Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại các công ty chứng khoán Việt Nam
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại CTCK Việt Nam
2.2.2. Các chỉ tiêu định tính
● Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: trong suốt quá trình hình thành từ những năm TTCK mới thành lập đến nay, chất lượng dịch vụ NHĐT càng ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Gần đây, xuất hiện ngày một nhiều CTCK nhận được những giải thưởng về cung cấp dịch vụ tư vấn như M&A hoặc bảo lãnh phát hành, phát hành riêng lẻ hàng năm thường xuyên điểm tên các CTCK lớn, có uy tín trong cung cấp dịch vụ NHĐT như CTCK TCBS, Bản Việt, SSI, BSC….Bảng 2.9 liệt kê một số giải thưởng về dịch vụ NHĐT tại các CTCK.
64
Bảng 2.9: Một số giải thưởng về cung cấp dịch vụ NHĐT tại các CTCK Việt Nam Tổ chức tư
vấn
Giải thưởng/Vinh danh
CTCK Bản Việt
Ngân hàng đầu tư xuất sắc nhất Việt Nam 2020 Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam 2020
Nhà tư vấn ECM tốt nhất Việt Nam 2020 Nhà tư vấn thương vụ M&A tốt nhất Việt Nam Nhà tư vấn TCDN SME tốt nhất Việt Nam
Công ty chứng khoán Tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2017 - 2018 CTCK tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ 2009 - 2018
CTCK
Techcombank
Top1 thị phần môi giới trái phiếu trên HoSE
Nhà tư vấn phát hành trái phiếu trong nước tốt nhất VN (2021) Giao dịch trái phiếu phát hành bằng nội tệ tốt nhất VN (2021) CTCP Chứng
khoán Bảo Việt
Công ty chứng khoán Tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2019 - 2020 Công ty chứng khoán Tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2017 - 2018 CTCK tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ 2009 - 2018
CTCP Chứng khoán Sài Gòn
Công ty Chứng khoán Tiêu biểu nhất 2017 – 2018 (hạng mục IPO và phát hành riêng lẻ)
Công ty chứng khoán Tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2019 – 2020 CTCK tốt nhất Việt Nam về dịch vụ quan hệ doanh nghiệp và nhà đầu tư 2021
Nhà môi giới tổ chức tốt nhất 2021
Nhà tư vấn phát hành cổ phiếu tốt nhất 2021
Finance Asia: Nhà môi giưới tốt nhất Việt Nam trong các năm 2008 – 2011, 2014 – 2016, 2019 – 2021
Nhà tư vấn thương vụ M&A xuyên biên giới tốt nhất Việt Nam 2021 CTCK TP
HCM
Công ty Chứng khoán Tiêu biểu nhất 2017 – 2018 (hạng mục IPO và PHRL)
CTCK Sài Gòn HN
Công ty Chứng khoán Tiêu biểu nhất 2017 – 2018 (hạng mục tư vấn thoái vốn)
CTCK Rồng Việt
Công ty Chứng khoán Tiêu biểu nhất 2017 – 2018 (hạng mục tư vấn phát hành)
Công ty chứng khoán Tư vấn M&A Tiêu biểu nhất 2019 - 2020
65
CTCK Tiên Phong
Ngân hàng đầu tư phát triển nhanh nhất Việt Nam (2021) do Global Economics xếp hạng
Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp Những danh vị nhận được không chỉ bởi các tổ chức trong nước mà còn các tổ chức uy tín trong khu vực và trên thế giới đã khẳng định uy tín, năng lực và chất lượng của dịch vụ NHĐT tại các CTCK.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ ngân hàng đầu tư còn thể hiện ở các giao dịch (deal) mà CTCK thực hiện. Nếu như trong giai đoạn đầu giá trị giao dịch không mấy đáng chú ý thì những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều các thương vụ phát hành trái phiếu, mua bán sáp nhập có giá trị lớn lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Thậm chí, có những thương vụ lên đến hàng tỷ USD. Trong số đó, các doanh nghiệp và tổ chức phát hành ngày càng tin tưởng và tìm đến CTCK nội địa nhiều hơn so với từ 2015 trở về trước, phần lớn những thương vụ có tính chất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, hoặc thuowgn vụ xuyên biên giới, có giá trị lớn sẽ do công ty tư vấn nước ngoài thực hiện.
