Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán Việt Nam
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại CTCK Việt Nam
2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
• Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập
Doanh số của dịch vụ NHĐT thể hiện qua doanh thu có được từ cung cấp các dịch vụ NHĐT trong CTCK. Hình 2.9 và Bảng 2.1 cung cấp các số liệu minh họa về tình hình tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của dịch vụ NHĐT tại 36 CTCK từ 2000 đến 2021. Với đặc điểm thị trường còn quá non trẻ khi mới hình thành năm 2000, không quá khó hiểu để giải thích tại sao doanh thu từ dịch vụ NHĐT lại ở “vạch xuất phát” trong suốt 3 năm đầu 2000 – 2003. Đến năm 2003, SSI là CTCK đầu tiên có doanh số từ nghiệp vụ NHĐT với một con số khiêm tốn chỉ 3.79 tỷ đồng, nhưng đây lại là dấu mốc quan trọng mở đường cho một hướng đi đầy tiềm năng trên TTCK Việt Nam. Có thể nói, SSI là đơn vị cung cấp dịch vụ này lâu đời nhất trong số các CTCK trên thị trường.
52
Một năm sau đó, 2005, CTCK Ngân hàng BIDV (HSX: BSC) là công ty thứ 2 tiếp bước SSI thu được doanh số từ nghiệp vụ NHĐT. Đến 2005, có thêm CTCK Bảo Việt (BVS) mở dịch vụ này và BVS đã thu được gần 15 tỷ đồng từ các thương vụ tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán.
Đáng chú ý, các dịch vụ như tư vấn tài chính, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán, ủy thác đấu giá hầu như chỉ thực hiện bởi các CTCK lớn như SSI, HSC, VND, BSI, BVS, TCBS, ORS. Trong đó, các nghiệp vụ tư vấn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, bình quân năm 2021 chiếm khoảng 46% tổng doanh thu các dịch vụ NHĐT trong mẫu 36 công ty nghiên cứu.
Thêm vào đó, nghiệp vụ mang lại nguồn thu lớn nhất cho các CTCK bên cạnh hoạt động môi giới chứng khoán thông thường, là hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn. Tuy nhiên, nghiệp vụ này thời gian gần đây đang có dấu hiệu nhường chỗ cho các nghiệp vụ về tư vấn bảo lãnh, tư vấn tái cấu trúc hay đại lý phát hành.
Hình 2.9: Doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ NHĐT các CTCK 2000 – 2021
Nguồn: vietstock.vn và tính toán của tác giả Số liệu từ BCTC 36 CTCK trong mẫu nghiên cứu cho thấy doanh thu nghiệp vụ NHĐT giai đoạn 2000 – 2021 tăng nhưng không liên tục (Hình 2.9) mà có những biến động không đều giữa các năm. Nhưng tựu chung lại, quy mô của doanh số các dịch vụ NHĐT tại CTCK Việt Nam trong mẫu nghiên cứu vẫn còn rất khiêm tốn. Dẫu rằng, năm 2021,
53
36 CTCK đã chạm đến con số hơn 4500 tỷ đồng doanh thu. Về lợi nhuận, 2021 là năm lợi nhuận thu được từ các dịch vụ NHĐT trong mẫu nghiên cứu là lớn nhất, đạt hơn 2500 tỷ đồng và đều đặn tăng từ 2015 trở lại đây. Trong khi đó, giai đoạn 2000 – 2005 hầu nhưng không có doanh thu từ cung cấp dịch vụ NHĐT tại nhóm 36 công ty này.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng doanh thu từ dịch vụ NHĐT tại 36 CTCK giai đoạn 2000 – 2021 Năm Doanh thu NHĐT (tỷ đồng) Tốc độ tăng doanh thu dịch vụ NHĐT
2000 - 0%
2001 - 0%
2002 - 0%
2003 3.79 n/a 2004 36.55 866%
2005 55.59 52%
2006 437.76 687%
2007 2,029.51 364%
2008 2,374.64 17%
2009 3,918.18 65%
2010 5,068.14 29%
2011 3,030.05 -40%
2012 2,311.16 -24%
2013 1,797.53 -22%
2014 3,185.75 77%
2015 2,772.22 -13%
2016 1,154.77 -58%
2017 1,528.23 32%
2018 2,171.43 42%
2019 2,462.99 13%
2020 3,127.55 27%
2021 4,513.39 44%
Nguồn: vietstock.vn và tính toán của tác giả
Có thể thấy so với giai đoạn 2000, tốc độ tăng doanh thu năm 2021 tăng đáng kể (44%
so với 2020) nhưng tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm. Dường như có sự tương thích nào đó về tăng trưởng doanh thu NHĐT với biến động của TTCK Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Ở những năm TTCK phát triển mạnh, số lượng công ty niêm yết tăng cao, phí dịch vụ NHĐT cũng đạt con số kỷ lục. Ngược lại, ở giai đoạn TTCK suy thoái, doanh thu từ dịch vụ NHĐT giảm mạnh tương ứng.
• Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần
Gia tăng số lượng khách hàng thể hiện qua: i) số lượng tài khoản chứng khoán mở mới, ii) số lượng công ty niêm yết và iii) thanh khoản thị trường.
54
Số lượng tài khoản mở mới liên tục tăng
Kết thúc năm 2021, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, chỉ riêng tháng 12/2021, đã có 226.580 tài khoản chứng khoán mới được mở, tăng hơn 6.000 tài khoản so với tháng 11. Tính chung, lượng tài khoản mở mới của năm 2021 đã lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử 21 năm thành lập của TTCK Việt Nam.
Tổng 4 năm từ 2017 đến 2020, lượng tài khoản chỉ đạt 1,04 triệu trong khi năm 2021, đã có tới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, lớn gấp rưỡi cả giai đoạn 2017-2020 (Hình 2.3) (VnEconomy, 1/2022). Số lượng tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước 11 tháng cũng cao gấp 3,3 lần số lượng trong cả năm 2020. Năm 2021 là năm kỷ lục về thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường (Hình 2.10). Từ đó dễ thấy rằng, dù covid diễn ra khiến nhiều ngành nghề đình trệ kinh doanh, lợi nhuận ảnh hưởng đáng kể, nhưng với lĩnh vực đầu tư chứng khoán, đây lại là năm thăng hoa của thị trường và thu hút lượng lớn người dân tham gia đầu tư. Điều đó góp phần lý giải nguyên nhân TTCK Việt Nam lại tăng trưởng mạnh mẽ đến vậy trong năm 2021, dù trên thị trường sản xuất – lao động của hầu hết ngành nghề, kết quả kinh doanh năm 2021 đều không mấy khả quan.
Hình 2.10: Tốc độ tăng trưởng số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới giai đoạn 2016-2021
Đơn vị: %
Nguồn: UBCKNN Số lượng công ty niêm yết thiết lập đỉnh mới
HOSE hiện có 533 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 404 mã cổ phiếu, 03 mã chứng chỉ quỹ đóng, 08 mã chứng chỉ quỹ ETF, 113 mã chứng quyền có bảo đảm và 05 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 120,5 tỷ cổ phiếu. Tổng
55
số lượng công ty có cổ phiếu niêm yết trên HSX, HNX và UpCom tính đến 3/2022 là 1640 doanh nghiệp. Con số này tăng đáng kể so với số 940 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu giao dịch ở cuối năm 2015.
Ước tính năm 2021, có 147 doanh nghiệp niêm yết dự kiến tăng quy mô vốn chủ sở hữu thêm 3,8%, tương đương 102.600 tỉ đồng thông qua phát hành cổ phần trong năm 2021. Nếu các doanh nghiệp thực hiện thành công kế hoạch phát hành thì năm 2021 sẽ là năm đạt kỷ lục về lượng vốn huy động qua phát hành cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết. So với năm 2019, 2020, con số này gấp tương ứng 1,4 và hơn 5 lần.
Thanh khoản thị trường đạt mức kỷ lục
Lượng cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch giai đoạn 2020 – 2021, đặc biệt 2021, tăng đáng kể so với giai đoạn trước đó (Hình 2.11).
