Thực trạng phát triển cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 51 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2. Thực trạng phát triển cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu -

2.2.4. Thực trạng phát triển cho vay DNNVV tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội

2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng quy mô cho vay DNNVV a. Số lượng khách hàng DNNVV

Bảng 2.4. Số lượng khách hàng DNNVV

(Đơn vị: Doanh nghiệp nhỏ và vừa)

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020 +/- % +/- %

Số DNNVV 147 165 191 18 12,24 26 15,7

6

Tổng số DN 152 169 197 17 11,18 28 16,5

7 Tỷ trọng (%) 96,71 97,63 96,95

(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội) Tỷ trọng DNNVV vay vốn trong tổng số KHDN vay vốn chi nhánh chiếm khoảng hơn 90% và có xu hướng tăng trưởng đều qua từng năm. Năm 2019, số lượng DNNVV đạt 147 doanh nghiệp, chiếm 96,71% tổng KHDN của chi nhánh. Năm 2020, theo số liệu thống kê của dangkykinhdoanh.gov.vn, số lượng DNNVV rút lui khỏi thị trường tăng 14% so với năm 2019 và hơn 54.000 doanh nghiệp chờ giải thể và giải thể, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của DNNVV. Trong hoàn cảnh đó, số lượng DNNVV vẫn tăng trưởng nhẹ 12,24%, tương đương tăng 18 doanh nghiệp so với năm 2019. Kết quả đạt được do ACB CN Hà Nội phát triển khách hàng sẵn có và khai thác khách hàng tiềm năng thông qua hoạt động roadshow, marketing…Cuối năm 2021, nền kinh tế đã dần trở nên ổn định hơn, số DNNVV đạt 191 doanh nghiệp, tương đương tăng 15,76% so với năm 2020, ứng với lượng tăng 26 doanh nghiệp. DNNVV tăng làm tổng số khách hàng cũng tăng lên. Có thể thấy chính sách định hướng, tìm kiếm và thu hút khách hàng khá hiệu quả. Để phục vụ tốt nhất khách hàng mới cũng như khách hàng hiện hữu để phát triển cho vay thì ACB CN Hà Nội cần không ngừng điều chỉnh chính sách, phát triển thêm sản phẩm để đáp

ứng nhu cầu đa dạng hóa của khách hàng, phù hợp với môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt và nền kinh tế hiện nay.

b. Doanh số và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNVVV Bảng 2.5. Doanh số cho vay DNNVV

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020

+/- % +/- %

Doanh số cho

vay DNNVV 553,549 650,650 890,553 97,101 17,54 239,903 36,87 Tổng doanh

số cho vay 1222,658 1411,802 1885,167 189,144 15,5 473,365 33,53 Tỷ trọng

doanh số cho vay

DNNVV/Tổng doanh số cho vay (%)

45,27 46,09 47,24

(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội) Tổng doanh số cho vay qua các năm từ 2019 - 2021 lần lượt là 1222,658 tỷ đồng, 1411,802 tỷ đồng và 1885,167 tỷ đồng, có thể nói đây là mức tăng trưởng khá cao. Năm 2020, tương đương tăng 189,144 tỷ đồng (+15,5%) so với năm 2019. Năm 2021, tăng thêm 473,365 tỷ đồng (+33,53%) so với năm 2020. DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay. Chi nhánh luôn củng cố, giữ quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với đối tác cũ là các doanh nghiệp lớn đồng thời mở rộng quan hệ cho vay với DNNVV mới. Cụ thể:

Năm 2019, doanh số cho vay DNNVV đạt 553,549, tăng 54,563 tỷ đồng (+10,93%) so với năm 2018. Đến 2020, doanh số cho vay chi nhánh là 650,650 tỷ đồng, tương ứng tăng 97,101 tỷ đồng (+17,54%) so với năm 2019, nhưng mức tăng này vẫn còn khá thấp. Một phần đến từ sự ra đi của một số DNNVV hiện hữu và khi DNNVV tất toán khoản vay trung dài hạn. Năm 2021, doanh số cho vay DNNVV

tăng lên ở mức 890,553 tỷ đồng, tương đương tăng 239,903 tỷ đồng (+36,87%) so với năm 2020. Do chi nhánh tăng cường vốn giúp đỡ các DNNVV gặp khó khăn trong SXKD và tiêu thụ hàng hóa vượt qua Covid 19.

Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV trên tổng doanh số cho vay doanh nghiệp tăng đều trong giai đoạn từ 2019 - 2021, lần lượt là 45,27%, 46,09% và 47,24%.

Nguyên nhân tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV cao là do chi đi theo chính sách đề ra hướng tới mục tiêu là khách hàng DNNVV.

c. Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV

Bảng 2.6. Dư nợ cho vay DNNVV

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020

+/- % +/- %

Dư nợ

DNNVV 553,549 650,650 890,553 97,101 17,54 239,903 36,87 Tổng

dư nợ 1220,485 1409,211 1857,896 188,726 15,46% 448,685 31,84 Tỷ

trọng

45,35% 46,17% 47,93%

(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội) Biểu đồ 2.1. Dư nợ cho vay DNNVV tại ACB Chi nhánh Hà Nội

1220.485

1409.211

1857.896

553.549 650.65

890.553 45.35

46.17

47.93

44 44.5 45 45.5 46 46.5 47 47.5 48 48.5

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

2019 2020 2021

Tổng dư nợ (Tỷ đồng) Dư nợ cho vay KHDNNVV (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Năm 2019, dư nợ cho vay DNNVV đạt 553,549 tỷ đồng, chiếm 45,35 % dư nợ toàn chi nhánh. Năm 2020, dư nợ cho vay tăng nhẹ đạt 650,650 tỷ đồng, tương đương tăng 97,101 tỷ đồng (+17,54%) so với năm 2019, chiếm 46,17% dư nợ toàn chi nhánh. Do ảnh hưởng bởi Covid-19, làm giảm sự đi lại của người dân, nhiều khu vực bị phong tỏa, giãn cách xã hội, mức tiêu thụ hàng hóa cũng ít đi, hoạt động SXKD của doanh nghiệp bị gián đoạn và ngưng trệ, thậm chí còn phải tạm dừng hoạt động…Nhu cầu vay vốn để SXKD của DNNVV cũng giảm, các DNNVV phải tìm giải pháp để tồn tại và giữ ổn định. Trong giai đoạn đó, ACB CN Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp cho vay, hỗ trợ để doanh nghiệp có vốn duy trì SXKD với lãi suất ưu đãi. Đến cuối năm 2021, hoạt động dần đi vào quỹ đạo, các DNNVV cần vốn để phục hồi sau Covid 19, đã kéo theo dư nợ cho vay DNNVV chi nhánh tăng là 890,553 tỷ đồng, tương đương tăng 239,903 tỷ đồng (+36,87%), chiếm 47,93% so với năm 2020.

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ tăng trưởng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Tỷ lệ tăng trưởng

(%) Dư nợ DNNVV 553,549 100 650,650 100 17,54 890,553 100 36,87 Theo ngành nghề hoạt động

Nông, lâm, ngư

nghiệp 13,34 2,41 6,57 1,01 -50,74 8,73 0,98 32,87 Thương mại, dịch

vụ 158,049 28,55 195,52 30,05 23,71 282,753 31,75 44,62 Ngành công

nghiệp chế biến 144,92 26,18 177,5 27,28 22,48 249,44 28,01 40,53 Xây dựng, bất

động sản 136,28 24,62 147,7 22,70 8,38 191,91 21,55 29,93 Ngành nghề khác 100,96 18,24 123,36 18,96 22,19 157,72 17,71 27,85 Theo thời hạn cho vay

