Về hoạt động tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 64 - 72)

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2.2. Về hoạt động tín dụng bán lẻ

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi của bất kì ngân hàng nào. Thu lãi từ hoạt động này luôn đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu của ngân hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid- 19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nợ tồn đọng cao, chất lượng tín dụng giảm sút, cầu tín dụng của thị trường giảm. Đây cũng là giai đoạn các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, các ngân hàng luôn phải cẩn trọng trong các khoản vay. Việc khai thác các khoản cho vay nhỏ lẻ đối với đối tượng là các khách hàng bán lẻ đang được các ngân hàng khai thác triệt để nhưng cũng cần thẩm định kỹ càng.

Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ của VCB và VCB Sở Giao Dịch Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020 VCB

- Dư nợ bán lẻ cuối kỳ Tỷ VNĐ 183,028 238,371 318,050 383,404

- Tốc độ tăng trưởng % 30.2% 33.4% 20.5%

VCB CN Sở Giao Dịch

- Dư nợ bán lẻ cuối kỳ Tỷ VNĐ 6,008.80 8,124.95 9,772.70 11,165.60

- Tốc độ tăng trưởng % 35.22% 20.28% 14.25%

Dư nợ bán lẻ bình

quân Tỷ VNĐ 5,148.80 7,436.00 8,340.00 10,636.00 Tỷ trọng tín dụng

bán lẻ của Sở Giao Dịch/ hệ thống VCB

% 3.28% 3.4% 3.07% 2.91%

Nguồn: Báo cáo tài chính VCB và Số liệu VCB Sở Giao Dịch Kể từ khi thành lập, Chi nhánh đã rât chú trọng đến mảng cho vay bán lẻ theo đúng xu hướng chung của các NHTM trong cả nước và định hướng của ngân hàng VCB. Trong 3 năm từ 2017-2020, hoạt động cho vay tại Chi nhánh đã đạt được những kết quả vượt bậc với việc thực hiện cơ cấu danh mục cho vay, xử lý nợ xấu và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Nếu như trong năm 2017, tỷ trọng dư nợ bán lẻ chỉ chiếm 30% thì tỷ trọng này đã tăng lên là 42% trong năm 2020.

Có thể thấy, dư nợ khách hàng bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đạt lần lượt là 6,008 tỷ đồng, 8,125 tỷ đồng, 9,773 tỷ đồng và 11,166 tỷ đồng các năm 2017, 2018, 2019 và 2020.

Cơ cấu Theo đối tượng khách hàng.

Bảng 2.9. Dư nợ tín dụng bán lẻ theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng Đối

tượng cho vay

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

Tỷ trọng

(%)

Dư nợ

Tỷ trọng

(%) Thể

nhân 5,430.40 90.4 7,082.26 87.2 8,825.45 90.3 10,351.20 92

SMEs 578.4 9.6% 1,042.69 12.8 947.24 9.7 813.6 7.3 Tổng

dư nợ 6,008.80 8,124.95 9,772.70 11,164.80

bán lẻ

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietcombank - Chi nhánh Sở giao dịch) Biểu đồ 2.2. Biều đồ cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đối tượng khách hàng

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietcombank - Chi nhánh Sở giao dịch) Trong cơ cấu tín dụng bán lẻ của VCB Sở Giao Dịch, dư nợ tín dụng thể nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trên 87%, còn lại là dư nợ SME. Sở dĩ như vậy vì đối tượng DNVVN tại Sở Giao Dịch được xếp hạng là các công ty có doanh thu dưới 100 tỷ đồng, nếu lớn hơn sẽ xếp vào phân khúc khách hàng bán buôn và thuộc quản lý của các phòng khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy các DNVVN với mức doanh thu theo quy định lại đáp ứng các điều kiện tài chính, tài sản để vay vốn VCB không quá nhiều. Hơn nữa với biên lợi nhuận (NIM) cho vay SMEs chỉ tầm 0.5-0.7%, phân khúc này không đem lại lợi nhuận nhiều như tín dụng khách hàng thể nhân với NIM

~ 1-1.5%.

