Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại CTCK

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán việt nam (Trang 22 - 31)

1.3. Phát triển dịch vụ Ngân hàng đầu tư tại CTCK

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại CTCK

15

Theo Oanh Đ. L. K (2012) Oanh, Đ. L. K. (2012). Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh., các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung có thể kể đến là:

Tiêu chí định lượng:

Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng:

Doanh số và gia tăng doanh số là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của việc cung ứng dịch vụ. Quy mô doanh sô và gia tăng doanh số là kết quả của việc phát triển sản phẩm cả về đang dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, các chính sách bán hàng, sau bán hàng, mở rộng thị phần sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, quá trình gia tăng doanh số phải đi kèm với việc hiệu quả sử dụng các nguồn lực, chi phí và hiệu quả tài chính, đưa đến kết quả cuối cùng là thu nhập cho tổ chức cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập của ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đo lường thông qua doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng.

Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần

Thị phần là chỉ tiêu định lượng phản ánh mức độ mở rộng về sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng. Thực tế đây là kết quả của việc thiết kế sản phẩm, các chính sách bán hàng, phân phối…đưa đến khả năng tiếp cận sản phẩm từ khách hàng, hay nói cách khác đây là chỉ tiêu phản ảnh mức độ phù hợp của sản phẩm và các chính sách bán hàng có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không. Gia tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị phần là cơ sở để gia tăng doanh số và thu nhập của ngân hàng. Phát triển sản phẩm dịch vụ người ta cũng thể hiện việc xác lập thị phần sản phẩm, đánh giá chiến lược phát triển khách hàng của sản phẩm đó. Do đó, để đánh giá sự phát triển của sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì chỉ tiêu sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần là một chỉ tiêu quan trọng.

Số lượng dịch vụ

Số lượng dịch vụ thể hiện tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng thiết kế và đưa đến khách hàng. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng cần được đánh giá cả trên khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng, các khách hàng

16

thường không chỉ có nhu cầu đơn lể, mà có nhu cầu sử dụng các tiện ích một cách có hệ thống, đáp ứng đầy đủ các mục đích của mình. Đa đạng về dịch vụ sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được với các nhu cầu của khách hàng và từ đó có thể mở rộng thị phần, gia tăng doanh số. Tuy nhiên, khi đánh giá chỉ tiêu số lượng dịch vụ trong sự phát triển của dịch vụ cần lưu ý về sự đa dạng so với tương quan nguồn lực của ngân hàng. Việc triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ nhưng nguồn lực để phát triển không đủ sẽ làm chi việc kinh doanh dịch vụ không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

Tỷ trọng sử dụng dịch vụ của ngân hàng

Tỷ trọng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong kết quả doanh chung thể hiện mức đọ đóng góp của dịch vụ đó trong kết quả chung của Ngân hàng. Nó là một chỉ tiêu cho thấy vai trò của dịch vụ được phân tích trong hoạt động chung của ngân hàng. Đồng thời, gia tăng vè tỷ trọng dịch vụ qua thời gian còn thể hiện mức độ đóng góp và sự phát triển của dịch vụ đó. Do đó, khi phân tích sự phát triển của dịch vụ ngân hàng cần thiết phải phân tích tỷ trọng và sự thay đổi của tỷ trọng từng dịch vụ trong kết quả kinh doanh chung của ngân hàng. Các chỉ tiêu phản ánh có thể gồm có tỷ trọng doanh thu dịch vụ, tỷ trọng lợi nhuận gộp theo các hoạt động…

Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối

Hệ thống chi nhánh có thể được biểu thị thông qua số lượng các chi nhánh hoạt động.

Đây là cách tiếp cận phân phối sản phẩm, dịch vụ truyền thống, khách hàng trực tiếp đến để sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Do đó, hệ thống chi nhành nhiều, rộng và dễ dàng tiếp cận ở các không gian, khu vực là một nhân tố đánh giá sự phát triển của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngoài kênh phân phối truyền thống là các chi nhánh, các kênh phân phối hiện đại đã mở rộng không gian và thời gian về cung cấp các dịch vụ ngân hàng dựa trên các nền tảng công nghệ. Chính điều này đã tạo ra khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của khách hàng dễ dàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng cung cấp. Đồng thời, các kênh phân phối hiện nay gắn chặt chẽ với sự phát triển của của dịch vụ ngân hàng và tác động hai chiều với nhau. Kênh phân phối sẽ tác động thúc đẩy phát triển dịch vụ, nhưng sự phát triển của dịch vụ ngân hàng còn biểu thị ở sự phát triển của kênh phân phối.