Ngắn hạn 447,486 80,84 534,379 82,13 19,42 732,491 82,25 37,07 Trung hạn 50,263 9,08 59,014 9,07 17,41 81,04 9,10 37,32

Dài hạn 55,8 10,08 57,257 8,8 2,61 77,032 8,65 34,54 (Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội) Theo lĩnh vực kinh doanh:

Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực được chi nhánh ưu tiên hàng đầu. Nhóm này có sự tăng đều về cả mặt giá trị và tỷ trọng qua các năm, tỷ trọng từ năm 2019 - 2021 lần lượt là 28,55%, 30,05% và 31,75%. Do các DNNVV hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phổ biến nhất, ít rủi ro, tăng trưởng ổn định, chu trình luân chuyển vốn nhanh và ngành này cũng ngày một phát triển do sự phù hợp, năng động để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Năm 2020, dư nợ cho vay lĩnh vực thương mại, dịch vụ là 195,52 tỷ đồng, tương đương tăng 37,471 tỷ đồng (+23,71%) so với năm 2019. Cuối năm 2021, đạt 282,753 tỷ đồng, tương đương tăng 87,233 tỷ đồng (+44,62%) so với năm 2020.

Công nghiệp thúc đẩy phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, quyết định đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2020, dư nợ ngành công nghiệp là 177,5 tỷ đồng, tương đương tăng 32,58 tỷ đồng (+22,48%) so với năm 2019. Năm 2021, đạt 249,44 tỷ đồng, tương đương tăng 104,52 tỷ đồng (+40,53%) so với năm 2020. Do chi nhánh ưu tiên cho vay các dự án đầu tư công nghiệp sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chí thân thiện và bảo vệ môi trường; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNNVV đổi mới thiết bị, cải tiến công nghệ, giảm giá thành để hướng tới mở rộng SXKD…

Xây dựng, bất động sản: Giá trị cho vay tuy tăng nhưng tỷ trọng cho vay có xu hướng giảm điều này là hợp lý vì cho vay ngành này thường có thời hạn dài, tốc độ thu hồi vốn kinh doanh chậm dẫn đến rủi ro cho vay lĩnh vực này ở mức cao nhất, chi nhánh tiết chế cho vay. Nên năm 2019, cho vay BĐS chiếm 24,62% tỷ trọng dư nợ. Đến năm 2020, giảm xuống còn 22,70% và đến năm 2021 chỉ chiếm 21,55%.

Năm 2020, đạt 147,7 tỷ đồng tương đương tăng 11,42 tỷ đồng (+8,38%) so với năm 2019. Năm 2021, đạt 191,91 tỷ đồng, tăng 44,21 tỷ đồng (+29,93%) so với năm 2020.

Nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ chỉ khoảng 2-3%/năm cộng thêm việc tỷ trọng này đang giảm qua các năm chứng tỏ chi nhánh không đánh giá cao việc cho vay đối với ngành kinh tế này. Nổi bật trong năm 2020, cho vay ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ đạt 6,57 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,77 tỷ (-50,74%)

so với năm 2019. Điều này hợp lý vì chi nhánh nằm ở trung tâm Hà Nội, nơi mà các DNNVV đa số hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, đồng thời cũng là ngành nghề mà chi nhánh hướng tới.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, một phần do ảnh hưởng của nền kinh tế một phần do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhiều ngành nghề như du lịch, khách sạn, chế biến…bị ảnh hưởng có thể nói là nghiêm trọng nhất, ngược lại một số ngành lại phát triển như thông tin và truyền thông, y tế…dựa vào những xu hướng này, chi nhánh đề ra các chiến lược cho vay thích hợp để mở rộng ngành nghề đầu tư, thu hút hiệu quả và giảm rủi ro.

