Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Mặc dù chịu tác động của môi trường kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khác, hoạt động ngân hàng bán lẻ của VCB Sở Giao Dịch trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm năm 2020 vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là nhờ, nền tảng công nghệ thông tin của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi ngân hàng số, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có.

Với định hướng rõ ràng và quyết tâm của ban lãnh đạo, VCB Chi nhánh Sở Giao Dịch đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động bán lẻ. Trong những năm qua, Vietcombank - Chi nhánh Sở giao dịch đã và đang không ngừng phát triển, ngày càng khẳng định rõ uy tín của mình trên thị trường. Trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận, thể hiện

trên các khía cạnh sau đây:

2.3.1.1. Nguồn vốn huy động bán lẻ ngày càng tăng trưởng

Năm 2019-2020 là một giai đoạn đầy thách thức đối với việc huy động vốn bán lẻ của VCB chi nhánh Sở Giao Dịch. Trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động bất thường đại dịch Covid -19 có tác động làm giảm lượng tiền tiết kiệm của người dân, cộng với việc thay đổi địa điểm của trụ sở chính chinh nhánh từ Ngô Quyền- một địa điểm trung tâm và quen thuộc với nhiều người dân phố cổ và khách nước ngoài sang Láng Hạ- nơi địa bàn có rất nhiều chi nhánh, PGD các ngân hàng khác, nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư và DNVVN của Chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng, góp phần chủ động và ổn định được nguồn vốn đầu tư, thanh toán.

Nguồn vốn huy động từ dân cư có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn vốn trung dài hạn cho ngân hàng. Số dư huy động vốn bán lẻ tại thời điểm cuối năm 2020 đạt 27,619 tỷ đồng tăng 18.8% so với thời điểm cuối năm 2017, chiếm 38%

tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Chứng tỏ chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc duy trì và phát triển nguồn tiền gửi dân cư. Các hình thức huy động được đa dạng hoá, linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt. Ngoài ra chi nhánh cũng đã có các giải pháp tích cực để giữ chân các khách hàng quen thuộc như: thường xuyên gặp gỡ, tặng quà, ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng Priority (khách hàng ưu tiên). Đặc biệt trước khi chuyển trụ sở, chi nhánh đã gửi tận tay các thư thông báo cho các khách hàng, quy hoạch một số khách hàng có lượng giao dịch lớn ở đại bàn phố cổ gần trụ sở cũ để các PGD trực thuộc chi nhánh chăm sóc trực tiếp như PGD Cầu Gỗ, PGD Trần Phú, PGD Trần Quang Khải,…VCB chi nhánh Sở Giao Dịch cũng luôn tích cực tìm kiếm các khách hàng HĐV bán lẻ mới, các phương pháp mới để nâng cao hiệu quả.

2.3.1.2 Tín dụng khách hàng thể nhân tăng trưởng liên tục với chất lượng nợ được kiểm soát tốt

Như thực trạng đã phân tích tại VCB Sở Giao Dịch, dư nợ tín dụng thể nhân tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng. Để đạt được điều này, ban lãnh đạo chi nhánh cũng như mỗi cán bộ tín dụng luôn sát sao

công tác kiểm soát sau cho vay: nhắc nợ, kiểm tra sử dụng vốn vay, định giá lại định kỳ, tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Từ tháng 07/2021, thực hiện mô hình thành lập bộ phận thẩm định giá tách biệt với cán bộ khách hàng để tạo sự độc lập trong khâu nhận TSBĐ, định giá lại TSBĐ, góp phần giải thiểu hơn nữa rủi ro từ việc định giá nhận tài sản.

2.3.1.3 Tận dụng tốt những thành tựu chuyển đổi số của hệ thống VCB để phát triển và nâng cao dịch vụ ngân hàng điện tử

Từ đầu tháng 4.2020, khi các yêu cầu về giãn cách xã hội được triển khai, khái niệm “work from home” (làm việc từ xa), tham gia các nền tảng hội nghị trực tuyến và mua sắm trên mạng đã dần trở nên phổ biến với đa số người Việt Nam. Với ngành ngân hàng, các giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên quan trọng và có mức tăng trưởng đột biến. Việc thay đổi hệ thống ngân hàng lõi (core banking system) từ năm 2020 đã mang đến tầm vóc mới cho Vietcombank thông qua việc đẩy nhanh tốc độ giao dịch cũng như tối đa hóa ứng dụng Công nghệ thông tin trong từng sản phẩm dịch vụ, cùng nhiều dự án chuyển đổi mới. Bên cạnh đó, VCB Digibank - dịch vụ ngân hàng số hiện đại có sự chuyển biến đột phá từ giao diện trải nghiệm đến tính năng sản phẩm đã ra mắt từ năm 2020. Đến nay, sau hơn nửa năm triển khai, số lượng khách hàng đăng ký mới để sử dụng VCB Digibank hàng tháng tăng gấp đôi so với trước đó và số lượng giao dịch tăng hơn 30%. Hoạt động ngân hàng bán lẻ góp phần duy trì và phát triển số lượng khách hàng cá nhân của VCB. Thừa hưởng những ưu điểm của hệ thống, tại VCB Sở Giao Dịch, số lượng khách hàng cá nhân đã không ngừng gia tăng trong giai đoạn 2017-2020. Tính đến 31/12/2020 đạt khoản trên 26,000 khách hàng cá nhân, tăng 28,41% so với cùng kì năm 2017.

