CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
ACB CN Hà Nội luôn không ngừng đổi mới, đưa ra rất nhiều gói tài khoản tiền gửi với nhiều ưu đãi, dễ tiếp cận, thích hợp với mọi yêu cầu của khách hàng, chính sách ưu đãi về lãi suất, phí, xây dựng dựa trên quy định về lãi suất và biểu phí hội sở đề ra, tiếp cận và thực hiện chăm sóc khách hàng…Do vậy luôn thể hiện sự tăng trưởng ổn định trong tình hình huy động vốn, cụ thể:
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại ACB – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019
- 2021 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Tiêu chí Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020
+/- % +/- %
Tổng nguồn vốn
huy động 1228,495 1614,211 2136,126 385,716 31,39 521,915 32,33 Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư 656,631 902,021 1174,655 245,39 37,37 272,634 30,22 Tiền gửi các
TCKT 571,864 712,19 961,471 140,326 24,54 249,281 35,01 Theo kỳ hạn
Kỳ hạn trên 12T
145,699 193,866 262,956 48,167 33,06 69,09 35,64 Kỳ hạn dưới
12T
525,673 726,072 917,039 200,399 38,12 190,967 26,3 Không kỳ hạn 557,123 694,272 956,131 137,149 24,62 261,859 37,72
(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội)
Tại ACB CN Hà Nội tăng trưởng huy động luôn đều qua các năm lần lượt từ năm 2019 tới 2021 là 1228,495 tỷ đồng, 1614,211 tỷ đồng và 2136,126 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2021 tăng 521,915 tỷ đồng (+32,33%) so với năm 2020. Năm 2020 tăng 385,716 tỷ đồng (+31,39%) so với năm 2019. Để đạt được điều này cả chi nhánh đã phải cùng nhau nỗ lực, hoàn thiện và bám sát theo chính sách, mục tiêu đã đề ra.
Huy động vốn nguồn dân cư: Năm 2020 là 902,021 tỷ đồng, tương đương tăng 245,39 tỷ đồng (+37,37%) so với năm 2019. Cuối năm 2021, tiền gửi dân cư tiếp tục tăng nhẹ đạt 1174,655 tỷ đồng, tương ứng tăng 272,634 tỷ đồng (+30,22%) so với 2020 nhưng tốc độ tăng chậm lại do lãi suất huy động thấp và nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư có xu hướng chảy vào các kênh có khả năng sinh lời cao hơn như chứng khoán.
Huy động vốn tổ chức kinh tế: Tiền gửi các TCKT có xu hướng tăng cao cả quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2020, tiền gửi các TCKT đạt 712,19 tỷ đồng, tương đương tăng 140,326 tỷ đồng (+24,54%) so với năm 2019. Tính đến cuối năm 2021, tiền gửi các TCKT là 961,471 tỷ đồng, tương đương tăng 249,281 tỷ đồng (+35,01%) so với năm 2020. Để đạt được kết quả huy động trên, chi nhánh đã tận dụng vị trí địa lý tốt, có biện pháp tích cực thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua chương trình ưu đãi dành cho khách hàng tiền gửi như quay vòng trúng thưởng dành cho khách hàng ưu tiên hay lâu năm khi gửi tiền tiết kiệm; Được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất thường khi lượng tiền gửi tiết kiệm lớn…Thêm nữa, tỷ trọng tiền gửi các TCKT tăng do dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hoạt động SXKD/dự án bị ngưng trệ, không thể triển khai dẫn đến hoạt động đầu tư chậm lại, tuy năm 2021 các HĐKD đã cho thấy những tín hiệu sáng trở lại, tuy nhiên vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn và còn rất nhiều khó khăn tiềm ẩn, nên các doanh nghiệp thận trọng trong việc mở rộng SXKD, có tâm lý tích lũy chờ thời cơ phục hồi, do đó tiền vẫn có xu hướng gửi tạm tại chi nhánh.