Biểu đồ 2.2. Cho vay DNNVV theo thời hạn

Cho vay ngắn hạn: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn DNNVV thường sẽ duy trì ở khoảng 80% tổng dư nợ. Khoản cho vay chủ yếu là những khoản vay có tốc độ quay vòng nhanh, theo chu kỳ SXKD, để bổ sung VLĐ như mua nguyên/nhiên vật liệu, bán thành phẩm, hàng hóa…Các sản phẩm cho vay ngắn hạn thường thiết kế để phù hợp với đặc điểm của DNNVV. Việc cho vay ngắn hạn cũng giúp chi nhánh thuận lợi theo dõi, giám sát khoản vay cũng như hành vi dùng vốn của khách hàng, theo sát để bảo đảm khả năng DNNVV trả nợ gốc và lãi, giảm xuống mức thấp nhất rủi ro cho chi nhánh. Đây là hướng đi hiệu quả và an toàn của chi nhánh. Năm 2019, DNNVV có xu hướng lựa chọn gói vay có thời hạn ngắn và lãi suất thấp nhằm hạn chế rủi ro. Đến năm 2020, tổng dư nợ ngắn hạn ghi nhận đạt 534,379 tỷ đồng, tương đương tăng 86,893 tỷ đồng (+19,42%) so với năm 2019 và chiếm 82,13% trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay. Dưới tác động của Covid 19, các gói vay tiêu dùng, đầu tư kinh doanh ngắn hạn với lãi suất hỗ trợ được ACB CN Hà Nội đưa ra vẫn là sản phẩm

80.84 82.13 82.25

9.08 9.07 9.1

10.08 8.8 8.65

N Ă M 2 0 1 9 N Ă M 2 0 2 0 N Ă M 2 0 2 1

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

được DNNVV lựa chọn. Đến năm 2021, dư nợ cho vay ngắn hạn đáng ghi nhận khi đạt 732,491 tỷ đồng, tăng 198,112 tỷ đồng (+37,07%) so với năm 2020, chiếm 82,25% trong tổng dư nợ cho vay.

Cho vay trung và dài hạn: Chủ yếu giúp DNNVV có vốn để mua sắm TSCĐ, mở rộng quy mô, nhà xưởng…Trong năm 2018 - 2019, đầy rẫy khó khăn cùng những rủi ro tiềm tàng trong thị trường bất động sản nên tỷ trọng DNNVV vay nguồn trung dài hạn không cao, trung hạn đạt 50,263 tỷ đồng, dài hạn là 55,8 tỷ đồng, chiếm 19,16% trong tổng dư nợ cho vay DNNVV. Điều này phản ánh, với nhu cầu trên thị trường các gói vay trung hạn không phải là sản phẩm đạt được hiệu quả cao. Sang đến năm 2020, nguồn vốn trung và dài hạn không thể đáp ứng được nhu cầu, mang lại rất nhiều rủi ro cho chi nhánh nên tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ cụ thể nguồn vốn trung và dài hạn lần lượt là 59,014 tỷ đồng và 57,257 tỷ đồng. Đến năm 2021, chi nhánh đề ra chính sách lãi suất vay vốn ưu đãi để kích thích DNNVV vay vốn trung dài hạn để đầu tư nên tỷ lệ này có dấu hiệu tăng nhẹ lần lượt là 21,866 tỷ đồng và 19,775 tỷ đồng, tăng 37,02% và 34,54% so với năm 2020. Nhìn chung, cho vay trung dài hạn tuy rủi ro cao hơn nhưng bù lại sẽ đem lại cho chi nhánh giá trị lợi nhuận lớn hơn, do vậy ACB CN Hà Nội luôn duy trì hình thức cho vay này ở mức tương đối phù hợp.

