Về hoạt động huy động vốn bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2.1. Về hoạt động huy động vốn bán lẻ

Về quy mô tăng trưởng

Các sản phẩm tiền gửi từ khách hàng bán lẻ hay còn gọi là các sản phẩm huy động vốn của Vietcombank Sở Giao Dịch bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tích lũy kiều hối. Với sản phẩm gửi tiết kiệm online thực hiện ngay trên Digibank khách hàng không cần phải đến quầy mà vẫn gửi và theo dõi các khoản tiết kiệm một cách chủ động.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ hoạt động bán lẻ Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 VCB

- Số dư cuối kỳ Tỷ

VNĐ 392,031 421,507 466,842 509,788

- Tốc độ tăng trưởng % 7.52% 10.76% 9.20%

VCB CN Sở Giao Dịch - Số dư cuối kỳ Tỷ

VNĐ 51,733.60 63,325.60 68,480.00 73,610.60

- Tốc độ tăng trưởng % 22.41% 8.14% 7.49%

Số dư bình quân Tỷ

VNĐ 49,974.40 58,945.60 66,144.80 70,176.00 Cơ cấu HĐV của Sở

Giao Dịch/ hệ thống VCB

% 13% 15% 15% 14%

Tỷ trọng HĐV bán lẻ/

Tổng HĐV % % 44% 41% 37%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB và Số liệu VCB Sở Giao Dịch) Có thể thấy huy động vốn bán lẻ của VCB cũng như VCB Sở Giao Dịch tăng trưởng liên tục qua các năm phù hợp với định hướng huy động vốn của toàn hệ thống.

Huy động vốn bán lẻ của VCB Sở Giao Dịch tăng từ 51,733.6 tỷ đồng năm 2017, lên đến 73,610 tỷ đồng năm 2020; tăng trưởng các năm 2018,2019,2020 lần lượt là 22.4%, 8.14% và 7.49%. Huy động vốn của VCB Sở Giao Dịch luôn duy trì ở mức

13-15% tổng huy động vốn của cả hệ thống VCB.

Hoạt động huy động vốn từ bán lẻ trong giai đoạn 2017-2020 đã liên tục tăng kể cả về số lượng và tốc độ tăng trưởng. Nếu như trong năm 2017 huy động vốn từ bán lẻ chỉ đạt 23,240 tỷ đồng thì đến năm 2020 lượng vốn huy động từ nguồn này đã tăng lên là 27,619 tỷ đồng (tăng 18.8%) chiếm 38% tổng vốn huy động. Tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn bán lẻ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh lại giảm: từ 45% xuống 38%, có thể một phần do diễn biến dịch Covid-19 tác động đến lượng tiền gửi các nhân và các DNVVN, trong bối cảnh lãi suất huy động giảm liên tục. Trong bối cảnh năm 2019- 2020 diễn biến dịch bệnh phức tạp ảnh hưởng đến lượng tiền gửi dân cư. Tuy đây là giai đoạn mà lãi suất huy động liên tục giảm trong các kì hạn nhưng lượng huy động vốn từ dân cư liên tục tăng vì trong nền tế khó khăn hiện nay thì gửi ngân hàng vẫn là một kênh huy động vốn tốt. Ngoài ra việc di chuyển địa điểm trụ sở chính cũng gây nên một chút khó khăn giai đoạn ban đầu, tuy nhiên huy động vốn từ bán lẻ vẫn tăng trưởng đều đặn ở mức cao hơn năm 2019, có thể thấy đây là một nỗ lực và kết quả rất đáng ghi nhận của chi nhánh cũng như mỗi cán bộ khách hàng.

Phân tích cơ cấu huy động vốn

Bảng 2.6 : Cơ cấu huy động vốn từ hoạt động bán lẻ của VCB SGD Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền

- VNĐ 77,3% 75,2% 76% 76,5%

- Ngoại tệ 22,7% 24,8% 24% 23,5%

Cơ cấu tiền gửi theo kì hạn

- Không kì hạn 27% 27% 21% 25%

- Có kỳ hạn 73% 73% 79% 75%

Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng

KH cá nhân 89,8% 89% 89,2% 89,5%

KH DNVVN 10,2% 11% 10,8% 10,5%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp ,Vietcombank - Chi nhánh Sở giao dịch)

Từ bảng 2.3 cho thấy, huy động vốn bán lẻ từ Việt Nam đồng chiếm ưu thế so với ngoại tệ. Trong năm 2017, tỷ lệ huy động bằng đồng ngoại tệ là 22,7%; năm 2018 là 24,8%; năm 2019 là 24%, năm 2020 là 23,5%. Tỷ lệ này giảm mạnh từ năm 2012 và 2013, lần lượt còn 14,3% và 10,5%. Cơ cấu huy động vốn VNĐ/ ngoại tệ ổn định do từ khi NHNN áp dụng lãi suất ngoại tệ bằng 0% thì lượng tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng 1/4 tổng huy động vốn.