Tiền gửi không kỳ hạn: Chi nhánh ưu tiên huy động tiền gửi không kì hạn và kỳ hạn dưới 12T, tỷ trọng nguồn vốn huy động trên 12T chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn năm 2020 là 694,272 tỷ đồng, tương đương tăng 137,149 tỷ đồng (+24,62%) so với năm 2029. Năm 2021 tiền gửi không kỳ hạn tăng cả về tỷ trong lẫn quy mô lẫn là 956,131 tỷ đồng, tương đương tăng 261,859 tỷ đồng (+37,72%) so với năm 2021. Nguyên nhân dẫn đến việc tiền gửi không kỳ hạn tăng vọt năm 2021 là do ACB triển khai chương trình “ACB không phí” miễn phí giao dịch, miễn phí mở tài khoản số đẹp…
Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn trên 12T tăng đều lần lượt qua các năm 2019 - 2021 là 145,699 tỷ đồng, 193,866 tỷ đồng và 262,956 tỷ đồng. Tiền gửi kỳ hạn dưới 12T năm 2020 đạt 726,072 tỷ đồng, tương đương tăng 200,399 tỷ đồng (+38,12%). Năm 2021, đạt 917,039 tỷ đồng, tương đương tăng 190,967 tỷ đồng (+26,3%), mặc dù quy mô tăng nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong hoạt động kinh doanh, cho vay cá nhân và doanh nghiệp luôn được đặt ở vị trí trọng tâm và phòng kinh doanh cũng là phòng được ban lãnh đạo chú trọng,
tâm huyết nhất. Vì vậy, trong suốt thời gian hoạt động, ACB CN Hà Nội luôn chú trọng phát triển hoạt động cho vay của mình nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả từ hoạt động này.
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại ACB – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
So sánh 2020/2019
So sánh 2021/2020
+/- % +/- %
Phân loại theo kỳ hạn Dư nợ cho
vay ngắn hạn 860,642 1015,12 1358,006 154,478 17,95 324,886 33,78 Dư nợ cho
vay trung và dài hạn
359,843 394,091 559,339 34,248 9,52 165,248 41,93
Phân loại theo loại tiền
Dư nợ VND 1143,956 1355,088 1782,943 211,132 18,46 427,855 31,57 Dư nợ ngoại
tệ (quy đổi)
76,529 54,123 74,953 -22,406 -29,28 20,83 38,49 Tổng dư nợ 1220,485 1409,211 1857,896 188,726 15,46 448,685 31,84
(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội)
Năm 2019, tổng dư nợ cho vay chi nhánh là 1220,485 tỷ đồng, tương đương tăng 141,517 tỷ đồng (+13,12%) so với năm 2018. Giai đoạn năm 2020, tuy trong thời kỳ cao điểm của dịch Covid 19 nhưng tổng dư nợ cho vay vẫn khả quan, tăng trưởng dư nợ là 1409,211 tỷ đồng, tương đương tăng 188,726 tỷ đồng (+15,46%) so với năm 2019. Đặc biệt, năm 2021 khi hoạt động sản xuất kinh doanh-xã hội dần quay lại quỹ đạo, dư nợ đạt 1857,896 tỷ đồng, tương đương tăng 448,685 tỷ đồng (+31,84%), một con số đáng ghi nhận. Qua đó cho thấy các chính sách cho vay lãi suất ưu đãi mà chi nhánh đề ra đã thu hút được khách hàng, thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên mức tăng tại ACB CN Hà Nội vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng
tín dụng bình quân toàn hệ thống ngân hàng. Vậy chi nhánh cần tích cực gia tăng tín dụng, gia tăng nguồn thu để phát triển hơn.
Giai đoạn từ năm 2019 - 2021, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh. Và trong tổng dư nợ ba năm, tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2021 cao nhất chiếm 73,1%. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, ACB CN Hà Nội muốn chọn cho mình con đường bảo đảm, an toàn hơn cho nguồn vốn, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn. Mặc dù cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ nhưng chi nhánh xác định được lợi nhuận của khoản vay này thường cao hơn nên tỷ trọng cho vay trung dài hạn vẫn được duy trì ổn định ở một mức khả quan và có xu hướng tăng trưởng hơn nữa trong tương lai, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận thu về hướng tới mục tiêu mở rộng quy mô và gia tăng lợi nhuận.