Bảng 2.10: Một số thương vụ nổi bật do các CTCK Việt Nam tham gia tư vấn Năm Thương vụ Giá trị
(tỷ đồng)
Đơn vị tư vấn
Loại hình
2021 Trái phiếu Vinhomes 6530 TCBS Phát hành trái phiếu 2021 Trái phiếu MSN 4000 TCBS Phát hành trái phiếu 2021 Trái phiếu Vinfast 4000 TCBS Phát hành trái phiếu 2021 Mía đường SBT 1900 TCBS Phát hành trái phiếu 2021 Trái phiếu Sungroup 3500 TCBS Phát hành trái phiếu 2021 Trái phiếu Masan Meat
Life
1999 TCBS Phát hành trái phiếu
2021 Trái phiếu GEG 1500 TCBS Phát hành trái phiếu
66
2021 Trái phiếu MSR 1000 TCBS Phát hành trái phiếu
2021 PLX 2875 SSI Phát hành tăng vốn
2021 DSX 2300 SSI IPO
2021 Pharmacity 2300 SSI M&A xuyên biên giới
2020 MSN-Vincommerce n/a VCI M&A
2019 BIDV – KEB Hana 20300 VVFC,BSC Phát hành riêng lẻ 2017 ThaiBev – Sabeco 110000 BVS-E&Y-
SIVC
M&A xuyên biên giới
2011 MSN-Vinacafe 1069 VCI Chào mua công khai
Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả
• Tăng tiện ích cho sản phẩm
Khác với dịch vụ ngân hàng thương mại (commercial banking services), dịch vụ ngân hàng đầu tư chủ yếu hướng tới khách hàng lớn, khách hàng tổ chức. Vì vậy, cách thức cung ứng dịch vụ cũng có nhiều điểm khác biệt, tập trung vào mức độ kịp thời, hiệu quả và phòng ngừa rủi ro cho khách hàng. 9/36 CTCK (25%) là công ty con của một ngân hàng thương mại.
Bảng 2.11: Danh sách các công ty chứng khoán và ngân hàng mẹ
Mã CK Tên công ty Sàn Ngân hàng mẹ
ORS CTCP Chứng khoán Tiên Phong HoSE Tiên Phong Bank TCBS CTCP Chứng khoán Kỹ Thương OTC Techcombank
VCI CTCP Chứng khoán Bản Việt HoSE Bản Việt Bank SHS CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội HNX SHB CTS CTCP Chứng khoán Vietinbank HoSE Vietinbank
BSI CTCP Chứng khoán BIDV HoSE BIDV
AGR CTCP Chứng khoán Agribank HoSE Agribank
MBS CTCP Chứng khoán MB HNX MBBank
SBS CTCP Chứng khoán SBS UPCoM Sacombank
Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả
67
Tệp khách hàng của các ngân hàng mẹ hoặc các dịch vụ về vốn do ngân hàng mẹ cung cấp là những điều kiện cho thấy tiềm năng của việc cung cấp các sản phẩm bán chéo, giúp khai thác tối ưu mọi tiềm lực của ngân hàng và công ty con, đồng thời tăng sức cạnh tranh nhờ hệ sinh thái hoàn thiện. CTCK Tiên Phong thừa nhận: “để có các dịch vụ mang tính ứng dụng cao và bảo mật hiện đại là nhờ lợi thế riêng có khi công ty nằm trong hệ sinh thái TPBank. TPBank tự hào có lượng khách hàng lớn (20.000 khách hàng thường xuyên) với khả năng phân phối rộng, hệ thống phân phối đa dạng và mạng lưới cộng tác viên, đối tác với TPBank tối ưu hóa mô hình bán hàng” (Trần Sơn Hải, 2021).
Bên cạnh việc xây dựng hệ sinh thái về tài chính, hầu hết CTCK hiện nay đều đã gia nhập đội ngũ sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh. Không giống như thuở sơ khai của TTCK Việt Nam những năm 2000, trong vòng 5 năm trở lại đây, các CTCK đã nhanh chóng ứng dụng CNTT ở mức sâu, rộng cho các mảng hoạt động, dịch vụ. TCBS được coi là đơn vị tiên phong trong ứng dụng điện toán đám mây khi hợp tác với hai hãng điện toán đám mây hàng đầu là Saleforce và Microsoft từ 2016. TCBS cũng tập trung phát triển hệ thống phân tích dữ liệu thông minh tức thời theo thời gian thực trong đó sử dụng Big Data từ các sàn giao dịch hay tương tác của người dùng đưa vào hệ thống phân tích bằng thuật toán thông minh và kết quả nhằm hỗ trợ khách hàng sử dụng hữu ích nhất có thể.
Trong năm 2021, TCBS cũng xây dựng đội ngũ nhân sự công nghệ lên đến 350 người, chiếm 70% nhân sự toàn công ty và làm việc theo mô hình Agile, nâng cấp hệ thống liên tục, cho ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ số nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Trong cuộc đua về áp dụng công nghệ số trong hoạt động NHĐT, hầu như không có CTCK nào từ chối tham gia, trước sức ép thay đổi chóng mặt của công nghệ lên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội.
• Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng
Trong giai đoạn nghiên cứu, các CTCK cho thấy mức độ hoàn thiện các nhóm sản phẩm khá rõ rệt theo thời gian, trong đó tách bạch khối môi giới cho khách hàng cá nhân và khối cung cấp các dịch vụ NHĐT cho khách hàng lớn, khách hàng tổ chức. Trong mảng NHĐT, các CTCK thực hiện đánh giá và xây dựng sản phẩm linh hoạt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
68
Cùng với các sản phẩm cổ phiếu giao dịch trên 3 sàn chứng khoán, các sản phẩm trái phiếu cũng có thể được phân phối nhanh chóng đến khách hàng cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Các giao dịch được thực hiện nhanh chóng trên các nền tảng trực tuyến của các CTCK. Mỗi CTCK đều tự phát triển riêng các ứng dụng nhằm tạo ra đặc trưng trong cung cấp sản phẩm dịch vụ cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác. Tuy rằng không phải CTCK nào cũng tạo ra một danh mục sản phẩm đầu tư phong phú cho khách hàng, nhưng về cơ bản các CTCK hàng đầu đều cung cấp các rất nhiều lựa chọn về sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Một số CTCK lựa chọn thực hiện khảo sát, lấy ý kiến khách hàng thường xuyên về trải nghiệm dịch vụ sau khi sử dụng, nhất là các CTCK đứng đầu thị trường như SSI, BSI, VND... Tại các CTCK lớn, quy trình thường rõ ràng hơn và được ban hành cụ thể nếu so với các CTCK nhỏ.
Tuy vậy, để khẳng định khoảng cách giữa nhu cầu khách hàng và khả năng đáp ứng của CTCK cần thực hiện các khảo sát cụ thể trên tệp khách hàng tương đối rộng. Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy một công trình nào cung cấp hiểu biết về khía cạnh này dẫu rằng đây đó cũng có một số đề tài tập trung vào đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng tại CTCK nhưng đối tượng lại là khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ môi giới. Hầu hết đều khẳng định có tương quan giữa danh tiếng công ty, chất lượng dịch vụ, nhân viên đến đánh giá về đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Danh tiếng, thương hiệu của CTCK
Theo nhiều nghiên cứu, danh tiếng hay thương hiệu của đơn vị cung cấp tỷ lệ thuận với hành vi lựa chọn đối tác của khách hàng. Giang N.H (2014) nghiên cứu trên 516 nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam khẳng định, danh tiếng công ty là yếu tố quan trọng thứ hai (chỉ sau chất lượng dịch vụ) khiến cho một nhà đầu tư lựa chọn dịch vụ tại một CTCK.
69
Hình 2.15: Giá trị thương hiệu CTCK SSI 2016 – 2021
Nguồn: Báo cáo thường niên SSI 2021 Năm 2021, lần đầu tiên Tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách 25 thương hiệu dẫn đầu ngành Tài chính tại Việt Nam dựa trên số liệu tài chính và khả năng tạo ra lợi nhuận.
Có 5 CTCK lọt vào danh sách này, đứng thứ hai sau các NHTM. Đây cũng là các công ty có hoạt động kinh doanh nổi bật nhất so với phần còn lại của ngành.
Bảng 2.12: Giá trị thương hiệu 5 CTCK hàng đầu do Forbes Việt Nam đánh giá 2021 Mã CK Tên công ty Sàn Giá trị thương hiệu (triệu $)
TCBS CTCP Chứng khoán Kỹ Thương OTC 59.6
VCI CTCP Chứng khoán Bản Việt HoSE 27.9
VND CTCP Chứng khoán VNDirect HoSE 17.5
SSI CTCP Chứng khoán SSI HoSE 42.3
HCM CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HoSE 20
Nguồn: Forbes Việt Nam, 2021 Giá trị thương hiệu các CTCK do Forbes đánh giá năm 2021 tăng đáng kể so với 2020.
Danh sách 5 CTCK cũng là các công ty có hoạt động lâu đời và có vị trí cao trên lĩnh vực NHĐT.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, thương hiệu của một CTCK là tổng hòa của rất nhiều yếu tố như Thị phần, bề dày lịch sử, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, công nghệ, nghiệp vụ hay mức độ nhận diện của nhà đầu tư. Và xét trên từng mảng kinh doanh, mỗi CTCK lại có một thế mạnh. Chẳng hạn, với CTCK BSC, tuy thị phần không phải là quá lớn nếu so với các tên tuổi như SSI, VND nhưng uy tín của công ty vẫn rất đáng kể ở mảng tư vấn cổ phần hóa, tư vấn IPO, tư vấn tái cấu trúc (TBNH, 2019).
70