1.3. Phát triển dịch vụ Ngân hàng đầu tư tại CTCK
1.3.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT tại CTCK
Bất cứ sự phát triển loại hình dịch vụ nào cũng là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Tùy theo quan điểm, các nhóm yếu tố có thể được chia theo những tiêu chí khác nhau. Theo Oanh Đ. L. K (2012) Oanh, Đ. L. K. (2012). Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh., trong nghiên cứu về phát triển dịch vụ tại NHTM BIDV, các nhân tố có thể tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố xuất phát từ ngân hàng và nhóm nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài. Cụ thể:
Nhóm nhân tố chủ quan (bên trong) điển hình là:
• Hạ tầng CNTT
Các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng đều gắn với quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin từ nhiều nguồn, hay việc tiếp nhận thông tin, yêu cầu từ khách hàng, cũng như trải nghiệm của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ, do đó hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT có ý nghĩa quan trọng. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các sản phẩm dịch vụ tài chính cần thiết phải có một hạ tầng CNTT cốt lõi, trên cơ sở công nghệ hóa, hiện đại hóa các nghiệp vụ và quản trị dịch vụ, quản trị công ty. Kết hợp các dịch vụ NHĐT với các giải pháp trên nền tảng viễn thông, di động đã và đang trở thành xu hướng tất yếu, đòi hỏi các các CTCK cần phải có những sự thay đổi mạnh mẽ để thích nghi. Việc phát triển dịch vụ NHĐT của các CTCK phụ thuộc rất lớn vào hạ tầng CNTT và ứng dụng CNTT.
• Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính của các CTCK quyết định đến uy tín, tiềm lực để đảm bảo cung ứng các dịch vụ NHĐT. Năng lực tài chính đảm các CTCK có thể tham gia vào các hoạt động cung ứng các dịch vụ đòi hỏi quy mô lớn, các thương vụ lớn…với sự đảm bảo về mức độ quy mô, uy tín của công ty chứng khoán. Đồng thời, với năng lực tài chính mạnh
24
có thể giúp các CTCK thực hiện như một nhà tạo lập trên thị trường thứ cấp, từ đó thúc đẩy các dịch vụ NHĐT trên thị trường thứ cấp.
• Năng lực quản trị điều hành và chiến lược nguồn nhân lực hiệu quả
Năng lực quản trị điều hành là một yếu tố quan trọng đến quyết định sự thành bại nói cung của các công ty , các các CTCK nói chung và quyết định đến sự phát triển của các dịch vụ NHĐT của CTCK. Các quyết sách của HĐQT và thực thi điều hành của Ban điều hành sẽ quyết định đến thời gian, số lượng, mức độ và sự kết hợp các dịch vụ NHĐT của CTCK. Đồng thời, việc đưa ra các dịch vụ NHĐT còn phù thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực để thực hiện các dịch vụ này một cách hiệu quả.
• Kênh phân phối
Kênh phân phối là công cụ để thực hiện đưa các sản phẩm dịch vụ NHĐT đến với khách hàng. Việc tổ chức kênh phân phối bao gồm các việc tổ chức địa điểm chi nhánh, thời gian và các phương tiện thực hiện các hoạt động đưa sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sự tiện lợi sản phẩm dịch vụ NHĐT đến khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng để thực hiện đổi mới, cải tiến, hoàn thiện và kênh phân phối tốt là công cụ hữu hiệu để nâng cao và truyền bá rộng rãi hình ảnh của CTCK. Ngoài sự phát triển của kênh phân phối truyền thống là các chi nhánh, đại lý rộng lớn thì hệ thống phân phối hiện đại mà tập trung vào các ứng dụng CNTT hiện đại sẽ thúc đẩy sự phát triên của dịch vụ NHĐT tại các CTCK.
• Chính sách khách hàng và chính sách marketing
Các chính sách marketing tạo điều kiện cho các khách hàng có thể tiếp cận được thông tin về các sản phẩm dịch vụ tài chính, dịch vụ NHĐT được cung cấp bới các CTCK phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời, với các chính sách khách hàng phù hợp như: phí, bảo vệ nhà đầu tư, …tạo niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với các dịch vụ NHĐT. Giống như các doanh nghiệp khác, các CTCK cũng cần thiết phải lựa chọn và giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động của dịch vụ NHĐT, đảm bảo cung ứng hiệu quả, cạnh tranh, điều này cần thiết phải có sự hỗ trợ của các hoạt động marketing và chính sách khách hàng.