Hình 2.11: Thanh khoản tháng trung bình toàn thị trường giai đoạn 7/2016 – 3/2022
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: UBCKNN Có thể thấy, từ cuối 2020, giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở tăng hết sức mạnh mẽ so với bình quân các tháng trước đó, tính từ 7/2016.
Thanh khoản của thị trường giai đoạn này liên tục đạt những kỷ lục mới. Năm 2021, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 21.593 tỷ đồng và 737,29
56
triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 247,27% về giá trị và 120,43% về khối lượng bình quân so với năm 2020. Đặc biệt, vào ngày 23/12/2021, thị trường đã có phiên giao dịch kỷ lục với giá trị và khối lượng giao dịch lần lượt đạt trên 45.371 tỷ đồng (~2 tỷ USD) và hơn 1,32 tỷ cổ phiếu.
Bên cạnh doanh số tăng, thị phần các CTCK cũng có sự cải thiện. Trong suốt quá trình 22 năm kể từ khi thành lập TTCK Việt Nam đến nay, các dịch vụ NHĐT đã từng bước gây dựng vị trí trên thị trường tài chính, lan tỏa ra không chỉ một nhóm mà hầu như CTCK nào cũng có thể cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ NHĐT tại nhiều CTCK thậm chí còn vượt cả dịch vụ môi giới, chẳng hạn, tại CTCK Techcombank doanh thu từ các hoạt động tư vấn chiếm tới 66% tổng doanh thu hoạt động, tại CTCK Tiên Phong, hai năm trở lại đây, dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu luôn là chủ lực về nguồn thu.
Bảng 2.2: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ NHĐT so với tổng doanh thu dịch vụ 5 CTCK hàng đầu 2021
Năm TCBS ORS TVS VCI CSI 2021 66.2% 90.5% 17.2% 25.3% 81.9%
2020 86.9% 90.9% 32.5% 9.3% 92.6%
2019 90.8% 99.3% 71.5% 13.6% 85.0%
2018 91.2% 35.5% 66.3% 4.4% 33.5%
2017 88.6% 37.0% 7.5% 36.0% 79.3%
2016 91.1% 20.6% 57.5% 18.0% 42.1%
2015 95.5% 30.3% 60.5% 27.3% 79.1%
2014 89.8% 43.5% 75.3% 37.2% 33.7%
2013 86.5% 39.2% 83.8% 46.2% 18.7%
2012 82.2% 27.5% 22.1% 46.5% 49.5%
2011 32.2% 6.6% 69.3% 51.7% 5.7%
2010 14.5% 11.1% 31.9% 77.2% 49.5%
2009 N/A 9.4% 68.9% 40.4% 86.5%
2008 N/A 45.2% 34.4% 77.4% N/A 2007 N/A 0.0% 21.2% N/A N/A 2006 N/A N/A N/A N/A N/A Nguồn: vietstock.vn và tổng hợp của nhóm tác giả
Bảng 2.2 cung cấp số liệu về tỷ lệ doanh số của các dịch vụ NHĐT so với doanh số của các dịch vụ nói chung tại 05 CTCK có hoạt động NHĐT sôi nổi nhất. Có thể thấy, các công ty này tập trung phát triển NHĐT ở mức cao, trong đó phải kể đến thế mạnh về tư vấn bảo lãnh phát hảnh và tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp (M&A). Hai mảng này ghi
57
dấu ấn đậm nét cho TCBS và VCI. Cụ thể, TCBS có hậu thuẫn lớn từ ngân hàng mẹ Techcombank và các khách hàng lớn như Vingroup, Sungroup, CII, GEG… nên phát triển rất mạnh mảng tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Riêng năm 2021, TCBS đã tư vấn phát hành thành công cho hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp cho các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Trong khi đó, cũng cũng tập đoàn Masan, CTCK Bản Việt (VCI) lại phát huy mạnh mẽ ưu thế trong tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là mảng M&A. Xét về bề dày kinh nghiệm và các thương vụ đã thực hiện, khó có tên tuổi nào tại Việt Nam xuất sắc hơn công ty này.
