, từ 01/01/2018, đơn vị chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Các loại sổ kế toán áp dụng chủ yếu là: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi kho bạc, Sổ Nhật ký chung và Sổ Cái.
- Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán: áp dụng theo hệ thống báo cáo được ban hành theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toánhành chínhsự nghiệp. Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế
độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 19.Báo cáo quyết toán quý và năm bao gồm 7 mẫu:
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01 – H)
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu B02 – H) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B06- H)
- Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ (Mẫu B04-H) - Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (Mẫu F02-H)
- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí NS tại KBNN (Mẫu số 01 và 02- SDKP/ĐVDT)
Từ 01/01/2018, thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính, đơn vị chuyển sang áp dụng hệ thống tài khoản theo thông tư 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.