2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay DNNVV a. Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV có tài sản bảo đảm

Bảng 2.8. Cơ cấu dư nợ cho vay theo TSBĐ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

+/- % +/- % +/- %

TSBĐ là BĐS 508,324 91,83 607,512 93,36 821,09 92,20 TSBĐ khác 39,136 7,07 39,104 6,01 63,141 7,09 Dư nợ không có

TSBĐ 6,089 1,1 4,034 0,62 6,322 0,71

Tổng dư nợ 553,549 100 650,650 100 890,553 100 (Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội)

Dư nợ không có TSBĐ chỉ chiếm khoảng 1% và dư nợ cho vay có TSBĐ là BĐS thường chiếm tỷ trọng lớn. Hiện ACB CN Hà Nội chỉ cho vay thế chấp DNNVV có dòng tiền tại chi nhánh. Một phần do TSBĐ là BĐS có giá trị lớn, ổn định, dễ kiểm tra giám sát. Một phần cũng là vì đặc điểm hạn chế của DNNVV. Trong trường hợp nợ quá hạn, nợ khó đòi xảy ra tại các DNNVV nếu không có TSBĐ thì không có khả năng thu hồi. Chi nhánh chỉ cho vay tín chấp những khách hàng hiện hữu lâu năm, có tình hình hoạt động ổn định, thêm nữa vay tín chấp lãi suất khá cao, giá trị khoản vay không được nhiều, cho nên tỷ lệ này luôn thấp.

Từ năm 2019 - 2021 tỷ lệ cho vay có TSBĐ lần lượt là 98,9%, 99,38% và 99,29%, trong khi đó cho vay không có TSBĐ lần lượt là 1,1%, 0,62% và 0,71%. Do hầu hết khi vay, DNNVV thường chọn nhà, đất, nhà xưởng để làm tiền đề cho khoản vay của mình và chi nhánh đang thiết lập cơ cấu vốn cho vay an toàn khi gần như không phát triển cho vay tín chấp. Năm 2021, chi nhánh triển khai chương trình mua xe thế chấp bằng chính xe mua với lãi suất ưu đãi, điều này thu hút được DNNVV quan tâm. Tuy nhiên TSBĐ là BĐS cũng tiềm tàng rủi ro, nên chi nhánh cần thẩm định kỹ trước khi quyết định cho vay.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Bảng 2.9. Cơ cấu nhóm nợ

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%) Dư nợ cho vay

DNNVV 553,549 100 650,650 100 890,553 100

Nợ nhóm 1 549,840 99,33 645,9 99,27 877,462 98,53 Nợ nhóm 2 1,162 0,21 1,172 0,18 6,234 0,7 Nợ nhóm 3 0,332 0,06 0,325 0,05 1,514 0,17

Nợ nhóm 4 0,554 0,1 0,911 0,14 1,781 0,2

Nợ nhóm 5 1,661 0,3 2,342 0,36 3,562 0,4

Nợ quá hạn và tỷ lệ

nợ quá hạn 3,709 0,67 4,75 0,73 13,091 1,47

Nợ xấu và tỷ lệ nợ

xấu 2,546 0,46 3.578 0,55 6,857 0,77

(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội) Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu qua ba năm vẫn duy trì được ở mức an toàn (tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% và tỷ lệ nợ xấu dưới 1%). Điều này cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn đạt hiệu quả.

Nợ quá hạn: Có xu hướng đang ngày một tăng lên, năm 2019 nợ quá hạn là 3,709 tỷ đồng, chiếm 0,67% tổng dư nợ. Năm 2020, tiếp tục tăng lên 0,73% tương đương số tiền là 4,75 tỷ đồng. Năm 2021, dư nợ tín dụng mở rộng kéo theo cả tỷ lệ nợ quá hạn tăng 1,47% tương đương 13,091 tỷ đồng. Nguyên nhân, tỷ lệ nợ quá hạn tăng một phần do ảnh hưởng của Covid 19 dẫn đến việc trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng, một phần do chính sách của chi nhánh. Đứng trước điều kiện khó khăn này, cùng với việc mở rộng vòng dư nợ cho vay cần đi đôi cùng giám sát chặt chẽ sau cho vay, liên tục đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn để hạn chế một cách tối ưu rủi ro có thể xảy ra. Dù hiện nay tỷ lệ này ở mức khá thấp, nhưng NV QHKH không được chủ quan, nếu chỉ tiêu này cứ tăng qua các năm, lâu dần sẽ vượt qua ngưỡng an toàn trở thành nguy cơ lớn đối với chi nhánh.