Tiêu chí định tính:

17

Tăng tiện ích/chất lượng cho sản phẩm

Sự phát triển của dich vụ ngân hàng không chỉ dựa trên số lượng dịch vụ mà còn thể hiện ở tiện ích và chất lượng dịch vụ. Mức độ tiện tích hay chất lượng của sản phẩm thể hiện ở việc sản phẩm đã giải quyết được các nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, đem lại hiệu quả cho khách hàng và ngân hàng. Từ đó, khách hàng chấp nhận sử dụng sản phẩm dịch vụ và có xu hướng gia tăng sử dụng nhiều hơn ở các khách hàng hiện tại và mở rộng ở các khách hàng mới. Các chỉ tiêu phản ánh tiện ích/chất lượng có thẻ đề cập đến như: giải pháp công nghệ, tính an toàn, mức độ tích hợp…

Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng

Mức độ đáp ứng nhua cầu của khách hàng thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu và mức độ hài long khi sử dụng sản phẩm dịch vủa của ngân hàng. Đây là kết quả của việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện cho việc gắn bó lâu dài của khách hàng.

Đồng thời các phản hồi cũng chính là các thông tin từ khách hàng đến ngân hàng nhằm cải tiến, hoàn thiện, cũng như thông tin đến các khách hàng tiềm năng khác. Do đó, để đánh giá mức độ phá triển của dịch vụ ngân hàng có thể sử dụng chỉ tiêu này là một chỉ tiêu định tính để đánh giá. Có thể đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua khảo sát về sự hải long của khách hàng, thực hiện thông qua tự khảo sát hoặc từ bên thứ ba cung cấp dịch vụ. Kết quả khảo sát được sử dụng cho việc hoàn thiện dịch vụ dựa trên nhu cầu khách hàng.

Danh tiếng, thương hiệu của ngân hàng cung cấp

Danh tiếng và thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, giá trị của nó thể hiện tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Danh tiếng và thương hiệu được tạo ra từ uy tín của sản phẩm, dịch vụ như chất lượng, giá, dịch vụ bán hàng…Do đó, kết quả của sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng cũng được thể hiện trong danh tiếng và thương hiệu của ngân hàng. Danh tiếng và thương hiệu cũng tạo ra cho các ngân hàng các ưu thế nhất định như tiết kiệm chi phí truyền thông, mở rộng và tận dụng kênh phân phối, nâng cao lợi thế cạnh tranh…Các tiêu chí đánh giá có thể là: sự nhận diện thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và sự nổi tiếng của thương hiệu.

Khác với Oanh Đ. L. K (2012), Tạ Hoàng Hà (2015), đứng trên giác độ các mô hình phát triển NHĐT tại Việt Nam chứ không từ khía cạnh dịch vụ NHĐT. Tác giả đã chỉ

18

ra các nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng xác định sự phát triển của NHĐT tại Việt Nam. Cụ thể:

* Nhóm chỉ tiêu định tính

- Mức độ trợ cấp chéo giữa các sản phẩm

Hoạt động trên thị trường vốn, các NHĐT cung cấp một chuỗi các sản phẩm, dịch vụ không những đa dạng về loại hình và đối tượng hướng tới mà có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lợi nhuận. Tuy nhiên, mức độ tương quan giữa các sản phẩm NHĐT rất cao. Hai hay nhiều sản phẩm có thể chỉ mang lại lợi nhuận thấp (hoặc không có lợi nhuận) tuy nhiên lại là yếu tố hỗ trợ và là điều kiện tiên quyết mang lại lợi nhuận cho nhóm sản phẩm khác. Do đó, một trong các yếu tố then chốt thể hiện sự phát triển của của hoạt động NHĐT là mức độ trợ cấp chéo của các sản phẩm. Các sản phẩm/dịch vụ có lợi ích cận biên thấp hoặc lỗ có thể bao gồm cho vay với lãi suất cố định, giao dịch lô lớn cho khách hàng ưu đãi, và nghiên cứu sản phẩm chứng khoán vốn.