Phân tích tín dụng theo sản phẩm cho vay

Đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm tín dụng bán lẻ là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Để có được kết quả tích cực trong hoạt động tín dụng bán lẻ thời gian qua, VCB đã nghiên cứu và đa dạng hóa danh mục các sản phẩm tốt hơn so với giai đoạn trước đó. VCB cũng đã chú trọng đến từng phân đoạn khách hàng cụ thể, công tác phân đoạn thị

5430.4

7082.26

8825.45

10351.2 578.4

1042.69

947.24

813.6

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ SME Dư nợ thể nhân

trường được xúc tiến mạnh mẽ dựa trên nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trường một cách sâu sắc với việc tạo ra sản phẩm đặc trưng cho từng đối tượng khách hàng.

Với đối tượng KHCN:

Theo nhu cầu vay của khách hàng, VCB đưa ra hàng loạt các sản phẩm: vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua/ xây sửa nhà đất, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh tài lộc,… Riêng với sản phẩm cho vay mua nhà dự án, các cán bộ mảng bán lẻ luôn tích cực tìm kiếm các dự án cho vay mới để ký kết hợp tác với chủ đầu tư, thẩm định kỹ càng pháp lý của dự án để đảm bảo hạn chế rủi ro. Với các dự án cho vay này khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi về lãi suất, hồ sơ thủ tục.

Mỗi sản phẩm lại có thể được thiết kế nhỏ hơn để phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Theo hình thức thế chấp, các sản phẩm của VCB đa phần là thế chấp BĐS, hạn chế thế chấp bằng các tài sản khác. Theo hình thức tín chấp: hiện nay VCB Sở Giao Dịch chỉ áp dụng tín chấp đối với cho vay cán bộ nhân viên VCB, không áp dụng với các đối tượng bên ngoài để hạn chế rủi ro.

Bảng 2.10. Tình hình dư nợ Khách hàng thể nhân theo sản phẩm của VCB - Sở Giao dịch giai đoạn 2017-2020

Đơn vị: Tỷ đồng, %

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietcombank - Chi nhánh Sở giao dịch) Thế mạnh của Vietcombank – Sở giao dịch thời gian qua trong việc phát triển cho vay khách hàng thể nhân đó là các sản phẩm như Cho vay mua nhà dự án, Cho vay xây/sửa chữa nhà ở và cho vay mua nhà ở đã có giấy chứng nhận (sổ đỏ). Ngoài ra các mục đích khác như vay mua ô tô, vay kinh doanh, tiêu dùng có TSBĐ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ tầm 4-7% tổng dư nợ thể nhân. Điều này một phần vì khẩu vị rủi ro của VCB Sở Giao Dịch không khuyến khích nhận các động sản như máy móc thiết bị hay ô tô do khấu hao nhanh, các mục đích vay kinh doanh, tiêu dùng khó kiểm soát mục đích vay và phương án trả nợ.

Thời gian gần đây Vietcombank đa dạng hóa sản phẩm hơn với việc đẩy mạnh Cho vay hộ kinh doanh, cho vay mua xe ô tô tuy nhiên dưới sự khủng hoảng của dịch bệnh, thiên tai trong năm 2020 thì hiện nay tỷ lệ quá hạn đối với các sản phẩm này lại cao hơn tỷ lệ đối với các sản phẩm còn lại do tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Theo mục đích của doanh nghiệp VCB có các sản phẩm: cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên; cho vay trung và dài han đầu tư tài sản cố định và đầu tư dự án, cho vay mua ô tô dành cho doanh nghiệp; các sản

2017 2018 2019 2020 2017-

2018

2018- 2019

2019- 2020 2. DƯ NỢ TÍN DỤNG

2.1. Tổng dư nợ tỷ VND 20,180.80 21,259.52 22,933.63 26,714.40 5.35% 7.87% 16.49%

- Dư nợ thể nhân tỷ VND 5,430.40 7,082.26 8,825.45 10,352.00 30.42% 24.61% 17.30%