• Sản phẩm dịch vụ
25
Sự thuận tiện, hiệu quả của dịch vụ NHĐT là nhân tố then chốt cho sự phát triển cảu dịch vụ NHĐT. Các sản phẩm này phải đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng tổ chức, cá nhân trên thị trường sơ cấp, thứ cấp. Sự cạnh tranh trên thị trường tài chính giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ NHĐT, cũng như với các trung gian tài chính truyền thống ngày càng khốc liệt cũng là một nhân tố thúc đẩy sự đa dạng hóa của sản phẩm dịch vụ NHĐT, đòi các sản phẩm dịch vụ tương tự nhưng vẫn phải có những sự khác biệt nhất định. Không chỉ nắm bắt nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ NHĐT bằng việc đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ, mà còn tiến thêm nữa khi cần thiết phải phát triển các sản phẩm mang tính đơn nhất, đáp ứng các nhu cầu cụ thể riêng biệt của từng khách hàng…Những yêu cầu đó, đòi hỏi các CTCK phải thực sự quan tâm và phát triển hơn các dịch vụ NHĐT.
Bên cạnh đó, các nhân tố khách quan (bên ngoài) gồm:
• Môi trường pháp lý
Hàng lang pháp lý là yếu tố cơ sở để phát triển dịch vụ NHĐT. Các hoạt động của dịch vụ NHĐT liên quan đến các điều kiện của ngành nghề kinh doanh. Các hoạt động dịch vụ NHĐT cần thiết phải đặt trong các quy định pháp lý về tài chính, tiền tệ, ngân hàng…Cũng như đòi hỏi ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan, các quy định đảm bảo công bằng trong hoạt động với các chủ thể khác, đảm bảo quyền lợi của các NĐT…Mặt khác, với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghệ trong việc cung ứng các dịch vụ tài chính đã làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận về phương thức vận hành của hoạt động tài chính, ngân hàng… Do đó, môi trường pháp lý đầy đủ là yếu tố cơ sở để các CTCK phát triển dịch vụ NHĐT.
• Mức độ hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong nội bộ ngành
Hội nhập quốc tế trong đó có hội nhập và mở cửa thị trường tài chính, ngân hàng. Hội nhập là một xu hướng tất yếu, ngay cả trong thị trường tài chính. Đây cũng là cơ hội để có thể phát huy được việc cung ứng các dịch vụ NHĐT cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn thực hiện đầu tư ở Việt Nam, như M&A, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, quản lý tài sản…Nhưng đồng thời nó cũng là thách thức đối với các CTCK khi thực hiện cạnh tranh với các tổ chức nước ngoài sẽ cung ứng các dịch vụ NHĐT.
• Tăng trưởng và phát triển kinh tế và môi trường xã hội
26
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của dịch vụ NHĐT tại các CTCK. Với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu huy động vốn đầu tư phát triển, các nhu cầu đầu tư cá nhân và các nhu cầu về dịch vụ tài chính sẽ được phát triển theo. Các thị trường tài chính phát triển là tiền đề thúc đẩy các CTCK phát triên các dịch vụ NHĐT.
• Tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội
Tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội là điều kiện cần thiết cho sự phát triển chung của nền kinh tế và các thị trường tài chính nói riêng. Đảm bảo được sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, kỷ cương và thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước sẽ thúc đẩy lành mạnh hóa các hoạt động tài chính, đầu tư, …đảm bảo sự tin tưởng vào sử dụng các dịch vụ NHĐT.
• Nhu cầu của khách hàng
Với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi về tập quán tiêu dung, như mua sắm trực tuyến, trả góp, tín dụng tiêu dung…, tiết kiệm và mức độ sử dụng CNTT ngày càng cao của dân cư cũng thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ tài chính tài chính nói chung, dịch vụ NHĐT tại các CTCK nói riêng.
• Chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước
Quan điểm phát triển các dịch vụ tài chính nói chung của Chính phủ sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ NHĐT tại các CTCK nhất là các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo sự vận hành lành mạnh của thị trường, giảm rủi ro và bảo vệ lợi ích cho người dân khi tham gia sử dụng các dịch vụ. Cũng như quá trình vào cuộc để trực tiếp ban hành các hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Còn theo Tạ Hoàng Hà (2015), Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT tại các CTCK. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển hoạt động NHĐT truyền thống bao gồm:
* Nhân tố chủ quan:
- Sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng: Trong mô hình kim tự tháp về việc ra quyết định của đơn vị phát hành, đỉnh kim tự tháp là dịch vụ tư vấn hay M&A.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và quản lý cấp cao của doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn hướng tới các giao dịch mà doanh nghiệp
27
quản lý như phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, mua lại doanh nghiệp bằng vốn vay (LBO), chiến lược giảm đầu tư (divestiture) và tài chính cấu trúc. Các giao dịch này sẽ làm tăng doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư dưới dạng sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro hay sử dụng đòn bẩy, kinh doanh trên thị trường thứ cấp hay đầu tư tạo lập thị trường.
- Uy tín của NHĐT: Danh tiếng về tư vấn thành công của NHĐT có thể là tín hiệu về khả năng đàm phán, khả năng tiếp cận mạng lưới, các ngân hàng đầu tư khác và kinh nghiệm tài chính để thực hiện giao dịch.
- Cơ cấu liên kết và cạnh tranh: Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành, các NHĐT vẫn cần liên kết để đồng bảo lãnh và phân phối chứng khoán mới.
Sự tồn tại của các liên minh/liên kết này là bằng chứng cho thấy tổ chức phát hành kỳ vọng nhà bảo lãnh cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng chứ không chỉ đơn thuần là đảm bảo phát hành chứng khoán mới. Liên kết cho phép nâng cao chất lượng định giá, phân phối chứng khoán đến số lượng nhà đầu tư lớn hơn, nâng cao tính minh bạch của nhà phát hành với nhiều ý kiến chuyên gia phân tích hơn, và bảo đảm một thị trường thứ cấp thanh khoản hơn với dịch vụ tạo lập thị trường ở phạm vi lớn.
- Năng lực và sự ổn định của nhân sự phân tích: Một trong các dịch vụ chính mà đơn vị bảo lãnh phát hành cung cấp cho khách hàng là đưa ý kiến phân tích đối với chứng khoán mới. Trong mỗi đợt IPO, do các chứng khoán này chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến,càng có nhiều ý kiến phân tích, doanh nghiệp càng minh bạch, do vậy tăng số lượng nhà đầu tư quan tâm và kéo theo đó là tăng giá bán chứng khoán phát hành mới.
Dunbar (2000) cho thấy nếu có nhiều ý kiến phân tích, doanh nghiệp sẽ không lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành mới cho các đợt phát hành trong tương lai. Sự dịch chuyển các chuyên gia phân tích giỏi giữa các đơn vị bảo lãnh phát hành có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành của doanh nghiệp. Nếu tất cả chuyên gia phân tích giỏi của một ngân hàng chuyển sang một NHĐT khác để làm việc thì ngân hàng mới sẽ chiếm lĩnh được thị phần từ ngân hàng cũ. Chất lượng bảo lãnh phát hành thể hiện trong việc ý kiến chuyên gia phân tích về cũng ảnh hưởng đến quyết định chuyển ngân hàng đầu tư hay không của khách hàng.
* Nhân tố khách quan
- Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán:
28
Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung cũng như các hoạt động NHĐT nói riêng luôn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Sự mở rộng của nền kinh tế sẽ khuyến khích hệ thống ngân hàng, các trung gian tài chính và các công ty chứng khoán phát triển. Từ đó mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả các hoạt động ngân hàng đầu tư. Thị trường chứng khoán và các tổ chức tài chính trung gian sẽ thực hiện các chức năng tài chính như kết nối các bên có tiền tiết kiệm với những người có nhu cầu đầu tư, phân phối các nguồn vốn đầu tư. Do đó, nghiệp vụ chứng khoán hóa giúp giảm tỷ lệ tiết kiệm nội địa để gia tăng đầu tư. Các nhà đầu tư dựa vào những nguồn thông tin sẵn có trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, vì vậy không ngừng tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Các hoạt động NHĐT giúp các doanh nghiệp, cá nhân đa dạng hóa rủi ro vốn chủ sở hữu và giúp giảm chi phí đầu tư.
Do đó, yếu tố cốt lõi dẫn đến sự phát triển bền vững của ngành NHĐT là tăng trưởng kinh tế, và sự phát triển của thị trường chứng khoán: thể hiện ở sự phát triển của hoạt động chứng khoán hóa, các công cụ tài chính phái sinh, công cụ nợ, và mỗi liên kết giữa ngân hàng đầu tư và khách hàng.
