CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Sở Giao Dịch giai đoạn 2017-2020
Năm 2020 đánh dấu là một năm thành công với Vietcombank nói chung và Vietcombank Chi nhánh Sở Giao Dịch nói riêng. Lợi nhuận trước thuế của cả hệ thống Vietcombank năm 2020 đạt 23.050 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống các NHTM Việt Nam. Vietcombank Chi nhánh Sở Giao Dịch cũng đóng góp một phần không nhỏ trong thành công chung của ngân hàng với thành tích 06 năm liên tiếp đạt danh hiệu Chi nhánh đặc biệt xuất sắc, là chi nhánh đứng đầu hệ thống về lợi nhuận.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Chi nhánh Sở Giao Dịch giai đoạn 2017-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Hệ thống chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020
1. Chỉ tiêu quy mô
1.1 Huy động vốn cuối kỳ 51,733.6 63,325.60 68,480.00 73,610.60 Huy động vốn dân cư cuối kỳ 23,240.00 25,495.20 25,924.00 27,619.20
1.2 Huy động vốn bình quân 49,974.40 58,945.60 66,144.80 70,176.00 1.3 Dư nợ cuối kỳ 20,180.80 21,259.52 22,933.63 26,714.40 Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ 6,008.80 8,124.95 9,772.70 11,164.80 1.4 Dư nợ bình quân 18,239.20 21,066.40 21,368.80 25,268.00 2. Chỉ tiêu hiệu quả
2.1 Tổng lợi nhuận từ
HĐKD 1,204.44 1,743.71 2,144.06 1,762.88
2.2 LN từ HDKD (sau trích
lập) 1,029.79 1,658.50 2,004.54 1,696.16
- LNKD trước DPRR, trong
đó: 1,356.76 1,667.19 2,078.43 1,807.12
- Trích lập DPRR(-)/Hoàn
nhập(+) -326.97 -8.70 - 73.89 - 92.90
+ Thu ngoài lãi 339.69 434.58 614.80 511.04
3. Chỉ tiêu chất lượng
3.1 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.55% 0.16% 0.13% 0.17%
3.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,61% 0,5% 0,36% 0,2%
(Nguồn: Phòng tổng hợp- VCB Sở Giao Dịch) 2.1.3.1. Kết quả hoạt động huy động vốn của VCB – Chi nhánh Sở giao dịch
Nguồn vốn kinh doanh của Vietcombank- Chi nhánh Sở Giao dịch có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn vay từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương;
nguồn vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức, vốn cá nhân trên địa bàn Hà Nội;
nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế nhận ủy thác của Vietcombank … Song nguồn vốn cơ bản và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trong giai đoạn 2017-2020, mặc dù với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều TCTD khác trên địa bàn đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid – 19, thiên tai lũ lụt, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thế cán bộ nhân viên Chi nhánh, Vietcombank- Chi nhánh Sở Giao dịch đã đạt được
những thành tích cao trong hoạt động kinh doanh của mình thể hiện qua công tác huy động vốn luôn tăng trưởng tốt, tạo nguồn vốn cung ứng cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cần vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn của VCB-Sở Giao dịch giai đoạn 2017-2020 Đơn vị: Tỷ đồng, %
(Nguồn: Phòng tổng hợp- VCB Sở Giao Dịch) Trong năm 2018, VCB - Sở giao dịch huy động được 63,325.6 tỷ đồng, tăng 22.41% so với năm 2017, vốn huy động tiếp tục tăng 8.41% năm 2019, tăng 7.49% năm 2020. Đến 31/12/2020, Chi nhánh đã huy động được tổng cộng 73,610.60 tỷ VND, mức huy động cao nhất trong 4 năm và tương ứng tăng 42,29% so với năm 2017.