Cùng với TCBS và VCI, thị trường tư vấn tài chính hai năm 2020-2021 chứng kiến sự phát triển vượt trội của một công ty còn khá non trẻ trong lĩnh vực NHĐT: CTCK Tiên Phong (ORS). Cũng có lợi thế gần tương tự TCBS là có ngân hàng mẹ TienPhongBank, ORS đã đi rất nhanh trong 2 năm trở lại đây ở mảng tư vấn phát hành trái phiếu, vượt hàng loạt CTCK trên thị trường để giành vị trí thứ 2 chỉ sau TCBS. Năm 2021, thị phần của TCBS xét trên doanh thu NHĐT là 40,1% trong số 36 CTCK thuộc mẫu nghiên cứu;
ORS đứng thứ 2 với thị phần 18,2%; năm 2020, con số lần lượt là 56% và 10,9%.
• Số lượng dịch vụ
Trong giai đoạn 2000 – 2021, lượng CTCK cung cấp dịch vụ NHĐT tăng dần (Bảng 2.3) cho thấy càng ngày càng có nhiều CTCK tham gia thị trường NHĐT ở những mức độ khác nhau. Nhất là giai đoạn từ 2007 – 2008 trở lại đây, số lượng CTCK thu được doanh số từ các dịch vụ NHĐT tăng đáng kể, từ chỉ 6 công ty năm 2006 lên 15 công ty năm 2007 và lên 31 công ty năm 2008. Số lượng tăng lên thể hiện mức độ hấp dẫn của các loại hình dịch vụ, đồng thời cũng là chỉ báo về mức độ cạnh tranh trong ngành có xu hướng tăng. Dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành, lưu ký và đầu tư góp vốn vẫn là các nghiệp vụ chính thu hút lượng lớn CTCK tham gia. Ngược với các dịch vụ ủy thác đấu giá hay quản lý gia sản chưa hấp dẫn các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Bảng 2.3: Các dịch vụ NHĐT tại CTCK 2000 – 2021
Năm
Số lượng CTCK tham gia cung cấp các loại hình
dịch vụ NHĐT
Số lượng công ty
cung cấp dịch
vụ tư vấn
Số lượng công ty cung cấp
dịch vụ bảo lãnh phát hành
Số lượng công ty cung cấp
dịch vụ lưu ký chứng khoán
Số lượng công ty cung cấp
dịch vụ đầu tư CK, góp
vốn
Số lượng CTCK cung
cấp dịch vụ ủy thác đấu
giá
Số lượng CTCK cung cấp
dịch vụ quản lý gia sản
2000 0 0 0 0 0 0 0
58
2001 0 0 0 0 0 0 0
2002 0 0 0 0 0 0 0
2003 1 1 1 1 1 0 0
2004 2 1 1 1 1 0 0
2005 3 2 2 2 1 0 2
2006 6 5 3 3 2 0 3
2007 15 14 13 9 10 1 4
2008 31 27 23 15 3 1 1
2009 36 30 25 16 2 4 1
2010 34 34 25 17 3 4 3
2011 36 34 23 19 2 4 3
2012 34 33 29 27 3 5 2
2013 36 35 29 28 4 4 3
2014 34 33 29 29 4 5 2
2015 33 31 28 28 4 4 2
2016 33 30 32 32 35 2 0
2017 36 34 34 34 35 0 0
2018 36 35 35 35 35 0 0
2019 34 35 34 34 35 1 0
2020 36 35 35 35 36 0 0
2021 36 35 36 36 36 0 0
Nguồn: vietstock.vn và tổng hợp của nhóm tác giả
Số lượng dịch vụ thể hiện mức độ đa dạng hóa của sản phẩm dịch vụ tại các CTCK. Nếu như trước 2007, số lượng dịch vụ rất hạn chế (chỉ xoay quanh tư vấn và bảo lãnh) với chưa đến 10 CTCK có, thì đến 2021, các sản phẩm đã phong phú hơn và toàn bộ mẫu nghiên cứu 36 CTCK đều cung cấp các dịch vụ chuyên biệt này.