- Sự phát triển của hoạt động chứng khoán hóa: Chứng khoán hóa mang lại lợi ích cụ thể cho các ngân hàng đầu tư. Với nhu cầu của nhà đầu tư về các giấy tờ có giá được xếp hạng, nhu cầu của các ngân hàng cần phát hành tăng vốn điều lệ, và các ngân hàng đầu tư tạo ra khái niệm chứng khoán hóa mới, nghiệp vụ chứng khoán đại diện cho sự chuyển giao giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Sự phát triển của các hoạt động chứng khoán hóa là tiền đề cho sự phát triển của các hoạt động ngân hàng đầu tư nói chung.
- Sự phát triển của các công cụ phái sinh: Tầm quan trọng của các công cụ phái sinh nói chung là nguồn lợi nhuận phản ánh sự sáng tạo sản phẩm của ngân hàng và mức lãi ròng lớn từ các sản phẩm phức tạp kết hợp với chứng khoán vốn. Các ngân hàng đầu tư phát triển các sản phẩm hoán đổi tiền tệ, lãi suất thành các sản phẩm phức tạp hơn. Các sản phẩm phái sinh bao gồm số lượng lớn các giao dịch có mức lãi ròng thấp, các sản phẩm hàng hóa cũng như một số ít các giao dịch phức tạp nhưng có lợi nhuận rất cao.
- Sự phát triển của các công cụ nợ: Xuất phát từ lịch sử là một sản phẩm hàng hóa với lãi biên thấp, các công cụ nợ đã mở rộng và bao gồm các khoản tín dụng truyền thống
29
cũng như các sản phẩm phái sinh mang lại lợi nhuận cao cùng với xu hướng chứng khoán hóa.
- Sự mở rộng của hiện tượng toàn cầu hóa: Đối với các NHĐT, toàn cầu hóa cũng đồng nghĩa với các dòng tiền được đầu tư xuyên quốc gia. Chứng khoán phát hành ở quốc gia này có thể huy động vốn từ nhiều quốc gia khác và ngược lại. Điều đó mở rộng đối tượng chào bán đối với tổ chức phát hành, tăng cường cạnh tranh của các đơn vị cung cấp dịch vụ NHĐT và mang lại nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư.
- Sự tích lũy tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp: khả năng tích lũy tài sản của các cá nhân doanh nghiệp, thể hiện ở sự tích lũy tài sản tại các quỹ đầu tư. Tăng trưởng GDP sẽ mang lại thịnh vượng cho nhiều cá nhân, đồng thời cũng mang lại thị phần quản lý tài sản tại các tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý quỹ (như quỹ hưu trí), từ đó tạo ra thị trường cho NHĐT với vai trò là trung gian giữa nhà phát hành và nhà đầu tư.
- Môi trường pháp lý: Điều kiện cơ bản cho phép phát triển các hoạt động NHĐT là môi trường pháp lý và cơ chế chính sách đối với các hoạt động này. Các sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng lớn như hủy bỏ quy định thu phí hoa hồng môi giới tại Mỹ năm 1975 hay việc Chính phủ Anh cho phép các ngân hàng sở hữu bộ phận môi giới năm 1986 đã mang lại sự hợp nhất về quy mô, không chỉ ảnh hưởng tới một vài lĩnh vực cụ thể mà còn cho cả hệ thống các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.
Môi trường pháp lý nhằm thiết lập hay phá bỏ rào cản đối với các chủ thể thực hiện hoạt động NHĐT sẽ ảnh hưởng tới quy mô và phạm vi hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và ngân hàng đầu tư trên thị trường. Việc cho phép các NHTM tham gia thực hiện các hoạt động NHĐT trực tiếp sẽ làm phát sinh xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của đạo luật Glass-Steagall, có thể phát sinh khi ngân hàng nhận thấy các thông tin bất lợi thông qua quá trình giám sát khoản cho vay, tuy nhiên lại chuyển doanh nghiệp yếu kém này sang thị trường vốn nhằm bảo vệ khoản cho vay trên của mình. Hành động này cũng có thể phát sinh đối với khách hàng mới khi ngân hàng phát hiện ra các thông tin bất lợi trong quá trình thẩm định tín dụng.
Tại các nước đang phát triển với môi trường pháp lý hạn chế hoạt động của NHTM, các NHĐT nhỏ sẽ thiếu khả năng chứng thực và năng lực đánh giá để cung cấp dịch vụ tư