Xét theo nguồn đối tượng huy động, có thể thấy nguồn vốn được huy động tại
2017 2018 2019 2020 2017-
2018
2018- 2019
2019- 2020 1. HUY ĐỘNG VỐN
1.1. Số dư HDV cuối kỳ tỷ VND 51,733.60 63,325.60 68,480.00 73,610.60 22.41% 8.14% 7.49%
- KH bán buôn tỷ VND 28,493.60 37,830.40 42,556.00 45,990.40 32.77% 12.49% 8.07%
Trong đó: BHXH tỷ VND 778.16 2,190.40 6,097.60 9,478.87 181.48% 178.38% 55.45%
KBNN HN tỷ VND 1,379.97 1,161.60 1,964.80 812.24 -15.82% 69.15% -58.66%
- KH bán lẻ tỷ VND 23,240.00 25,495.20 25,924.00 27,619.20 9.70% 1.68% 6.54%
Tr. USD 921.83 1,031.20 1,094.40 1,119.59 11.86% 6.13% 2.30%
tỷ VND 20,672.12 23,923.84 25,357.25 25,890.48 15.73% 5.99% 2.10%
- VND tỷ VND 31,061.48 39,401.76 43,122.75 47,720.12 26.85% 9.44% 10.66%
- HDV KKH tỷ VND 13,044.08 14,974.91 14,997.12 14,663.01 14.80% 0.15% -2.23%
- HDV CKH tỷ VND 38,689.52 48,350.69 53,482.88 58,947.59 24.97% 10.61% 10.22%
1.2. Số dư HDV BQ tỷ VND 49,974.40 58,945.60 66,144.80 70,176.00 17.95% 12.21% 6.09%
- HDV BQ KKH tỷ VND 11,897.60 13,862.40 14,485.71 14,202.40 16.51% 4.50% -1.96%
- Tỉ trọng tiền gửi KKH BQ % 23.81% 23.52% 21.90% 20.24% -1.22% -6.88% -7.59%
- HDV BQ Bán buôn tỷ VND 27,759.20 34,496.00 41,588.00 43,729.60 24.27% 20.56% 5.15%
- HDV BQ Bán lẻ tỷ VND 22,215.20 24,449.60 24,556.80 26,446.40 10.06% 0.44% 7.69%
- Ngoại tệ
CHỈ TIÊU Đ/VỊ
NĂM TĂNG GIẢM SO VỚI KỲ TRƯỚC
(% )
chi nhánh chủ yếu là nguồn từ tiền gửi của TCKT, cụ thể nguồn vốn huy động TCKT tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng 55.08% trong năm 2017, chiếm tỷ trọng 59,74% trong năm 2018, tăng 4.66% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 62.14% trong năm 2019, tăng 2.4% so với năm 2018, tỷ trọng này năm 2020 chiếm 62.48%, tương ứng tăng 0.33% so với năm 2019 và đạt mức vốn huy động là 45,990 tỷ đồng.
Sự tăng trưởng này chủ yếu là từ nguồn huy động vốn tăng lên từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong khi đó vốn huy động Khách hàng bán lẻ cũng tăng trưởng qua các năm với tỷ trọng chiếm khoản 38-45% vốn huy động, mức tăng vốn huy động bán lẻ từ 23,240 tỷ đồng năm 2017 lên 27,619.2 tỷ đồng năm 2020, tăng 18.84% so với năm 2017.
Nếu xét về kỳ hạn thì tại Chi nhánh, Tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng lớn hơn so tỷ trọng Tiền gửi không kỳ hạn. Cụ thể nguồn vốn huy động CKH tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng 74.79% trong năm 2017 đạt 38,690 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76.35%
trong năm 2018 đạt 48,351 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78.1% trong năm 2019 đạt 53,483 tỷ đồng và đạt mức vốn huy động là 58,948 tỷ đồng tương ứng 80.08% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Như vậy từ năm 2017 đến năm 2020, huy động vốn CKH của Chi nhánh đã tăng 20,258.06 tỷ đồng tương đương tăng 52.36%. Trong khi đó vốn không kỳ hạn chiếm duy trì ở mức khoảng 14,900 tỷ đồng và không có nhiều biến động qua các năm.
Xét theo loại tiền huy động thì nguồn vốn huy động là ngoại tệ và tiền VNĐ, trong đó Huy động vốn ngoại tệ chiếm khoảng 35% – 40% quy mô tổng nguồn vốn, đây là điều mà hiếm có ngân hàng nào đạt được. Việc cân đối vốn giữa nội tệ và ngoại tệ giúp cho VCB - sở giao dịch thuận lợi trong hoạt động kinh doanh trong nước và thị trường ngoại hối.