Dư nợ cho vay theo loại tiền, trong tổng dư nợ cho vay, cho vay bằng VND luôn chiếm ưu thế hơn cho vay bằng ngoại tệ, chiếm khoảng 95%. Năm 2019, NHNN ban hành ra một số văn bản hướng dẫn và thông tư về việc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND hay quy định về các giới hạn bảo đảm an toàn vốn ngân hàng nên cho vay bằng nội tệ tăng đạt 1143,956 tỷ đồng, chiếm 95,86% tổng dư nợ, so với cho vay nội tệ thì cho vay ngoại tệ vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 2020, hàng loạt các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng do dịch Covid 19 dẫn đến tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ thấp chiếm 3,85%, thấp nhất trong các năm, tuy nhiên điều này đã được cải thiện khi năm 2021 cho vay ngoại tệ tăng trưởng đạt 74,953 tỷ đồng, chiếm 4,03% so với năm 2020, đây là một dấu hiệu tương đối khả quan trong việc cho vay bằng ngoại tệ.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Chênh lệch 2019/2020
Chênh lệch 2021/2020
+/- % +/- %
Tổng thu nhập hoạt động
129,013 157,191 194,888 28,178 21,84 37,697 23,98
Thu nhập
lãi thuần 98,326 120,401 149,493 22,075 22,45 29,092 23,91 Thu nhập
ngoài lãi 30,587 36,998 45,395 6,411 20,96 8,397 22,7 Chi phí
hoạt động 81,701 95,721 114,921 14,02 17,16 19,2 20,06 Lợi nhuận
trước thuế 47,312 61,47 79,967 14,158 29,9 18,497 30,09
(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội)
Thu nhập: Từ bảng 2.3 cho thấy, tổng thu nhập của ACB CN Hà Nội vẫn cải thiện đều qua các năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn (76%) vẫn là thu nhập từ lãi. Năm 2019, thu nhập đạt 129,013 tỷ đồng. Năm 2020, tổng thu nhập là 157,191 tỷ đồng, tăng trưởng 28,178 tỷ đồng (+21,84%) so với năm 2019. Năm 2021, tăng thêm 37,697 tỷ đồng (+23,98%) so với năm 2020. Cơ cấu thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập không chênh lệch quá nhiều trong ba năm. Do ảnh hưởng Covid 19, nền kinh tế gặp khó khăn, lãi suất chung giảm dẫn đến tốc độ tăng thu nhập hoạt động kinh doanh chi nhánh cũng bị ảnh hưởng. Nhưng bù lại lại là cơ hội tốt để chi nhánh tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ (internet banking, mobile banking…). Hiện nay, ACB CN Hà Nội đang có định hướng tập trung đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mục đích hướng tới mở rộng nguồn thu từ nhiều nguồn.
Chi phí: Chi phí hoạt động có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2019, chi phí là 81,701 tỷ đồng, chiếm 63,33% trên doanh thu. Năm 2020, chi phí là 95,721 tỷ đồng, tăng 14,02 tỷ đồng (+17,16%) chiếm 60,89% doanh thu so với năm 2019. Năm 2021, chi phí là 114,921 tỷ đồng, tăng 19,2 tỷ đồng (+20,26%) chiếm 58,97% so với năm 2020. Chi phí dịch vụ tăng cao năm 2021. Nguyên nhân do chi nhánh đầu tư vào quảng cáo các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ khách hàng tiếp cận được vốn vay chi nhánh, phục hồi kinh doanh, tạo tiền để phát triển sau này cũng như hình ảnh thương hiệu.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, thúc đẩy chăm sóc khách hàng và bán hàng tập
trung ở mảng bán bảo hiểm và thẻ nhằm tăng doanh thu phí dịch vụ. Thứ hai là do trích lập dự phòng tăng, chi nhánh cần cẩn trọng trong khâu quản trị nợ xấu và quản lý rủi ro. Nhìn chung tỷ trọng của chi phí trên thu nhập chi nhánh vẫn khá cao, do vậy chi nhánh cần có biện pháp cụ thể hơn để quản lý chi phí hiệu quả hơn nhằm gia tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận: Trong giai đoạn 2019 - 2021 lợi nhuận tại ACB CN Hà Nội không quá cao nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng ổn định qua các năm. Năm 2019, lợi nhuận đạt 47,312 tỷ đồng, chiếm 36,67% thu nhập. Năm 2020, lợi nhuận là 61,47 tỷ đồng, tương đương tăng 14,158 tỷ đồng (+29,9%) so với năm 2019, chiếm 39,11% thu nhập.
Năm 2021, lợi nhuận tăng lên 79,967 tỷ đồng, tăng 18,497 tỷ đồng (+30,09%) so với năm 2020, chiếm 41,03% thu nhập. Đây là kết quả của việc tập trung đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trong khu vực, chính sách kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng, chiến lược ban lãnh đạo đề ra...Lợi nhuận tại chi nhánh tăng trưởng mạnh hơn so với thu nhập, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp khi so sánh với thu nhập và chi phí. Điều này là thách thức cho chi nhánh khi phải tìm cách tăng trưởng lợi nhuận trong điều kiện nền kinh tế được dự đoán khá khó khăn và thách thức trong vài năm tới.