Mặt khác, cần thừa nhận rằng, các hoạt động của CTCK có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ nhau giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty vận hành tốt. Từ hoạt động bảo lãnh và tư vấn chứng khoán, công ty chứng khoán đã gia tăng thêm hàng hóa cho thị trường giúp nhà đầu tư và bản thân công ty có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt, tích cực tham gia thị trường, sử dụng dịch vụ môi giới nhiều hơn. Hoạt động môi giới muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư thì lại cần đến rất nhiều hoạt động phụ trợ như cho vay ký quỹ, ứng trước tiền bán chứng khoán, tư vấn đến từng khách hàng ...để tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ. Như vậy một CTCK muốn tạo được vị thế của mình thì cần sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hoạt động và việc cung cấp các dịch vụ NHĐT như tư vấn, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu, lưu ký chứng khoán là điều kiện quan trọng
59
để tăng năng lực cạnh tranh không chỉ giữa các CTCK mà còn trên bình diện thị trường tài chính nói chung.
• Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ NHĐT trong cơ cấu doanh thu CTCK Doanh thu các nghiệp vụ NHĐT chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu từ các dịch vụ của CTCK (bảng 2.4). Sử dụng dữ liệu các doanh thu từ dịch vụ CTCK cung cấp, nhóm tác giả tiến hành cộng gộp để tính tổng doanh thu các loại hình dịch vụ (chủ yếu bao gồm hoạt động môi giới và các nghiệp vụ NHĐT) và đánh giá tỷ trọng đóng góp của các dịch vụ NHĐT vào doanh số thu dịch vụ của các CTCK trong mẫu nghiên cứu. Như đã thể hiện trong số liệu ở bảng, tổng doanh thu do các dịch vụ NHĐT đem lại cho các CTCK không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm giữ tỷ trọng lớn nếu so với doanh thu dịch vụ môi giới và có những thời điểm lên tới hơn 50% so với tổng doanh số, có nghĩa rằng nguồn thu từ dịch vụ NHĐT cũng không hề thua kém nguồn thu do dịch vụ môi giới mang lại.
Bảng 2.4: Doanh thu các dịch vụ NHĐT và tỷ trọng so với doanh thu các dịch vụ tại mẫu nghiên cứu 2000 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng, %
Năm
Tổng doanh thu cung
cấp dịch vụ Doanh thu các dịch vụ NHĐT Tỷ trọng
2021 17,584.67 4,513.39 25.7%
2020 7,711.01 3,127.55 40.6%
2019 5,894.14 2,462.99 41.8%
2018 7,874.39 2,171.43 27.6%
2017 5,714.89 1,528.23 26.7%
2016 3,639.47 1,154.77 31.7%
2015 7,208.87 2,772.22 38.5%
2014 7,669.83 3,185.75 41.5%
2013 4,554.91 1,797.53 39.5%
2012 5,926.64 2,311.16 39.0%
2011 8,001.11 3,030.05 37.9%
2010 10,933.80 5,068.14 46.4%
2009 7,409.40 3,918.18 52.9%
2008 5,295.32 2,374.64 44.8%
2007 4,685.03 2,029.51 43.3%
2006 829.52 437.76 52.8%
2005 145.77 55.59 38.1%
2004 54.58 36.55 67.0%
2003 5.80 3.79 65.3%
60
2002 N/A N/A N/A
2001 N/A N/A N/A
2000 N/A N/A N/A
Nguồn: vietstock.vn và tính toán của nhòm tác giả
Xét về cơ cấu doanh thu, nhiều CTCK năm 2021 có doanh thu dịch vụ NHĐT chiếm tỷ trọng rất lơn (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ NHĐT tại các CTCK 2021 Mã
CK Tên công ty Sàn
Tỷ trọng doanh NHĐT/Tổng doanh thu
ORS CTCP Chứng khoán Tiên Phong HoSE 90.5%
CSI CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam UPCoM 81.9%
