Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán việt nam (Trang 79 - 85)

Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán Việt Nam

2.3. Đánh giá sự phát triển dịch vụ NHĐT tại các CTCK Việt Nam

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, tăng trưởng của các dịch vụ NHĐT tại CTCK chưa ổn định. Dựa vào số liệu thống kê đã trình bày trong Mục 2.2, có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu từ các dịch vụ NHĐT chưa ổn định qua các năm, có giai đoạn tăng mạnh mẽ nhưng cũng có những giai đoạn giảm rất sâu. Điển hình, giai đoạn 2011 – 2015, tổng doanh số từ dịch vụ NHĐT của 36 CTCK trong mẫu giảm và không đều giữa các năm, giai đoạn 2017 – 2021 tình hình có cải thiện theo hướng tích cực nhưng vẫn còn bất ổn.

Thứ hai, các dịch vụ NHĐT chưa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu tại nhiều CTCK. Ngoại trừ 6 tên tuổi lớn đã liệt kê trong 2.3.1, 20 CTCK còn lại chưa thực sự có doanh số NHĐT đáng kể (chưa đến 2% thị phần trong mẫu nghiên cứu). Tồn tại đó càng làm rõ hơn thực tế rằng, tại Việt Nam, mô các dịch vụ NHĐT còn tương đối đơn giản.

Một trong những nguyên nhân xuất phát từ việc đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng để có thể huy động vốn từ các thị trường nước ngoài (do chưa đáp ứng

72

được các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp, về công bố thông tin theo chuẩn quốc tế). Tính minh bạch của thị trường vẫn là rào cản lớn trong suốt hơn 20 thành lập TTCK Việt Nam đến nay. Dù Chính phủ đã nhiều lần cố gắng khắc phục nhằm nâng hạng thị trường, nhưng từ 2017 – khi vấn đề lần đầu tiên được nêu ra – đến thời điểm hiện tại, mục tiêu nâng hạng vẫn chưa rõ thời điểm thành công. Mà một trong những yếu tố trọng yếu đó là minh bạch thông tin, trước mắt là việc tuân thủ lập và trình bày chuẩn mực báo cáo tài chính theo IFRS. Khi thị trường chưa minh bạch, dòng vốn ngoại sẽ vẫn dè chừng với các dự án gọi vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt, dẫn tới chỉ một số lượng khiêm tốn doanh nghiệp Việt Nam có thể gọi vốn quốc tế. Từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như sự phát triển dịch vụ NHĐT.

Thứ ba, chi phí vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao so với doanh thu của nghiệp vụ NHĐT.

Số liệu từ mẫu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chi phí/doanh thu của các dịch vụ NHĐT bình quân khoảng 60% – 80%. Tỷ lệ này có thể khác nhau tùy vào đặc thù của các CTCK nhưng đây là một mức rất cao khiến biên lợi nhuận của dịch vụ giảm xuống. Lợi nhuận của CTCK Việt Nam thông thường đến từ hoạt động môi giới cổ phiếu cho nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường thứ cấp là chính. Còn các dịch vụ NHĐT vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn. Trong đó, nguồn thu của dịch vụ NHĐT chủ yếu có được từ: nguồn lợi nhuận từ huy động vốn và M&A, thông qua hoạt động huy động vốn NHĐT được hưởng một khoản phí trên số tiền đã huy động được cho khách hàng; từ hoạt động môi giới, NHĐT được nhận một khoản phí tham gia mua và bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán và từ đầu tư. Đa phần, rủi ro của NHĐT thường đến từ hoạt động thứ ba - hoạt động đầu tư, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào biến động thị trường. NHĐT có thể được hoặc mất những khoản tiền dựa trên giá trị khoản đầu tư.

Hình 2.15: Rủi ro và thách thức chính của thị trường Việt Nam

73

Nguồn: KPMG, 2018

Thứ tư, dịch vụ ngân hàng đầu tư truyền thống chỉ tập trung ở một số CTCK lớn và có bề dày kinh nghiệm như CTCK TCBS, CTCK Tiên Phong, CTCK Bản Việt, CTCK Bảo Việt, CTCK Sài Gòn... Ít cơ hội cho các CTCK quy mô nhỏ, tuổi đời trẻ (bảng 2.13).