Nhìn chung tình hình huy động vốn tại VCB - Sở giao dịch thời gian qua có dấu hiệu khả quan với mức vốn huy động tăng dần: Huy động vốn bình quân của Chi nhánh cũng tăng đều qua các năm với số dư bình quân năm 2017 là 49,974.40 tỷ đồng, năm 2018 là 58,945.60 tỷ đồng tăng 17.95% so với 2017, năm 2019 là 66,144.80 tỷ đồng tăng 12.21% so với 2018, năm 2020 là 70,176 tỷ đồng tăng
6.09% so với năm 2019. Như vậy từ năm 2017 đến năm 2020, huy động vốn bình quân của Chi nhánh tăng 20,201.60 tỷ đồng tương ứng 40.42%.
Tuy tốc độ tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ và bình quân năm 2020 có giảm so với các năm trước nhưng đây cũng là kết quả hết sức khả quan trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 làm thu nhập người dân giảm sút và tâm lý rút bớt tiền tiết kiệm về để lo cho các vấn đề phát sinh. Để có được những kết quả đó, ngoài sự tận dụng lợi thế thương hiệu, VCB- Sở giao dịch đã không ngừng triển khai các chiến lược huy động vốn linh hoạt theo thời kỳ, cải tiến và phát triển những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, ưu đãi về mặt lãi suất, nhiều chương trình khuyến mãi góp phần thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Điều này cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc trong công tác huy động vốn, giúp Chi nhánh chủ động hơn trong nguồn vốn kinh doanh.
2.1.3.2. Kết quả hoạt động cho vay của VCB – Sở giao dịch
Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng của hệ thống Vietcombank đạt 845.1128 tỷ đồng, tăng 14% so với 2019, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm, trong đó có các lĩnh vực tăng trưởng nổi bật như: Tín dụng bán lẻ tăng trưởng cao, đạt mức 20,4%.
Tín dụng cho vay tại phòng giao dịch tăng 25,3% so với cuối năm 2019. Dư nợ cho vay FDI tăng 16,7% so với cuối năm 2019. Với quy mô tăng trưởng hơn 100.000 tỷ đồng dư nợ trong năm 2020, Vietcombank chính thức được ghi nhận là ngân hàng có quy mô tín dụng tăng trưởng lớn nhất ngành Ngân hàng, bất chấp bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.
Góp phần cùng hệ thống, VCB chi nhánh Sở Giao Dịch cũng có kết quả tăng trưởng dư nợ tín dụng mạnh mẽ, chi tiết như sau:
Bảng 2.3. Kết quả cho vay của VCB - Sở Giao dịch giai đoạn 2017-2020 Đơn vị: Tỷ đồng, %
(Nguồn: Phòng tổng hợp- VCB Sở Giao Dịch) Trong năm 2018, VCB - Sở giao dịch cho vay được 21,259.52 tỷ đồng, tăng 5.35% so với năm 2017, tổng dư nợ tiếp tục tăng 7.87 % năm 2019, tăng 16.49%
năm 2020. Đến 31/12/2020, Chi nhánh đã cho vay được tổng dư nợ là 26,714.40 tỷ VND, tương ứng tăng 32,38% so với năm 2017.