Phân theo kì hạn, cơ cấu nguồn huy động vốn theo kì hạn của khu vực khách hàng bán lẻ có xu hướng 1/4 là không kỳ hạn còn lại là có kỳ hạn, sở dĩ khách hàng dân cư đa phần gửi tiết kiệm có kỳ hạn để được lãi suất cao, chỉ có các DNVVN hay duy trì lượng tiền ở tài khoản vãng lai để ký quỹ đảm bảo cho các nghĩa vụ nhưng số tiền không nhiều.

Phân theo đối tượng khách hàng thì có thể thấy huy động vốn bán lẻ đa phần từ khách hàng cá nhân (chiếm đến gần 90%) còn lại mới là từ khách hàng SME.

Giai đoạn 2017-2020, nguồn tiền gửi của khách hàng khách hàng DNVVN chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh và trung bình khoảng 4 %, tỷ lệ này so với tiềm năng còn quá thấp. Nguyên nhân của tiền gửi khách hàng DNVVN thấp là do các doanh nghiệp có thời gian quay vòng vốn nhanh, nguồn vốn ít và thường không duy trì tiền gửi nhiều trong tài khoản.

Phân tích về sản phẩm huy động vốn

Hiện nay, với nhu cầu gửi tiền ngày càng đa dạng của khách hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng luôn cố gắng đưa ra các sản phẩm huy động đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Hệ thống các sản phẩm ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên lãi suất huy động của khối các NHTM cổ phần nhà nước thấp so với mặt bằng chung của thị trường, do vậy đây là thách thức đối với chi nhánh cũng như các cán bộ làm công tác bán lẻ.

Bảng 2.7: Số lượng sản phẩm huy động tại một số NHTM Việt Nam hiện nay Đơn vị: Sản phẩm

Ngân Hàng

Khách hàng VCB MB Sacombank Techcombank ACB

Cá nhân 12 13 12 10 9

DN và Định chế TC 3 3 4 5 4

Tổng 17 16 16 15 13

Nguồn: Tổng hợp website các NHTM Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, sản phẩm huy động tại các ngân hàng thương mại hiện nay rất đa dạng và phong phú thay vì chỉ bán các sản phẩm huy động truyền thống như TGTK có kì hạn, TGTK không kì hạn, hàng loạt các sản phẩm được đưa ra và nó cũng phản ánh rõ đối tượng mà các ngân hàng hướng tới hiện nay là nhóm khách hàng cá nhân. Hiện tại Vietcombank có 17 sản phẩm huy động dành cho các nhóm khách hàng, MB bank và Sacombank có 16 sản phẩm huy động, Techcombank có 15 sản phẩm huy động, ACB có 13 sản phẩm huy động. Đại đa số là các sản phẩm dành cho nhóm khách cá nhân, điều này là hoàn toàn phù hợp do lượng vốn huy động mà các ngân hàng có được phần lớn đến từ khách hàng cá nhân trong khi nhu cầu của nhóm khách hàng này lại ngày càng đa dạng từ đó đòi hỏi các ngân hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng được các nhu cầu của họ, sản phẩm càng đa đạng càng thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên các sản phẩm huy động vốn cho KHDN lại còn khá hạn chế.”

Tại Vietcombank cũng như tại Vietcombank Chi nhánh Sở Giao Dịch đang triển khai một số các sản phẩm huy động vốn đối với khách hàng cá nhân như:

- Tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ - Tiết kiệm tự động

- Tích lũy kiều hối - Tiền gửi trực tuyến

Các sản phẩm huy động vốn với khách hàng SME:

- Dịch vụ tài khoản: Tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản

tiền gửi đặc biệt, chứng chỉ tiền gửi

- Thanh toán và quản lý tiền tệ: Quản lý khoản phải thu, quản lý khoản phải trả, quản lý thanh khoản, thẻ doanh nghiệp

- Trái phiếu doanh nghiệp

Các sản phẩm huy động vốn của VCB đã đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cá nhân và doanh nghiệp SME, tuy nhiên chưa có các sản phẩm đột biến, độc đáo so với các ngân hàng khác. Do vậy trong thời gian tới cần chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn cho đối tượng khách hàng này.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)