Cho vay MNDA tỷ VND 646.22 812.34 1,375.89 2,398.56 25.71% 69.37% 74.33%

Tỷ trọng Cho vay MNDA % 11.90% 11.47% 15.59% 23.17% -3.61% 35.92% 48.62%

Cho vay BĐS đã có GCN tỷ VND 4,549.05 5,868.36 6,904.15 7,211.20 29.00% 17.65% 4.45%

Tỷ trọng Cho vay BĐS % 83.77% 82.86% 78.23% 69.66% -1.09% -5.59% -10.95%

Cho vay Ô tô, SXKD ….. tỷ VND 235.14 401.56 545.41 742.24 70.78% 35.82% 36.09%

Tỷ trọng cho vay khác % 4.33% 5.67% 6.18% 7.17% 30.95% 8.99% 16.02%

CHỈ TIÊU Đ/VỊ

NĂM TĂNG GIẢM SO VỚI KỲ TRƯỚC

(% )

phẩm bảo lãnh, L/C, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bao thanh toán,….

Trong phân khúc DNVVN, nếu doanh nghiệp đáp ứng điều kiện áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định của NHNN, sẽ được vay với mức lãi suất ngắn hạn vô cùng ưu đãi (hiện tại là 4,5%). Có thể nói đây là mức lãi suất thấp nhất thị trường đối với phân khúc khách hàng SME, vì vậy đây là sản phẩm cạnh trạnh và thu hút được sự quan tâm của nhiều DNVVN trên thị trường

Theo chất lượng nợ- nhóm nợ

Bảng 2.11: Chất lượng dư nợ bán lẻ VCB Sở Giao Dịch

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm Tăng giảm so với kỳ trước (%)

2017 2018 2019 2020 2017-

2018 2018-2019 2019-2020 Tổng dư nợ bán lẻ (TN+

SME) tỷ VNĐ 6,008.80 8,124.95 9,772.70 11,165.60 35.22% 20.28% 14.25%

Nợ nhóm 2 KHBL tỷ VND 75.02 49.88 48.66 50.28 -33.50% -2.45% 3.33%

Nợ xấu toàn CN tỷ VND 111.92 34.12 30.71 44.14 -69.51% -10.01% 43.75%

Tỷ lệ nợ xấu toàn CN % 0.55% 0.16% 0.13% 0.17%

- Bán buôn tỷ VND 83.72 - - -

- Nợ xấu Bán lẻ tỷ VND 28.21 34.12 30.71 44.14 20.97% -10.01% 43.75%

Tỷ lệ nợ xấu KHBL/Tổng dư

nợ toàn CN % 0.14% 0.16% 0.13% 0.17%

Tỷ lệ nợ xấu KHBL/Tổng dư

nợ KHBL % 0.47% 0.42% 0.31% 0.40%

- Nợ nhóm 3 tỷ VND 2.41 1.66 10.61 6.98 -31.14% 540.33% -34.24%

- Nợ nhóm 4 tỷ VND 6.46 3.89 1.71 2.36 -39.77% -56.19% 38.63%

- Nợ nhóm 5 tỷ VND 19.34 28.57 18.39 34.8 47.76% -35.63% 89.23%

- Trích lập DPRR(-)/Hoàn

nhập(+) tỷ VND -326.97 -8.7 -73.89 -92.9 -97.34% 749.59% 25.73%

Thu nợ ngoại bảng tỷ VND 174.65 85.22 139.52 66.67 -51.21% 63.73% -52.21%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Vietcombank - Chi nhánh Sở giao dịch)

Trong 4 năm qua, nợ quá hạn trong cho vay khách hàng bán lẻ của Chi nhánh luôn tồn tại và có sự biến động không đồng đều giữa các năm:

Năm 2017, nợ quá hạn là 186.94 tỷ đồng, chiếm 0.93% tổng dư nợ của toàn chi nhánh. trong đó 100% nợ nhóm 2 là của KHBL với con số là 75.02 tỷ đồng chiếm 0.37% tổng dư nợ chi nhánh. Nợ xấu của Chi nhánh là 111.92 tỷ đồng chiếm 0.55% tổng dư nợ chi nhánh trong đó Nợ xấu KBHL là 28.21 tỷ đồng chiếm 0.14%

tổng dư nợ toàn chi nhánh. Như vậy ta có thể thấy nợ xấu của Chi nhánh năm 2017 tập trung chủ yếu ở Khách hàng bán buôn tuy nhiên xét theo tỷ trọng dư nợ KHBB và KHBL trong tổng dư nợ thì tỷ lệ nợ xấu của KHBL lại chiếm tỷ lệ rất lớn. Tỷ lệ nợ xấu của KHBL so với tổng dư nợ KHBL là 0.52%, bao gồm nợ nhóm 3 là 2.41 tỷ đồng chiếm 0.04%, nợ nhóm 4 là 6.46 tỷ đồng chiếm 0.12%, nợ nhóm 5 là 19.34 tỷ đồng chiếm 0.36%.

Năm 2018, nợ quá hạn là 84.01 tỷ đồng, giảm 55.06% so với năm 2017 tuy nhiên nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2018 hoàn toàn là nợ quá hạn của KHBL, chiếu 0.4% tổng dư nợ toàn Chi nhánh, chiếm 1.19% tổng dư nợ KHBLtrong đó nợ nhóm 2 là 49.88 tỷ đồng chiếm 0.23%, nợ xấu là 34.12 tỷ đồng chiếm 0.48%

bao gồm nợ nhóm 3 là 1.66 tỷ đồng chiếm 0.02%, nợ nhóm 4 là 3.89 tỷ đồng chiếm 0.05%, nợ nhóm 5 là 28.57 tỷ đồng chiếm 0.4%.

Năm 2019, nợ quá hạn là 79.37 tỷ đồng – hoàn toàn là nợ quá hạn của KHBL, giảm nhẹ 5.52% so với năm 2018, chiếm 0.35% tổng dư nợ toàn chi nhánh và 0.9%

tổng dư nợ KHTN trong đó nợ nhóm 2 là 48.66 tỷ đồng chiếm 0.21%, nợ xấu là 30.71 tỷ đồng chiếm 0.35% bao gồm nợ nhóm 3 là 10.61 tỷ đồng chiếm 0.12%, nợ nhóm 4 là 1.71 tỷ đồng chiếm 0.02%, nợ nhóm 5 là 18.39 tỷ đồng chiếm 0.21%.

Năm 2020, dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai khiến cho tình hình nợ quá hạn có những biến động vô cùng phức tạp: nợ quá hạn tăng 18.97% so với năm 2019 với con số là 94.42 tỷ đồng – hoàn toàn là nợ quá hạn của KHBL, chiếm 0.35% tổng dư nợ của Chi nhánh và 0.91% tổng dư nợ KHBL trong đó nợ nhóm 2 là 50.28 tỷ đồng chiếm 0.19%, nợ xấu là 44.14 tỷ đồng tăng 43.75% so với năm 2019 chiếm 0.43% tổng dư nợ KHBL bao gồm nợ nhóm 3 là 6.98 tỷ đồng chiếm

0.07%, nợ nhóm 4 là 2.36 tỷ đồng chiếm 0.02%, nợ nhóm 5 là 34.80 tỷ đồng tăng mạnh 89.23% chiếm 0.21% tổng dư nợ KHBL

Nhìn vào những con số trên chúng ta có thể nhận thấy dư nợ quá hạn trong Cho vay Khách hàng bán lẻ tại chi nhánh đã phần nào được kiểm soát tốt hơn theo thời gian từ 3.44% trong năm 2017 giảm còn 0.91% trong năm 2020. Điều này cho thấy Chi nhánh phần nào đã có những bước đi đúng đắn trong công tác Kiểm soát và xử lý nợ xấu, nợ quá hạn trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên với tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh 100% đều nằm ở mảng Khách hàng bán lẻ, Chi nhánh cần kiểm soát tốt hơn nữa mảng thẩm định cho vay cũng như công tác thu hồi nợ quá hạn Khách hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)