Hình 1.1: Hoạt động Ngân hàng đầu tư tại Mỹ

Nguồn: Groysberg, B., Nanda, A., & Nohria, N. (2004)

- Chỉ tiêu phản ánh uy tín của NHĐT trong lĩnh vực tư vấn và M&A

Trong các NHĐT, dịch vụ tư vấn không chỉ là đỉnh trong mô hình kim tự tháp về chuỗi sản phẩm mà còn là cơ sở cho mỗi sản phẩm cụ thể. Tư vấn một cách khách quan càng trở nên quan trọng khi lĩnh vực NHĐT có xu hướng hợp nhất và nhiều hãng tư vấn bị sáp nhập với các ngân hàng. Niềm tin của nhà đầu tư và của thị trường đối với các NHĐT thể hiện năng lực của các đơn vị này, qua đó cho thấy sự phát triển chung của ngành.

19

- Khả năng phân phối chứng khoán vốn của ngân hàng đầu tư

Phát hành trên thị trường sơ cấp và mua bán trên thị trường thứ cấp đối với chứng khoán vốn, chứng khoán chuyển đổi và công cụ phái sinh đối với các chứng khoán này chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong nhóm các sản phẩm NHĐT. Năng lực phân phối của các hãng tư vấn hàng đầu giải thích mối tương quan cao giữa vị trí dẫn đầu trong M&A và thứ hạng cao trong lĩnh vực phát hành chứng khoán vốn.

- Sự liên kết giữa các NHĐT

Để thực hiện các đợt chào bán cổ phần, tư vấn M&A cũng như tái cấu trúc doanh nghiệp, các NHĐT cũng thường xuyên kết hợp với nhau để cùng quản lý và tư vấn.

Công cụ để các NHĐT kết hợp trong phát hành chứng khoán là liên minh bảo lãnh phát hành (underwriting syndicate). Các liên minh này được hình thành từ cam kết của một vài ngân hàng, hãng tư vấn để cùng cộng tác thực hiện một giao dịch. Các liên minh này mang lại lợi ích cho ngân hàng do làm tăng giá trị về danh tiếng của ngân hàng khi gắn liền tên tuổi của mình với khách hàng. Cho phép đối thủ tham gia vào liên minh của mình cũng có nghĩa là ngân hàng tự tạo cơ hội cho mình tham gia vào các liên minh sau này của đối thủ khi bản thân không phải là nhà bảo lãnh chính.

* Các tiêu chí định lượng

- Mức độ phát triển của thị trường chứng khoán: Điều kiện cốt lõi dẫn đến sự phát triển bền vững của ngành NHĐT là sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán với các hoạt động ngân hàng đầu tư phát triển được thể hiện thông qua:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định; số lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào, với tăng trưởng giá trị chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Đặc biệt là giá trị chứng khoán Nợ lớn thể hiện năng lực bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp. Đặc điểm này này thể hiện thị trường vốn phát triển với công cụ huy động vốn dài hạn là chủ yếu; Giá trị vốn hóa toàn thị trường lớn và tăng trưởng cao; Năng lực tích lũy tài sản của các quỹ đầu tư lớn, tăng trưởng nhanh thể hiện sự phát triển của nghiệp vụ quản lý tài sản trong các NHĐT.

- Cấu trúc thị trường trái phiếu: Thông thường, cấu trúc này được đo lường thông qua tính toán tỷ lệ dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/trái phiếu chính phủ. Tại các thị trường tài chính phát triển, tỷ trọng dư nợ trái phiếu trên GDP của Trái phiếu Doanh nghiệp sẽ gần

20

tương đương so với Trái phiếu Chính phủ. Điều đó cho thấy một thị trường trái phiếu phát triển cần có cấu trúc cân bằng giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.

Sự cân bằng này cho thấy sự đa dạng của sản phẩm cũng như thành phần tham gia trên thị trường, giá trị trái phiếu doanh nghiệp được các nhà đầu tư tin tưởng thông qua một hoặc một số hãng định mức tín nhiệm uy tín, và khả năng chủ động huy động vốn của các doanh nghiệp cũng như năng lực phân phối chứng khoán của các NHĐT. Mức độ phù hợp của tỷ lệ này là xấp xỉ 50:50. Tuy vậy, tùy vào đặc điểm từng quốc gia mới đánh giá được sự hợp lý của tỷ lệ này. Đối với các quốc gia đang phát triển thì cần lấy trái TPCP làm nền tảng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ hợp lý sẽ tùy thuộc theo lộ trình phát triển thị trường vốn của mỗi nước để hướng tới một cấu trúc tối ưu.