- Xét theo đối tượng cho vay, có thể thấy dư nợ tại chi nhánh bao gồm 3 đối tượng: Khách hàng bán buôn, Khách hàng SMEs, Khách hàng thể nhân trong đó tập trung chỉ yếu ở đối tượng Khách hàng bán buôn. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của khách hàng bán buôn giảm dần từ 70.23% năm 2017 còn 58.2% trong năm 2020 mặc dù dư nợ khách hàng bán buôn đã tăng từ 14,172 tỷ đồng năm 2017 lên 15,548.80 tỷ đồng năm 2020. Dư nợ bán lẻ (gồm thể nhân và SME) tăng trưởng mạnh từ 6,008 tỷ đồng
2017 2018 2019 2020 2017-
2018
2018- 2019
2019- 2020 2. DƯ NỢ TÍN DỤNG - - - -
2.1. Tổng dư nợ tỷ VND 20,180.80 21,259.52 22,933.63 26,714.40 5.35% 7.87% 16.49%
- Dư nợ bán buôn tỷ VND 14,172.00 13,134.57 13,160.94 15,548.80 -7.32% 0.20% 18.14%
- Dư nợ SME tỷ VND 578.40 1,042.69 947.24 813.60 80.27% -9.15% -14.11%
- Dư nợ thể nhân tỷ VND 5,430.40 7,082.26 8,825.45 10,352.00 30.42% 24.61% 17.30%
- Dư nợ VND tỷ VND 14,310.32 16,724.08 19,080.78 20,930.94 16.87% 14.09% 9.70%
- Dư nợ ngoại tệ Tr. USD 244.81 195.49 166.29 250.16 -20.15% -14.94% 50.44%
- Dư nợ ngắn hạn tỷ VND 7,088.75 7,056.81 9,013.58 14,238.78 -0.45% 27.73% 57.97%
- Dư nợ trung dài hạn tỷ VND 13,092.05 14,202.71 13,920.05 12,475.62 8.48% -1.99% -10.38%
- Tỉ trọng TD TDH % 64.87% 66.81% 60.70% 46.70% 2.98% -9.14% -23.06%
2.2. Dư nợ bình quân tỷ VND 18,239.20 21,066.40 21,368.80 25,268.00 15.50% 1.44% 18.25%
- Dư nợ BQ Bán buôn tỷ VND 13,090.40 13,630.40 13,028.80 14,632.00 4.13% -4.41% 12.31%
- Dư nợ BQ SME tỷ VND 540.80 856.00 888.80 699.20 58.28% 3.83% -21.33%
- Dư nợ BQ Thể nhân tỷ VND 4,608.00 6,580.00 7,451.20 9,936.80 42.80% 13.24% 33.36%
- Dư nợ tại PGD tỷ VND 1,271.00 2,469.86 2,581.35 3,515.28 94.33% 4.51% 36.18%
- Tỉ lệ TD tại PGD/Tổng dư
nợ % 6.97 11.72 12.08 13.91 68.25% 3.03% 15.17%
CHỈ TIÊU Đ/VỊ
NĂM TĂNG GIẢM SO VỚI KỲ TRƯỚC
(% )
năm 2017 lên 11,164.8 tỷ đồng năm 2020 (tăng 86%) và cơ cấu dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ cũng tăng từ 30% (năm 2017) lên 42% (năm 2020).
Biểu đồ 2.1. Dư nợ vay của VCB - Sở Giao dịch giai đoạn 2017-2020 Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng tổng hợp- VCB Sở Giao Dịch) - Nếu xét về kỳ hạn vay thì tại Chi nhánh, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn với mức duy trì trên 60% (từ năm 2017 đến năm 2019) tổng dư nợ tuy nhiên tỷ trọng này giảm dần qua các năm từ tỷ trọng 64.87% trong năm 2017 đến 60.7% trong năm 2019 và đặc biệt năm 2020, tỷ trọng của dư nợ trung dài hạn chỉ còn 46.7%, thấp hơn mức trần mà Trụ sở chính VCB giao (51%). Cụ thể từ năm 2017 đến năm 2020, dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh giảm 616.42 tỷ đồng tương ứng giảm 4.71%. Bên cạnh đó, dư nợ ngắn hạn lại có sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2017 – 2020 đặc biệt trong các năm 2019, 2020. Đến năm 2020, dư nợ ngắn hạn đã tăng 7.150 tỷ đồng tương ứng 100.86% so với năm 2017 và là lần đầu tiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh cao hơn dư nợ trung dài hạn.
