Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp lào (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP LÀO

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế

Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các chi nhánh và cán bộ nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp khi triển khai dịch vụ mới.

Trình độ hiểu biết của nhiều tầng lớp dân cư về các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế.

Số đông dân cư chưa có thói quen tới ngân hàng giao dịch để giải quyết các nhu cầu thanh toán chi trả, tư vấn, vay vốn... khách hàng có tâm lý e ngại khi đến ngân hàng, thay vào đó họ vay tiền của họ hàng, người quen, thậm chí tín dụng đen... Do đó, nếu không có chính sách Marketing phù hợp sẽ rất khó để khách hàng biết đến và thực hiện giao dịch với ngân hàng

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Mặc dù Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã tập trung đầu tư vào máy móc và kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị khá hiện đại, nhưng chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao. Phần mềm quản lý nghiệp vụ hay bị nghẽn, tốc độ

chậm làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Tổ chức quản trị và điều hành bộ máy hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, cụ thể là:

(i) Số lượng các văn bản hướng dẫn điều hành thực hiện dịch vụ trong hệ thống ngân hàng rất lớn nhưng chưa được soạn thảo hợp lý, đôi khi mâu thuẫn chồng chéo nhau. Do vậy, việc tiếp thu, áp dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ ở các chi nhánh của ngân hàng nhiều lúc gặp khó khăn dẫn đến nhiều lỗi rủi ro tác nghiệp.

(ii) Quy trình và thủ tục cho vay còn chưa linh hoạt: Thủ tục vay vốn chưa thực sự đơn giản, thuận tiện. Công tác thẩm định và ra quyết định cho vay còn mất nhiều thời gian. Quy trình cho vay còn rườm rà gây khó khăn cho khách hàng khi thực hiện các hoạt động giao dịch tại Ngân hàng.

(iii) Đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng ngày càng được trẻ hóa.

Cán bộ trẻ tuổi, năng động nhiệt tỉnh với công việc, say mê học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế và năng lực nghiệp vụ còn hạn chế.

(iv) Triển khai thực hiện dịch vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu: công tác quảng cáo tiếp thị, giới thiệu loại hình dịch vụ cho mọi người dân chưa cao, hiện nay còn nhiều người chưa biết được hết các dịch vụ, tính năng dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào đặc biệt là các hạng mục cho vay theo mục đích của Ngân hàng.

(v) Hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát còn yếu nên thường phát hiện vi phạm tồn tại chậm, chưa đáp ứng được đủ yêu cầu phòng ngừa trong công tác kiểm tra kiểm soát;

(vi) Công tác marketing tìm kiếm khách hàng chưa thực sự hiệu quả do chưa có sự chuyên môn hóa cao, cán bộ quan hệ khách hàng vừa là người tìm kiếm khách hàng vừa là người tham gia xử lý hồ sơ vay. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng đa số là nhân viên trẻ nên kinh nghiệm cũng như các

mối quan hệ còn hạn chế.

(vii) Chính sách cho vay của ngân hàng Nông nghiệp Lào nhìn chung còn thận trọng và thắt chặt hơn so với các ngân hàng khác nhằm mục đích sàng lọc khách hàng tốt và hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên ở một góc độ khác, điều này làm ảnh hưởng đến việc khách hàng tiếp cận với sản phẩm vay của ngân hàng.

(viii) Ngân hàng chưa tìm được các sản phẩm mới, sản phẩm khác biệt trong cho vay KHCN đối với các khách hàng, vì thế chưa tạo được lợi thế trong cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính cũng như các ngân hàng thương mại khác tại Lào.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn học viên đã thực hiện phân tích thực trạng phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Trong đó đã trình bày cụ thể các nội dung:

Thứ nhất, học viên đã phân tích về Ngân hàng Nông nghiệp Lào, về lịch sử hình thành của ngân hàng để xem tiêu chí và định hướng hoạt động của ngân hàng. Về cơ cấu nhân lực làm việc tại ngân hàng.

Thứ hai, học viên đã phân tích thực trạng cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào theo các nhóm như cho vay KHCN theo mục đích vay, cho vay KHCN theo thời gian cho vay, cho vay KHCN theo phương thức vay.

Quản lý nợ xấu và nợ quá hạn cũng đã được học viên phân tích trong nội dung của chương 2.

Trong nội dung của chương 2 học viên đã phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển cho vay KHCN của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp lào (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)