- Mức độ tập trung ngành cao: Các NHĐT được hình thành với vai trò đầu tiên nhằm tạo ra các tài sản thông tin, do đó phụ thuộc nhiều vào danh tiếng và và năng lực tư vấn của nhân sự. Tầm quan trọng của nhân sự và uy tín giải thích cơ cấu ngành NHĐT. Danh tiếng là yếu tố khó đạt được và dễ tổn thất. Đối với các NHĐT mới, ít danh tiếng phải đổi mặt các rào cản khi ra nhập thị trường, khiến cơ cấu ngành có mức độ tập trung cao.

Ngoài ra, sự thay đổi công nghệ đã dẫn tới quy mô hoạt động tối thiểu của các NHĐT và là cơ sở của xu hướng hợp nhất, tại đó rất nhiều NHĐT không đáp ứng được yêu cầu của thị trường đã phải sáp nhập với các ngân hàng lớn. Một trong các đặc điểm điển hình của NHĐT là mức độ tập trung cao. Nhóm các NHĐT hàng đầu luôn chiếm thị phần lớn, đặc biệt là trong các sản phẩm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành, môi giới v.v.

- Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm và cơ cấu doanh thu của ngân hàng đầu tư: Thị trường chứng khoán nói chung và các hoạt động NHĐT nói riêng chỉ có thể phát triển khi số lượng các sản phẩm trên thị trường đạt được mức độ đa dạng hóa nhất định nhằm đa dạng hóa các nguồn thu của NHĐT và cân bằng rủi ro trên thị trường. Do các hoạt động tư vấn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tư vấn là cốt lõi để thúc đẩy các sự phát triển của các sản phẩm khác nên các ngân hàng đều nỗ lực nâng cao năng lực trong lĩnh vực này và cố gắng tăng tỷ trọng doanh thu từ phí dịch vụ trong tổng cơ cấu doanh thu.

Tuy nhiên cơ cấu từ các mảng nghiệp vụ phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường.

- Mức độ vốn hóa của các ngân hàng đầu tư: Tầm quan trọng của vốn trong NHĐT đã đặt ra câu hỏi về quy mô hoạt động tối thiểu của loại hình này. Thông thường mức độ

21

vốn hóa ngày càng tăng phần nào phản ánh năng lực của các ngân hàng để cung cấp các dịch vụ NHĐT càng tốt.

- Cấu trúc chi phí của ngân hàng đầu tư: Đối với các NHĐT, do đặc thù của sản phẩm cung cấp chủ yếu là các dịch vụ tư vấn, phần lớn chi phí doanh nghiệp liên quan đến nhân sự nhằm đưa ra ý kiến chuyên môn tốt nhất và duy trì quan hệ với khách hàng. Chi phí nhân công cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng chi phí.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ NHĐT tại các CTCK gồm:

Các chỉ tiêu định tính:

• Tăng tiện ích/chất lượng sản phẩm: Đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHĐT trên góc độ tiện ích và chất lượng sản phẩm dịch vụ được đưa ra, cải thiến trong khoảng thời gian nhất định. Thể hiện ở việc sản phẩm đã giải quyết được các nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, đem lại hiệu quả cho khách hàng và CTCK. Các chỉ tiêu phản ánh tiện ích/chất lượng có thẻ đề cập đến như: giải pháp công nghệ, tính an toàn, mức độ tích hợp…của sản phẩm dịch vụ NHĐT tại CTCK

• Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng: Đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHĐT tại CTCK theo kết quả đánh giá, cảm nhận từ phía khách hàng khi sử dụng dịch vụ NHĐT của CTCK. Có thể đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua khảo sát về sự hải lòng của khách hàng, thực hiện thông qua tự khảo sát hoặc từ bên thứ ba cung cấp dịch vụ.

• Danh tiếng, thương hiệu của CTCK trong cung cấp dịch vụ NHĐT: Đây cũng là kết quả của sự phát triển các dịch vụ NHĐT mà từ việc đáp ứng nhu cầu, cảm nhận tốt của khách hàng trở thành uy tín, danh tiếng và thương hiệu của CTCK trong cung cấp dịch vụ NHĐT. Đây là kết quả được hình thành sau một khoàng thời gian nhất định kể từ khi CTCK bắt đầu cung cấp dịch vụ NHĐT cho đến thời điểm đánh giá. Các tiêu chí đánh giá có thể là: sự nhận diện thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và sự nổi tiếng của thương hiệu CTCK

Các chỉ tiêu định lượng:

• Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho CTCK: Đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHĐT tại CTCK thông qua kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán việt nam (Trang 22 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)