Nợ xấu: Năm 2019, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,46% trong tổng dư nợ tương đương 2,546 tỷ đồng, tỷ lệ này đã giảm nhẹ so với năm 2018. Song đến năm 2020, dịch Covid 19 làm tỷ lệ này tăng lên cao là 0,55% tương đương tăng 3,578 tỷ đồng. Năm 2021, ACB CN Hà Nội không thể xử lý khoản nợ xấu một cách hiệu quả tối ưu như những khoản nợ xấu được xử lý những năm trước, tỷ lệ nợ xấu là 0,77% tương đương

2.546 3.578

6.857

3.709 4.75

13.091

0.46% 0.55%

0.77%

0.67% 0.73%

1.47%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nợ xấu Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn

6,857 tỷ đồng. Nợ xấu mới ngày một phát sinh nhanh, trong khi nợ xấu cũ ngày càng khó xử lý. Do liên tục bị gián đoạn trong cao điểm của dịch, kéo theo sự ảm đạm của thị trường mua bán tài sản bảo đảm. Nợ xấu mặc dù tăng tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát.

Xét theo nhóm nợ, từ năm 2018 – 2019 sự thay đổi của các nhóm nợ có sự biến động nhẹ, tuy nhiên sang đến năm 2020 - 2021, nợ nhóm 4 và 5 đột nhiên tăng mạnh, việc gia tăng này là thực trạng chung của hệ thống NHTM chứ không riêng gì chi nhánh. Lý giải của vấn đề trên là nhiều DNNVV hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực, khách sạn…Khi tình hình dịch bệnh khó kiểm soát, dãn cách xã hội nhiều hàng quán, cơ sở kinh doanh thiết yếu, khách sạn phải đóng cửa trong một thời gian khá dài, các địa điểm du lịch thì không có khách đến…khiến các DNNVV trong các lĩnh vực này phải điêu đứng, không thể tạo ra nguồn thu, tiến hành trả nợ vay đúng hạn cho chi nhánh được. Việc để nhóm nợ xấu tăng là thiếu sót của chi nhánh trong kiểm soát và xử lý thực hiện thu hồi nợ. Công tác quản trị khoản vay đang gặp vấn đề. Một phần do quá trình thẩm định còn chưa kỹ càng, một phần do NV QHKH và NV Hỗ trợ tín dụng giám sát sau giải ngân chưa chặt chẽ và theo sát. Nhận thức được việc khi nợ xấu ngày một tăng sẽ dẫn tới chất lượng tín dụng giảm, kéo theo lợi nhuận kinh doanh đi xuống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động toàn chi nhánh. Thì hiện nay, chi nhánh đặt mục tiêu rõ ràng là kiểm soát tốt nợ xấu của mình, thông qua tăng cường triển khai biện pháp xử lý nợ xấu như trích lập dự phòng rủi ro từng năm, thường xuyên đánh giá phân loại nợ, giãn thời hạn nợ, thu hồi nợ bằng phát mại TSBĐ. Ngoài ra, chú trọng kiểm soát quy trình cho vay chặt chẽ để tránh phát sinh thêm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

c. Tỷ lệ dự phòng rủi ro đối với DNNVV

Bảng 2.10. Dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNNVV

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tổng dự phòng trích lập 8,985 11,265 16,786 Dư nợ tín dụng DNNVV 553,549 650,650 890,553 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 1,62% 1,73% 1,88%

(Nguồn BCTC ACB CN Hà Nội)

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)