Cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp lào (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP LÀO

2.2. Thực trạng phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào

2.2.1. Cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào

2.2.1. Cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý

Để điều chỉnh hoạt động cho vay KHCN, các NHTM thực hiện theo đúng quy định của NHNN Lào, cụ thể các quy định pháp lý về cho vay của NHTM tại Lào như sau:

1. Quy định số 330/BOL, ngày 2/6/2007 về phạm vi cho vay của ngân hàng thương mại.

2. Vụ quản lý các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính ra quyết định số 332 về hướng dẫn thực hiện thỏa thuận về phạm vi cho vay của ngân hàng thương mại..

3. Quốc hội nước CHDCND Lào đã ban hành Luật Ngân hàng Thương mại (Sửa đổi) Số 56/ (Quốc hội), ngày 07/12/2018.

4. Ngân hàng nhà nước Lào đã ban hành quyết định số 629/BOL ngày 8/8/2016 về việc xác định phí tín dụng của ngân hàng thương mại.

5. Ngân hàng nhà nước Lào đã ban hành quyết định số 238/BOL ngày 26/3/2020 về chính sách tín dụng để giải quyết các ảnh hưởng của dịch Covid-19.

2.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào Quy trình cho vay KHCN của ngân hàng Nông nghiệp Lào còn khá phức tạp và được các khách hàng đánh giá là tương đối khó khăn so với các NHTM khác tại Lào, đây cũng là trở ngại cho Ngân hàng Nông nghiệp Lào khi phát triển khách hàng. Quy trình cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Khách hàng có nhu cầu vay KHCN sẽ được nhân viên tín dụng phòng KHCN của các chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Lào hướng dẫn cung cấp đủ hồ sơ liên quan đến khách hàng, phương án, dự án đề nghị cấp tín dụng cụ thể, lập, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Tiếp theo đó, khách hành sẽ được hướng dẫn về thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản giải thích đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của bên đảm bảo khi cầm cố thế chấp tài sản và

thông báo các hồ sơ, tài liệu cần phải xuất trình.

Sau khi khách hàng nắm bắt được các quy định, thực hiện kê khai hồ sơ, ngân hàng sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ. Nhân viên được phân công sẽ thực hiện đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng, bên đảm bảo cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin khác thu nhập được. Để kiểm tra, thẩm tra tính chính xác của hồ sơ, ngoài tài liệu do khách hàng cung cấp, nhân viên phòng khách hàng cá nhân, phòng giao dịch thu thập thông tin khác liên quan đến khách hàng (Các cán bộ tín dụng sẽ đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu các thông tin như: gia đình, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, địa phương,...

Kiểm tra xác minh thông tin thông qua các nguồn: hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng, qua Trung tâm quản lý tín dụng chung của Ngân hàng nhà nước Lào, các cơ quan khách hàng trực tiếp xin vay như cơ quan thuế, các ngân hàng khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó…) Sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ, ngân hàng tiến hành sao chụp một bộ hồ sơ phục vụ thẩm định, trả lại bản chính cho khách hàng và tiến hành quy trình bước thứ 2.

Bước 2: Thẩm định, lập Tờ trình thẩm định và quyết định khoản vay Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng KHCN, các cá nhân có liên quan của ngân hàng được phân công nhiệm vụ sẽ tiến hành các khâu:

(i) Thẩm định và cập nhật kết quả thẩm định khách hàng

(ii) Thẩm định phương án đề nghị cấp tín dụng của khách hàng (iii) Dự kiến lợi ích và rủi ro nếu cấp tín dụng

(iv) Thẩm định biện pháp đảm bảo

(v) Thực hiện định giá tài sản đảm bảo và lập biên bản định giá (vi) Kết luận thẩm định và đề xuất cấp tín dụng

(vii) Lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản tín dụng Bước 3: Xét duyệt cấp tín dụng

Sau khi tiến hành và có kết quả hồ sơ thẩm định, lập Tờ trình thẩm định và quyết định khoản vay, Phòng tín dụng KHCN của ngân hàng sẽ thực hiện cuộc họp và phê duyệt mức cho vay. Lúc này toàn bộ hồ sơ và các thông tin, kết quả của bước 1 và bước 2 sẽ được xem xét lần cuối trước khi quyết định xét duyệt cấp tín dụng theo nhu cầu vay của khách hàng.

Bước 4: Thông báo cho khách hàng

Sau khi nhận được thông báo phê duyệt, ngân hàng thực hiện thông báo cho khách hàng về quyết định xét cấp tín dụng và cập nhật dữ liệu vào hệ thống để quản lý theo dõi.

Bước 5: Ký kết hợp đồng

Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm phải tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng thường bao gồm: Thông tin về khách hàng; mục đích sử dụng khoản vay; số lượng tín dụng; lãi suất vay;

thời hạn; các loại đảm bảo... Sau khi hợp đồng được dự thảo xong, thống nhất thông qua khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành in dự thảo hợp đồng, kiểm tra lần cuối nội dung trước khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 6: Làm thủ tục giao nhận tài sản đảm bảo (TSĐB) (nếu có) và nhập kho hồ sơ TSĐB; Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng.

TSĐB và khoản cấp tín dụng, cụ thể:

(i) Nhập dữ liệu về khách hàng, tín dụng;

(ii) Làm thủ tục nhận TSĐB;

(iii) Nhập thông tin TSĐB và nhập hồ sơ TSĐB;

(iv) Liên kết TSĐB.

Bước 7: Giải ngân theo hợp đồng cấp tín dụng

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản cho vay thì phòng chức năng có trách nhiệm giải ngân khoản vay tới khách hàng qua các khâu:

(i) Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân;

(ii) Giao nhận chứng từ giải ngân;

(iii) Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân Bước 8: Kiểm tra, giám sát tín dụng, giao nhận hồ sơ tín dụng

Đây là một bước khá quan trong trong quy trình cho vay KHCN của Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Nhân viên tín dụng được giao quản lý theo dõi sẽ tiếp tục kiểm soát khoản vay của khách hàng có được sử dụng đúng mục đích không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hoặc chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào.

Bước 9: Theo dõi nợ vay trả góp và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn

Bộ phận tín dụng có trách nhiệm theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, liệt kế, theo dõi và thông báo các khoản nợ trễ hạn.

Nhìn chung quy trình cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào được đánh giá là khá phức tạp, cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển khách hàng cũng như phát triển cho vay KHCN của Ngân hàng Nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi thực hiện các nghiệp vụ thuộc quy trình cho vay KHCN của Ngân hàng cũng đã phát sinh một số vấn đề như sau:

(i) Khâu kiểm tra hồ sơ; tiến hành thẩm định, lập Tờ trình thẩm định và quyết định khoản vay một số trường hợp cho vay KHCN chưa chặt chẽ, chưa chính xác, còn để lọt những sai sót, thông tin ảo, trong khi một số nhân viên tín dụng được giao chưa có khả năng phân tích, nghiên cứu nắm bắt sát về khách hàng;

(ii) Việc thực hiện kiểm soát, giám sát một số trường hợp vay vốn thiếu chặt chẽ; không kịp thời phát hiện những sai phạm trong sử dụng vốn vay;

(iii) Xử lý nợ vay, nhất là quá hạn còn chậm và lúng túng...

Những phát sinh trong quá trình thực hiện quy trình cho vay KHCN của ngân hàng Nông nghiệp làm nảy sinh những vấn đề, từ đó đã có ảnh

hưởng lớn đến an toàn khoản cho vay và ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng cho vay KHCN của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp lào (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)