2.3.1.4. Danh mục sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng hơn.

VCB chi nhánh Sở Giao Dịch đã có một danh mục bao gồm các sản phẩm NHBL cơ bản trên thị trường, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu của khách hàng cá nhân, nhiều sản phẩm NHBL có tiện ích khá cạnh tranh với thị trường. Ngoài ra, VCB đã triển khai một số sản phẩm mới theo xu hướng của thị trường như: mở tài khoản số đẹp cá nhân ngay trên ứng dụng (nếu như trước đây chưa có dịch vụ này

chỉ 1 số ít KHDN lớn mới được chọn tài khoản đẹp); 4 gói tài khoản đăng ký qua VCB Digibank để hưởng ưu đãi chuyển tiền miễn phí và hoàn tiền qua thẻ tín dụng, mua bảo hiểm trực tuyến qua VCB Digibank,...

2.3.1.5 Mạng lưới phân phối khá rộng và ở vị trí thuận lợi

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã có tiến bộ rõ rệt trong quản trị điều hành, nhiều cán bộ trẻ đã được quy hoạch và bổ nhiệm ở các vị trí lãnh đạo các phòng đã góp phần thay đổi phương thức làm việc năng nổ, nhiệt tình có hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong cơ chế thị trường. Từ năm 2019, thực hiện theo chủ trương của hệ thống VCB tăng cường điểm bán là các PGD theo đó số lượng nhân sự cũng như quy mô của PGD ngày càng tăng lên, góp phần mở rộng thị phần và phục vụ khách hàng thuận tiện và tốt hơn. Mạng lưới hoạt động của Viet- combank Chi nhánh Sở Giao Dịch khá rộng lớn gồm 1 trụ sở chính và 10 phòng Giao Dịch nằm tại nhiều Quận khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội, đều ở những vị trí khá thuận lợi trong kinh doanh và ở những vùng kinh tế phát triển, đông dân cư. Một số PGD ở vị trí rất thuận lợi như PGD Trần Quang Khải (tầng 1 trụ sở chính VCB), PGD Cầu Gỗ (vị trí Hàm Cá Mập- Bờ Hồ), PGD Trần Phú,... 10 PGD trực thuộc với quy mô ngày càng tăng theo thời gian, cụ thể như quy mô dư nợ tín dụng:

Bảng 2.16. Quy mô tín dụng các PGD của VCB Sở Giao Dịch Tiêu chí Đơn

vị

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020 - Dư nợ tại PGD tỷ

VND 1,271.00 2,469.86 2,581.35 3,515.28 - Tỉ lệ TD tại

PGD/Tổng dư nợ % 6.97 11.72 12.08 13.91

(Nguồn: Phòng Tổng hợp- VCB Sở Giao Dịch) Việc trang bị thêm khá nhiều máy ATM đã đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần người tiêu dùng hơn. Nhất là các máy ATM này thường luôn vận hành tốt, khiến cho khách hàng khi đến giao dịch đều cảm thấy hài lòng. Các phòng giao dịch

của Chi nhánh đã được đầu tư sửa chữa, xây dựng mới khang trang đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích, văn minh trong giao dịch thanh toán.

2.3.1.6 Chuẩn hóa các quy trình chuyên nghiệp hơn và trình độ, kỹ năng của cán bộ nhân viên Chi nhánh được nâng lên rõ rệt.

Chi nhánh đã nghiêm túc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành, đồng thời thường xuyên phối hợp với các phòng ban TSC tổ chức các buổi hội nghị tập huấn nghiệp vụ theo chuyên đề và yêu cầu cán bộ nhân viên phải nâng cao tinh thần tự học hỏi, cập nhật văn bản chê độ đảm bảo việc tư vấn, bán các sản phâm chính xác, kịp thời, đáp ứng được theo nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ, tổ chức các chương trình đạo tạo nội bộ chi nhánh về các mảng nghiệp vụ đa dạng, ví dụ: thẻ, xử lý nợ, thẩm định TSBĐ,

….

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)