Điều này xuất phát từ đặc thù yêu cầu cao về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực hiện của dịch vụ NHĐT, đòi hỏi chuyên viên và nhà quản lý phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định. Thêm vào đó, cũng cần uy tín và các mối quan hệ liên quan để hoàn tất nhanh chóng một giao dịch NHĐT mà những yếu tố này không thể nhanh chóng có được, và luôn là bất lợi cho các CTCK nhỏ, bị hạn chế về quy mô hoạt động cũng như mạng lưới giao dịch và nhân sự có chuyên môn, kinh nghiệm.

Bảng 2.13: Thị phần NHĐT theo doanh thu năm 2021 của các CTCK

CTCK TCBS ORS VCI VND EVS SHS SSI MBS BSI Khác Thị phần 40.1% 18.2% 6.5% 6.2% 4.6% 3.7% 3.2% 2.7% 2.2% 12.50%

Nguồn: vietstock.vn và tính toán của nhóm tác giả

Các CTCK lớn và lâu đời, có kinh nghiệm dày dặn là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng cá nhân và tổ chức, nhất là đối với các dịch vụ về nguồn vốn cần có sự thúc đẩy từ các mối quan hệ rộng do công ty gây dựng trong một thời gian đủ dài. Các CTCK lớn cũng là nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn vững.

Nguyên nhân của các hạn chế:

Nguyên nhân chủ quan:

Một là, thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các nghiệp vụ tư vấn bảo lãnh, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu, tư vấn M&A, tư vấn tái cấu trúc doah nghiệp

Đây là loại hình dịch vụ nâng cao và đặc thù mà không phải nhân sự nào cũng có thể đảm đương. Để có nguồn nhân lực chất lượng, các CTCK luôn phải có thời gian bồi dưỡng nhân sự trong thời gian đủ dài mới tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến các vấn đề của một thương vụ tư vấn. Do vậy, đối với hoạt động của CTCK, nguồn nhân lực chuyên môn là nguyên nhân chủ quan tác động đến khả năng đảm nhiệm và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Hai là, tiềm lực tài chính của các CTCK còn khiêm tốn. Trong mẫu nghiên cứu chỉ có 7/36 công ty có vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng, chiếm chưa đến 20% số lượng công ty.

74

80% các CTCK trong mẫu có quy mô vốn điều lệ dưới 1000 tỷ đồng. Tiềm lực khiêm tốn kéo theo việc các CTCK sẽ khó triển khai các chương trình kích thích bán hàng, khó mở rộng kinh doanh và đầu tư trang thiết bị hiện đại, khó có nguồn chi cho đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm do CTCK cung cấp ra thị trường.

Nguyên nhân khách quan:

- Một là, TTCK Việt Nam chỉ mới bắt đầu hình thành, tuy nhiên có những thời điểm đã phát triển quá nhanh, vượt qua mọi dự đoán cũng như các mục tiêu đặt ra trước đó (chẳng hạn giai đoạn 2006-2008 hoặc 2020-2021). Điều này đặt các cơ quan quản lý nhà nước ở vào thế bị động, nhất là khi chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý TTCK – một thực thể thị trường bậc cao với các hoạt động huy động vốn, phát hành công cụ vốn, công cụ nợ phức tạp, cao cấp cùng các hoạt động M&A sôi động. Nhìn chung, hoạt động M&A ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, số lượng ít, thiếu thông tin cũng như không có nhiều tổ chức uy tín thực hiện hoạt động này. Nhiều trường hợp trong số này không thật sự là M&A mà chỉ là đầu tư tài chính đơn thuần nhằm sáp nhập đối với các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, khó tồn tại độc lập hoặc có nguy cơ phá sản…vào một doanh nghiệp nhà nước khác theo mệnh lệnh hành chính, chưa thể phản ánh đầy đủ tính ưu việt của hoạt động này.

- Hai là, tỷ lệ thành công của các giao dịch M&A hiện nay đang còn thấp và chưa tạo ra giá trị cộng hưởng rõ ràng. Nguyên nhân của những thất bại bắt nguồn từ nhiều yếu tố liên quan cấu thành cả quá trình M&A. Thông thường, mỗi thương vụ M&A thể hiện thách thức lớn đối với các tổ chức liên quan, từ việc nhận dạng mục tiêu, định giá một thương vụ, cấu trúc một thương vụ, giải quyết việc kinh doanh trước đó như dư thừa nhân viên và dành được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Những người ra quyết định ở cả 2 bên của thương vụ M&A phải thu thập được khối lượng lớn các dữ liệu từ các chuyên gia bên trong và bên ngoài công ty, để lựa chọn cách thức thực hiện thích hợp nhất và thương lượng thành công thương vụ, với áp lực thời gian và các cổ đông, cơ quan quản lý. Tất cả các yêu cầu đó khó mà được đáp ứng trong bối cảnh quá mới mẻ, còn nhiều hạn chế trong nền kinh tế cũng như trong giới doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Ba là, thiếu nguồn lực từ việc giám sát từ các cơ quan quản lý. Hoạt động giám sát tuân thủ của các công ty chứng khoán được UBCKNN (Vụ Quản lý Kinh doanh

