Sự hoàn thiện hành lang pháp lý đối với dịch vụ ngân hàng đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán việt nam (Trang 55 - 58)

Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán Việt Nam

2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

2.1.4. Sự hoàn thiện hành lang pháp lý đối với dịch vụ ngân hàng đầu tư

Khung pháp lý đem lại cơ hội cho các CTCK phát triển dịch vụ NHĐT. Hiện nay, chủ yếu các quy định nằm trong Luật Chứng khoán. Những quy định cơ bản nhất và chi tiết có tại Điều 86. Luật Chứng khoán 2019. Theo đó, dù không gọi trực tiếp với tên dịch vụ NHĐT, nhưng nước ta cũng quy định những dịch vụ mang tính chất NHĐT CTCK được phép kinh doanh một cách tương đối đầy đủ, cụ thể: “Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán;

đại lý lưu ký, thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp; tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp; tư vấn chào bán, niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp.”

Cùng với chính sách quản lý và phát triển thị trường, trong giai đoạn gần đây, Chính phủ cũng đồng thời thực hiện một số công cụ thuộc nhóm tài khoá nhằm kích thích tăng

48

trưởng kinh tế, điều tiết thị trường. Sau khi có sự xuất hiện của dịch Covid-19, các cơ quan quản lý tập trung vào chính sách thuế và các gói kích thích đầu tư công. Đặc biệt, gói kích thích đầu tư công được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đáng kể trong kích thích tăng trưởng GDP. Hình 2.8 dưới đây cho thấy tầm quan trọng của gói kích thích tăng trưởng kinh tế, khi mà lần đầu tiên trong lịch sử tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta bị âm trong Q3.2021.

Hình 2.8: Tăng trưởng GDP Việt Nam Q1.2017-Q1.2022 (%)

Nguồn: vietstock.vn Gói kích thích đầu tư công đạt quy mô lớn trong lịch sử

Từ 2020 đến nay, các gói kích thích đầu tư công chủ yếu gồm:

2020 là năm lượng vốn đầu tư công giải ngân đạt cao kỷ lục. Tính cả năm ước đạt gần 390.000 tỷ đồng, đạt 82,8% kế hoạch (VOV, 2021).

7/2021: Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 2,87 triệu tỉ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2021. Trong đó, phân bổ vốn cho phát triển Hạ tầng giao thông tiếp tục được chú trọng với 570.412 tỉ đồng, chiếm 52% tổng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025.

2/2022: Quốc hội đã thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 - 2023 với tổng quy mô 347.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 4,2%

GDP 2021. Mục tiêu ước tính gói kích thích này sẽ giúp tăng trưởng GDP tăng thêm 2,9% trong năm 2022 và 0,2% trong năm 2023, tạo cơ sở đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5% - 7%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

49

Đáng chú ý, tỷ trọng nguồn vốn của gói này phần lớn phục vụ các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng (lên tới 113.850 tỉ đồng, tương đương 30,8%), trong đó tập trung vào các tuyến hạ tầng giao thông chiến lược, bao gồm đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2), một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ với giá trị lên tới 103.164 tỉ đồng (chiếm 91% quy mô của gói giải pháp trên). Ngoài ra, Chính phủ dự kiến 5.386 tỉ đồng (chiếm 1,5% tổng gói kích thích) chi cho đầu tư chuyển đổi số và hạ tầng số (LĐ, 2/2022).

Với trị giá 370.000 tỷ đồng, gói kích thích đầu tư công được Quốc hội thông qua tháng 2/2022 là một trong những gói kích thích quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhằm mục tiêu kích thích tăng trưởng GDP, vực dậy nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng trong suốt thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành.

Chính phủ giảm thuế GTGT

Chính sách thuế trong giai đoạn này được cho là có vai trò hỗ trợ các tổ chức và cá nhân bước qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch covid-19. Từ 1/2/2022, Chính phủ chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% theo Nghị định 15 về Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giúp doanh nghiệp và người dân được hỗ trợ phần nào về chi phí, khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Thời gian miễn giảm VAT từ 1/2/2022 đến 31/12/2022. Quyết định này ngay lập tức được người dân và doanh nghiệp hưởng ứng. Theo tính toán, việc giảm thuế GTGT sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 49.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này của Chính phủ sẽ kích thích tiêu dùng và gia tăng sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất và mở rộng kinh doanh. Điều này cũng sẽ tạo việc làm cho người lao động, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp, khôi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 (Vietnam+, 3/2022).

Trong khi đó, thuế đối với lĩnh vực đầu tư tài chính mà đặc biệt là đầu tư chứng khoán và kinh doanh bất động sản lại không có trong danh sách các ngành nghề được nới lỏng.

Thậm chí, gần đây, các cơ quan Chính phủ cho rằng cần tăng thuế đối với một số lĩnh vực không khuyến khích, ưu tiên như giao dịch chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên, phương án cụ thể cần nghiên cứu thận trọng, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư cũng như không ảnh hưởng bất lợi đến thị trường (Trung Chính, 1/2022).

50

Nhìn chung, về khía cạnh hoàn thiện của môi trường pháp lý, Chính phủ đã đạt những bước tiến nhất định, đặc biệt từ 2005 trở lại đây với sự ra đời của hàng loạt các Luật, Nghị đinh, Thông tư. Trong số đó, nhiều văn bản tập trung điều chỉnh TTCK, các CTCK, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Hành lang pháp lý đang dần hoàn thiện tại Việt Nam đã phần nào tạo nền tảng cho sự phát triển của các dịch vụ mới, hiện đại, trong đó có dịch vụ NHĐT.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)