TCBS CTCP Chứng khoán Kỹ Thương OTC 66.2%
APS
CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình
Dương HNX 65.0%
EVS CTCP Chứng khoán Everest HNX 57.0%
TCI CTCP Chứng khoán Thành Công UPCoM 41.5%
WSS CTCP Chứng khoán Phố Wall HNX 39.4%
BMS CTCP Chứng khoán Bảo Minh UPCoM 38.6%
VFS CTCP Chứng khoán Nhất Việt UPCoM 36.6%
VCI CTCP Chứng khoán Bản Việt HoSE 25.3%
SHS CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội HNX 23.3%
VIX CTCP Chứng khoán VIX HoSE 23.0%
CTS
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công
thương Việt Nam HoSE 23.0%
PSI CTCP Chứng khoán Dầu khí HNX 20.6%
VDS CTCP Chứng khoán Rồng Việt HoSE 17.7%
TVS CTCP Chứng khoán Thiên Việt HoSE 17.2%
BSI
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam HoSE 16.3%
VND CTCP Chứng khoán VNDirect HoSE 14.7%
AGR CTCP Chứng khoán Agribank HoSE 13.1%
MBS CTCP Chứng khoán MB HNX 10.7%
VUA CTCP Chứng khoán Stanley Brothers UPCoM 10.4%
HAC CTCP Chứng khoán Hải Phòng UPCoM 9.8%
BVS CTCP Chứng khoán Bảo Việt HNX 9.7%
FTS CTCP Chứng khoán FPT HoSE 6.7%
AAS CTCP Chứng khoán SmartInvest UPCoM 5.7%
DSC CTCP Chứng khoán DSC UPCoM 5.7%
SSI CTCP Chứng khoán SSI HoSE 5.1%
VIG
CTCP Chứng khoán Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam HNX 4.9%
ART CTCP Chứng khoán BOS HNX 4.0%
HCM
CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh HoSE 3.8%
61 IVS
CTCP Chứng khoán Guotai Junan (Việt
Nam) HNX 2.0%
SBS CTCP Chứng khoán SBS UPCoM 1.9%
PHS CTCP Chứng khoán Phú Hưng UPCoM 1.3%
TVB CTCP Chứng khoán Trí Việt HoSE 1.2%
APG CTCP Chứng khoán APG HoSE 0.4%
HBS CTCP Chứng khoán Hòa Bình HNX 0.1%
Nguồn: vietstock.vn và tính toán của nhóm tác giả
Một số CTCK có tỷ trọng doanh số từ NHĐT rất lớn như ORS, CSI, TCBS, APS, EVS trong khi đó, có những CTCK lại hầu như không phát triển mảng NHĐT, nên dịch vụ này chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, chỉ trên dưới 1% như tại HBS, APG, TVB, PHS, SBS. 14/36 CTCK có tỷ trọng dịch vụ NHĐT chiếm trên 20% doanh số phát triển sản phẩm, dich vụ năm 2021. Trong 22 CTCK còn lại, có tới 15 CTCK tại đó tỷ lệ dịch vụ NHĐT chưa tới 10% doanh thu từ cung cấp dịch vụ.
• Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối
Các CTCK đều cho thấy sự mở rộng mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động cũng như các kênh phân phối. Số lượng chi nhánh CTCK liên tục tăng, trải dài từ Bắc vào Nam. Tính đến hết 2021, 36 công ty trong mẫu nghiên cứu có hơn 200 chi nhánh và văn phòng đại diện, tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn 2000 – 2007.
Bảng 2.6: Mạng lưới hoạt động các CTCK giai đoạn trước 2007 Thời gian Số CTCK Số chi nhánh Số PGD Số đại lý nhận lệnh
2000-2005 14 14 9 45
2006-2007 48 90 100 138
Tổng 62 104 109 183
Nguồn: Lan L.T.H (2007), Phát triển hoạt động các CTCK tại Việt Nam, LATS
Kênh phân phối đa dạng và ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các CTCK đều đã áp dụng ít nhất 01 ứng dụng hoặc giải pháp công nghệ thông tin hiện đại như hệ thống giao dịch trực tuyến (bảng giá trực tuyến), ứng dụng giao dịch và theo dõi tài khoản trái phiếu, ứng dụng phân tích dữ liệu/tư vấn đầu tư…
● Tỷ trọng kết quả dịch vụ NHĐT tại CTCK:
Cấu trúc chi phí của dịch vụ ngân hàng đầu tư