Xu hướng giảm tỷ trọng khách hàng bán buôn đồng thời hạn chế sử dụng nguồn
0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00
2017 2018 2019 2020
Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung dài hạn
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Chi nhánh là phù hợp với xu hướng hiện nay của nền kinh tế cũng như hệ thống Ngân hàng nhằm thực hiện mục tiêu kép: vừa đảm bảo lợi nhuận của Ngân hàng, vừa hạn chế rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng cho Ngân hàng góp phần vào sự vững mạnh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB – Sở giao dịch
Với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ nhân viên của Chi nhánh, Vietcombank – Sở giao dịch đã đạt được những con số ấn tượng về lợi nhuận thu được trong giai đoạn 2017-2020:
Bảng 2.4. Kết quả lợi nhuận của VCB - Sở Giao dịch giai đoạn 2017-2020 Đơn vị: Tỷ đồng, %
(Nguồn: Phòng tổng hợp- VCB Sở Giao Dịch) Năm 2017, lợi nhuận thu được của Chi nhánh là 1,204.44 tỷ đồng trong đó lợi nhuận từ HĐKD là 1,029.79 tỷ đồng và thu nợ ngoại bảng 174.65 tỷ đồng. Năm 2018, lợi nhuận đạt 1,743.71 tỷ đồng tăng 44.77% trong đó Lợi nhuận từ HĐKD tăng 61.05% so với năm 2017. Năm 2019, lợi nhuận của Chi nhánh tiếp tục tăng cao 22.96% đạt 2,144.06 tỷ đồng trong đó lợi nhuận từ HĐKD đạt 2,004.54 tỷ đồng tăng 20.86% so với năm 2018 và Thu nợ ngoại bảng đạt 139.52 tỷ đồng tăng 63.73% so với năm 2018. Đến năm 2020, do nền kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, hàng loạt các chính sách của Ngân hàng được đưa ra như giảm lãi, phí, cơ cấu nợ gốc nợ lãi cho các khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của
2017 2018 2019 2020 2017-
2018
2018- 2019
2019- 2020 9. LỢI NHUẬN 1,204.44 1,743.71 2,144.06 1,762.88 44.77% 22.96% -17.78%
9.1. LN từ HDKD (sau
trích lập) tỷ VND 1,029.79 1,658.50 2,004.54 1,696.16 61.05% 20.86% -15.38%
- LNKD trước DPRR, trong
đó: tỷ VND 1,356.76 1,667.19 2,078.43 1,807.12 22.88% 24.67% -13.05%
- Trích lập DPRR(-)/Hoàn
nhập(+) tỷ VND - 326.97 - 8.70 - 73.89 - 92.90 -97.34% 749.59% 25.73%
+ Thu ngoài lãi tỷ VND 339.69 434.58 614.80 511.04 27.94% 41.47% -16.88%
9.2. Thu nợ ngoại bảng tỷ VND 174.65 85.22 139.52 66.67 -51.21% 63.73% -52.21%
CHỈ TIÊU Đ/VỊ
NĂM TĂNG GIẢM SO VỚI KỲ TRƯỚC
(% )
đại dịch. Một số khách hàng đoanh nghiệp lớn ngành hàng không, khách sạn có quan hệ với VCB Sở Giao Dịch như Vietnam Airlines, Vietjet, Metropole,.. bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh khiến cho doanh số sụt giảm. Điều này khiến cho lợi nhuận của Chi nhánh ảnh hưởng nghiêm trọng. Lợi nhuận năm 2020 đạt 1,762.88 tỷ đồng, giảm 17.78% so với năm 2019 trong đó Lợi nhuận từ HĐKD giảm 15.38%
đạt 1,696.16 tỷ đồng và công tác thu nợ ngoại bảng sụt giảm 52.21% đạt 66.67 tỷ đồng. Mặc dù tình hình kinh doanh của Chi nhánh vô cùng khó khăn nhưng những chính sách này cho thấy sự đồng hành bền chặt của Vietcombank Sở giao dịch đối với khách hàng nhằm hỗ trợ các khách hàng vượt qua khó khăn, duy trì và phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh. Hàng loạt chính sách đưa ra là sự đồng hành của Vi- etcombank nói chung và Vietcombank Sở giao dịch nói riêng đối với Ngân hàng nhà nước, với Chính phủ trước những thách thức của nền kinh tế, của đại dịch.