75

Chứng khoán) thực hiện thông qua cơ chế giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Công tác giám sát về hoạt động và tuân thủ của các công ty chứng khoán chủ yếu dựa trên các báo cáo định kỳ. Trong khi đó, việc báo cáo của công ty chứng khoán thường xuyên rơi vào tình trạng chậm trễ, không đầy đủ. Do vậy, công tác giám sát tuân thủ và đưa ra những yêu cầu tuân thủ kịp thời đối với công ty chứng khoán chưa đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra, sự phát triển ứng dụng công nghệ hiện nay trong lĩnh vực tài chính càng đăt ra nhiều thách thức với hoạt động giám sát của cơ quan quản lý. Các chủ thể tham gia thị trường luôn năng động, sáng tạo và không ngừng có các sản phẩm tài chính mới, hiện đại nhằm thu hút khách hàng, nhưng cũng đồng thời chứa đựng rủi ro lớn, gây thiệt hại cho chủ thể tham gia thị trường và cho nền kinh tế. Trong khi đó, nguồn lực giám sát quản lý từ các cơ quan hữu quan chưa thể bao quát, theo sát mọi diễn biến thị trường. Nhiều trường hợp cần xây dựng hành lang pháp lý để CTCK triển khai các sản phẩm tài chính hiện đại nhưng chính sách chưa theo kịp khiến cho CTCK gặp khó khăn khi xây dựng danh mục sản phẩm cho khách hàng.

Bốn là, thị trường M&A chưa hoàn thiện, các thương vụ chủ yếu có quy mô nhỏ.

Phí tư vấn là động lực thu hút nguồn nhân sự cũng như tạo sự hấp dẫn cho dịch vụ tư vấn M&A nói riêng và dịch vụ NHĐT nói chung. Tuy nhiên, sự non trẻ và khiêm tốn của quy mô thị trường M&A tại nước ta là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới phí tư vấn cho hoạt động này vẫn chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng phí thu được từ tất cả các dịch vụ cung cấp bởi các CTCK. Tính đến thời điểm 12/2021, thương vụ có giá trị lớn nhất tại Việt Nam diễn ra giữa Sabeco và Thai Beverage có giá trị chuyển nhượng là 5 tỷ USD. So với thương vụ lớn nhất trên thế giới 183 tỷ USD giữa Vodafone và Manessman (Hoa Kỳ) thì thương vụ này vẫn có giá trị nhỏ. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Và năng lực tài chính doanh nghiệp sẽ quyết định giá trị thương vụ cũng như phí tư vấn M&A trả cho các CTCK.

76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 mô tả thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại 36 CTCK thuộc mẫu nghiên cứu, chiếm 65% tổng vốn điều lệ của 88 CTCK đang hoạt động trên thị trường hiện nay.

Các phân tích cho thấy, trong 22 năm từ khi hình thành và phát triển TTCK Việt Nam đến nay, các dịch vụ NHĐT đã từng bước phát triển và đạt được thành tựu nhất định về quy mô thị trường, số lượng dịch vụ, chất lượng và tiện ích đi kèm, uy tín các CTCK cung cấp dịch vụ NHĐT tăng lên theo thời gian. Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số vấn đề như doanh thu của các dịch vụ NHĐT tăng trưởng không ổn định, tỷ lệ doanh thu trong tổng doanh thu của nhiều CTCK còn khiêm tốn, dịch vụ tư vấn còn có chi phí tương đối cao và việc cung cấp dịch vụ NHĐT chỉ tập trung ở một số CTCK có quy mô lớn, uy tín và có bề dày kinh nghiệm. Những hạn chế này được xác định từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan đến từ tiềm lực nội bộ CTCK như tài chính, nhân sự, mạng lưới…; nguyên nhân khách quan đến từ sự non trẻ và chưa ổn định của thị trường vốn cũng như các doanh nghiệp chưa quen công khai thông tin theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Đây là những tiền đề để nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp trong chương 3.

77

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán việt nam (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)